Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán 6

- Hoạt động khởi động: Giúp HS huy động vốn kiến thức của bản thân để làm quen, nhận biết, có “ý niệm” về các dấu hiệu hoặc các kĩ năng cần nắm vững trong bài học mới.

- Hoạt động hình thành kiến thức: thông qua trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện, HS hình thành kiến thức và kĩ năng mới với sự giúp đỡ thích hợp của GV.

- Hoạt động luyện tập: HS thực hành nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học. Phần này thường có các câu hỏi và bài tập, có thể kết hợp cả yêu cầu lí thuyết và thực hành.

- Hoạt động vận dụng: Khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm hỗ trợ HS học tập từ gia đình và cộng đồng.

- Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua việc thu thập thêm thông tin liên quan đến bài học từ các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng) hoặc tiến hành thực hành luyện tập nhằm phát triển kiến thức kĩ năng đã có.

Theo đặc thù bộ môn, dạng bài học Luyện tập, Luyện tập chung hoặc Ôn tập giúp HS luyện tập củng cố, vận dụng các kĩ năng thực hành giải quyết vấn đề. Với các dạng bài này chỉ kết cấu thành 2 phần: Hoạt động luyện tập và Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

 

doc123 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm tương ứng cho từng mạch nội dung kiến thức cần KT.
+ Xác định tổng số điểm cho từng hình thức câu hỏi: Nếu kết hợp cả hai hình thức TNKQ và tự luận trong cùng một đề KT thì cần xác định tỉ lệ về tổng số điểm giữa chúng sao cho thích hợp. Theo đặc thù môn Toán, ngoài việc cần đảm bảo nguyên tắc KT được toàn diện và tổng hợp kiến thức đã học, cũng rất cần chú trọng việc ĐG và điều chỉnh quá trình tìm tòi, tư duy của HS.
+ Xác định tổng số điểm cho từng hình thức nhận thức: Cần xác định tỉ lệ điểm giữa ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng sao cho mức độ nhận thức trung bình (nhận biết, thông hiểu) chiếm phần lớn.
+ Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận: Cần căn cứ vào các tổng số điểm đã xác định ở trên mà định số câu hỏi tương ứng.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC TRONG HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN 6 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
- Về phương tiện và thiết bị dạy học
Một trong các ý tưởng chủ đạo của mô hình Trường học mới là tổ chức cho HS tự học có hướng dẫn. Vì vậy, khác với SGK truyền thống, tài liệu học tập của HS được thiết kế dưới dạng tài liệu hướng dẫn tự học với tên gọi “Hướng dẫn học Toán 6". Để hỗ trợ HS tự học thì trong nhiều trường hợp, việc sử dụng một cách hợp lí các phương tiện, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng.
Dưới đây chúng tôi xin đề cập một số vấn đề về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán trong mô hình Trường học mới.
Về phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán
Phương tiện, thiết bị dạy học (hay còn gọi là đồ dùng dạy học) là các phương tiện vật chất, sự vật, hiện tượng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học hỗ trợ GV, HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy học.
Phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán có thể được xem như công cụ nhằm biểu thị một cách trực quan đối tượng toán học và những dấu hiệu bản chất của đối tượng toán học, đồng thời giúp HS thể hiện, giải thích những suy nghĩ “trong đầu” về các đối tượng toán học trừu tượng. Có thể kể đến một số loại phương tiện, thiết bị thông dụng trong dạy học môn Toán như: vật thật hoặc hình ảnh (tranh vẽ, ảnh chụp,) của vật thật; vật tượng trưng, mô hình, sơ đồ, biểu bảng; bảng phụ đã viết sẵn nội dung dạy học toán; các dụng cụ đo lường; các hình minh hoạ trong SGK có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung bài học .
Phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán giúp: Biểu thị đối tượng toán học cụ thể; biểu thị khái niệm, quan hệ, tính chất toán học; hỗ trợ HS trong quá trình tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Chẳng hạn: HS quan sát bên cạnh các số tự nhiên, người ta còn dùng các số với dấu "-" đứng trước, từ đó giúp HS dễ tri giác về các số nguyên âm.
Hoặc HS quan sát các hình vẽ như: dấu chấm nhỏ của đầu bút (chì) trên trang giấy, hạt cát trên mặt bàn... sẽ giúp hình thành biểu tượng chính xác về khái niệm “điểm” trong hình học.
Lúc này hình minh hoạ còn có tác dụng “trực quan hoá” một đối tượng, một quan hệ toán học, định hướng tư duy, hỗ trợ HS suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán cần lưu ý một số yêu cầu:
Coi trọng việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học để hỗ trợ quá trình nhận thức trực quan, cảm tính của HS nhưng phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, thực sự có hiệu quả, tránh hình thức, tránh lạm dụng.
HS phải thực sự được thực hành trên các phương tiện, thiết bị dạy học, tự mình thao tác trên bộ đồ dùng học tập cá nhân. GV không nên lạm dụng việc thuyết giảng và làm mẫu trên bộ đồ dùng dạy học của GV, biến HS thành những “quan sát viên” bất đắc dĩ.
Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, nhưng tránh hình thức, đồng thời cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan thao tác được (những phương tiện có thể trực tiếp cầm, nắm, sắp xếp, dịch chuyển).
Khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán trong mô hình Trường học mới
Nhận rõ vai trò quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học trong tổ chức hoạt động tự học của HS, kế thừa kinh nghiệm triển khai Chương trình và SGK THCS hiện hành, GV dạy Toán lớp 6 mô hình Trường học mới cần chú ý khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, trước hết là các phương tiện, thiết bị dạy học chủ chốt đã được cung cấp trong “Bộ đồ dùng học tập của HS” và “Bộ đồ dùng biểu diễn của GV” (đã nêu trong “Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Toán” của Bộ GD&ĐT). Ngoài ra, GV, HS và cha mẹ HS có thể tự làm các đồ dùng dạy học bằng các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương.
Theo mô hình Trường học mới, để hỗ trợ tích cực các hoạt động tự học hiệu quả của HS, trong mỗi lớp học thường bố trí góc thư viện và góc học tập. Góc thư viện
với nhiều tài liệu tham khảo cũng chính là nguồn bổ sung phương tiện và đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, góc thư viện thường lưu giữ các phương tiện, đồ dùng dạy học "tĩnh", có thể được sử dụng trong nhiều bài học, nhiều tiết học với các môn học khác nhau.
Góc học tập môn Toán thường có phương tiện, mô hình học tập và những đồ dùng, vật liệu giúp HS thao tác, sử dụng phục vụ cho việc học của từng bài học, từng tiết học (như các mô hình hình học với kích thước thích hợp dùng cho hoạt động nhóm, các mô hình dùng để thực hành đo đạc, tính toán, các sơ đồ, bảng biểu...). Phương tiện, đồ dùng trong góc học tập không chỉ đơn thuần là những phương tiện, thiết bị được cấp phát theo danh mục của Bộ GD&ĐT, mà phần lớn là những đồ dùng tự làm của HS, của GV hoặc của cha mẹ HS. Do là những đồ dùng tự làm nên số lượng đủ dùng cho tất cả mọi HS trong lớp, phong phú, đa dạng về chất liệu, thể loại, gần gũi với đời sống thực tế của HS và là sản phẩm của chính mình nên được các em HS giữ gìn, bảo quản.
Căn cứ quy trình 5 bước của việc dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động; căn cứ quy trình tổ chức tự học cho HS, cùng những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tổ chức hoạt động tự học của HS trong dạy học môn Toán ở mô hình Trường học mới cần được tổ chức theo một số bước khái quát như sau:
Bước 1: Thành viên Ban Học tập hoặc nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm.
Mục đích của bước này là HS nhận biết mục tiêu, nhiệm vụ học tập, chọn lựa phương tiện, thiết bị dạy học chứa đựng thông tin về nội dung toán cần học.
Nhiệm vụ học tập, nhận thức thường là những yêu cầu (hoặc nêu dưới dạng câu hỏi) đòi hỏi HS phải quan sát, phân tích, so sánh rồi nêu lên những nhận xét của mình (có thể thông qua phiếu học tập được chuẩn bị sẵn). GV cần trợ giúp một cách hợp lí cho HS tri giác các dấu hiệu bản chất, các đặc điểm đặc trưng của tri thức toán (như khái niệm, quy tắc, cách tính,...) chứa đựng trong phương tiện, thiết bị dạy học. Nếu thấy cần thiết GV có thể hướng dẫn cụ thể hoặc làm mẫu cho HS.
Bước 2: HS thao tác trên các phương tiện, thiết bị dạy học.
Mục đích của bước này là thông qua thao tác trên các đồ dùng dạy học, HS hoàn thành được nhiệm vụ nhận thức và bước đầu rút ra được những nhận xét về tri thức toán học cần học.
Đây là pha hoạt động đặc biệt, trong đó hoạt động học tập của HS khác với hoạt động truyền thống. HS được thao tác trực tiếp trên các đồ dùng dạy học. GV tổ chức cho HS thao tác, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Mỗi HS độc lập suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho các yêu cầu đã nêu. Sau đó các em có thể trao đổi
với bạn trong lớp hoặc với các thành viên trong nhóm về các kết quả. Chia sẻ những ý tưởng, khẳng định những kết luận và kịp thời khắc phục những sai sót của mình hoặc của bạn.
GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển quá trình thao tác, suy nghĩ của HS, là người đưa ra những hướng dẫn kịp thời để hỗ trợ cho HS khám phá kiến thức, kích thích hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện để phát huy khả năng của HS trong hoạt động học tập.
- Vận dụng, điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện vùng miền
Quá trình dạy học theo mô hình Trường học mới không phải là quá trình "đóng kín", áp đặt một cách cứng nhắc mà là một quá trình linh hoạt và có tính "mở".
Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh, thay thế hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tuy nhiên phải trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Bảo đảm đạt Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn Toán hiện hành.
GV phải xác định được các đơn vị kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học, phải hiểu được quá trình tìm tòi dẫn đến kiến thức của HS.
Nội dung điều chỉnh phải phù hợp với thực tế đời sống, với truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học.
Người ta có thể nghĩ tới một số cách tìm tòi thông tin, tư liệu để điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học môn Toán như sau:
Tìm cách kết nối, liên hệ giữa các kiến thức toán học dạy học trong nhà trường với thực tiễn, đời sống hằng ngày của HS. Ví dụ, xuất phát từ một nội dung dạy học môn Toán, xác định những hoạt động thực tiễn liên hệ với nó, phân tích thành các hoạt động thành phần rồi căn cứ vào mục tiêu dạy học mà tổ chức cho HS thực hành trải nghiệm .
Căn cứ trên nhu cầu thực tiễn về đo đạc, tính toán, nhận dạng các hình; khai thác thông tin, số liệu về văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, giao thông vận tải..., các thông tin liên quan đến các sự kiện thời sự, chính trị hằng ngày, đặc biệt nhu cầu về tính toán trong đời sống hằng ngày để đề xuất các bài tập hay tình huống học tập toán học cho HS. Ở đây thường yêu cầu HS giải bài toán có nội dung thực tiễn.
Tìm những thông tin, những số liệu khoa học kĩ thuật, hoặc thông tin thực tế tại làng bản, xóm thôn hoặc địa phương (chứ không phải là những bài tập có tính chất mô phỏng toán học của thực tiễn) để giới thiệu cho HS. Ví dụ:
Cung cấp cho HS các thông tin:
Cá voi có thể sống ở độ sâu - 500m;
Máy bay có thể bay ở độ cao + 9000m với nhiệt độ bên ngoài là - 50oC;
Kim tự tháp Khê-ốp ở Ai Cập cao + 139m.
Có thể cho HS đọc đoạn văn sau:
“Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước để chi viện cho cách mạng miền Nam chúng ta mở đường Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn. Ngày 19 tháng 5 năm 1959 con đường ấy bắt đầu được mở ra.
Đường Hồ Chí Minh trong chiến trường Trường Sơn trở thành một hệ thống gồm 5 trục đường dọc, 21 trục đường ngang với tổng chiều dài 20 000 km đường bộ, 500 km đường sông, 5 000 km đường gùi thồ, 1 400 km đường ống xăng dầu
Trong 16 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh quân ta chẳng những chở được hàng triệu tấn vũ khí đạn dược, lương thực tiếp tế cho chiến trường mà còn cơ động hàng ngàn quân đoàn chủ lực trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Đường Trường Sơn chiến lược là một kì công lịch sử, một con đường huyền thoại, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
- Nhận biết những cơ hội có thể vận dụng tri thức toán học vào các môn học khác trong nhà trường hoặc những hoạt động ngoài nhà trường như thực hành thu thập số liệu, đối chiếu, kiểm tra và hiệu chỉnh số liệu... Thông qua các hoạt động này còn hình thành được phẩm chất mong muốn ứng dụng tri thức được học vào thực tế đời sống cho HS.
Ngoài ra, GV cần sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp, đồng thời GV và HS có thể làm thêm, điều chỉnh, bổ sung, thay thế các đồ dùng dạy học, các trò chơi, câu đố,... phù hợp với nội dung học tập và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học của mình.
Phần thứ hai
GỢI Ý TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG MÔN TOÁN LỚP 6 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
Chủ đề 1. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
A - MỤC TIÊU
Mục tiêu của dạy học Chủ đề Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên ở lớp 6, nhằm giúp HS:
Ôn luyện, tổng hợp một cách có hệ thống về số tự nhiên: các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên; các tính chất chia hết của một tổng; các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Làm quen với một số thuật ngữ và kí hiệu về tập hợp. Hiểu được một số khái niệm: luỹ thừa, số nguyên tố và hợp số, ước và bội, ước chung và ước chung lớn nhất (ƯCLN), bội chung và bội chung nhỏ nhất (BCNN).
Thực hành rèn luyện kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp; biết vận dụng tính chất của các phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí; biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ tính toán. Biết được một số có chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 hay không và áp dụng các dấu hiệu chia hết đó vào phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố; Biết được ước và bội của một số; Tìm được ƯCLN và ước chung, BCNN và bội chung của hai số hoặc của ba số trong những trường hợp đơn giản.
Bước đầu vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn; rèn luyện tính cẩn thận và chính xác, biết chọn lựa kết quả thích hợp, chọn lựa giải pháp hợp lí khi giải toán.
B - MỘT SỐ LƯU Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC CHỦ ĐỀ “ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN”
Khái niệm về tập hợp
Đây là nội dung mới đối với học sinh lớp 6. GV cần giúp HS hiểu những kiến thức về tập hợp thông qua những ví dụ cụ thể, đơn giản và gần gũi; giúp HS biết sử dụng đúng các kí hiệu về tập hợp, chủ yếu là Î và Ï.
GV không nên đặt các câu hỏi như: Tập hợp là gì? Thế nào là một tập hợp? và không nên khai thác sâu các nội dung về tập hợp, cụ thể là:
Không nêu quy ước Tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp, do đó không ra cho học sinh các bài tập liên quan đến việc tìm tất cả các tập hợp con của một tập hợp cho trước.
Không học Hợp của hai tập hợp. Giao của hai tập hợp cũng không học thành một bài riêng, mà cũng chỉ lồng ghép trong bài Ước chung và bội chung.
Đối với các kiến thức về tập hợp rỗng, tập hợp con, giao của hai tập hợp, chỉ yêu cầu học sinh hiểu, không đòi hỏi học sinh phải học thuộc.
Các phép tính về số tự nhiên
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên đã được học kĩ ở Tiểu học. Do đó, các nội dung này được học dưới hình thức ôn tập và bổ sung: Phép cộng và phép nhân được gộp vào thành một bài, phép trừ và phép chia cũng vậy. Tuy nhiên, so với SGK hiện hành, cách trình bày trong “tài liệu Hướng dẫn học Toán 6” có tính trực quan, cụ thể hơn nhằm giảm nhẹ yêu cầu “khái quát”, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Tài liệu Hướng dẫn học Toán 6 bổ sung bài “Luyện tập chung về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên” (Bài 8, Chương I - 2 tiết) nhằm ôn luyện kĩ năng tính toán với số tự nhiên và vận dụng để giải các bài tập về tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
Khái niệm về luỹ thừa là khái niệm mới đối với học sinh lớp 6. HS cần biết viết gọn phép nhân bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa đơn giản. Tương tự cách trình bày trong SGK hiện hành, tài liệu Hướng dẫn học Toán 6 giúp HS nhận biết các quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số bằng con đường quy nạp chứ không qua chứng minh. Quy ước a0 = 1 (với a ¹ 0) được giới thiệu sau khi học chia hai luỹ thừa cùng cơ số, do xuất hiện tình huống luỹ thừa bị chia và luỹ thừa chia như nhau (chẳng hạn a5 : a5 = 1).
Tính chất chia hết của một tổng. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3 và cho 9
Từ lớp 3, HS đã được giới thiệu về “Phép chia hết và phép chia có dư” thông qua việc thực hiện các phép chia hai số tự nhiên.
Cũng như SGK hiện hành, “tài liệu Hướng dẫn học Toán 6” giới thiệu cho HS mệnh đề tổng quát về “tính chia hết” của tập hợp số tự nhiên: “Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ¹ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a = b.q + r trong đó 0 ≤ r < b. Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết. Nếu r ¹ 0 thì ta có phép chia có dư. Số r được gọi là số dư trong phép chia a cho b. Số dư luôn nhỏ hơn số chia”.
Khi học Tiểu học, HS đã biết các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9.
Ở lớp 6, HS được học về các tính chất chia hết của một tổng nên có đủ cơ sở lí luận để giải thích được các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 đã được học.
HS cần sử dụng được các dấu hiệu chia hết để nhận biết một số hoặc một tổng, một hiệu đơn giản có chia hết cho 2, cho 5, cho 3 cho 9 hay không.
Số nguyên tố, hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Đây là nội dung mới đối với học sinh lớp 6. Học sinh cần phân biệt được số nguyên tố và hợp số, biết sử dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố. Việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố nhằm chuẩn bị cho học sinh tìm ƯCLN và BCNN.
Ước và bội. Ước chung và ƯCLN. Bội chung và BCNN
Đây cũng là các khái niệm mới đối với học sinh lớp 6. Ước và bội được giới thiệu dựa vào quan hệ chia hết. Ước chung của hai số a và b được giới thiệu vừa là ước của a vừa là ước của b. Ước chung của ba số a, b, c được giới thiệu là ước của tất cả ba số a, b, c. Tương tự như vậy đối với bội chung.
Học sinh cần nắm được cách tìm ƯCLN và BCNN của các số, chủ yếu là hai số và nói chung không quá ba số. Các số trong các bài tập về tìm ƯCLN, BCNN cũng không quá lớn.Việc tìm ƯCLN, BCNN được sử dụng đến trong chương III, khi rút gọn phân số và quy đồng mẫu các phân số. Cần rèn luyện cho học sinh biết tính nhẩm ƯCLN, BCNN trong những trường hợp đơn giản. Học sinh cũng cần biết tìm ước chung, bội chung thông qua tìm ƯCLN, BCNN và biết vận dụng tìm ước chung, bội chung vào các bài toán thực tế đơn giản.
C - GỢI Ý TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ
Một số khái niệm về tập hợp
Dưới đây chúng tôi xin phân tích một trích đoạn trong tiến trình hướng dẫn học
Bài 1. “Tập hợp. Phần tử của tập hợp” như ví dụ minh hoạ.
Ý tưởng chủ yếu của bài này là giúp HS hình thành những đơn vị kiến thức cơ bản như: Làm quen với khái niệm tập hợp; Các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp; Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước; Biết sử dụng đúng các kí hiệu Î, Ï.
Để giúp HS làm quen với khái niệm tập hợp, có thể tiến hành các hoạt động sau:
Hoạt động khởi động
Thông qua những trải nghiệm cụ thể, đơn giản và gần gũi, giúp HS có được biểu tượng ban đầu về tập hợp. Ví dụ, có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thu thập đồ vật”. Qua trò chơi này HS tập diễn đạt "Tôi có tất cả bút viết của các bạn"; "Tôi có toàn thể các cuốn sách giáo khoa của các bạn".
Với việc sử dụng các thuật ngữ như "tất cả", "toàn thể" HS hình thành ý niệm ban
đầu về tập hợp.
Hoạt động hình thành kiến thức
HS đọc hiểu thông tin như nêu trong khung dưới đây:
a) Đọc kĩ nội dung sau
Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và cả trong đời sống.
Chẳng hạn:
Tập hợp các học sinh của lớp 6A;
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
Sau đó, giúp HS quan sát tranh vẽ, sử dụng thuật ngữ “tập hợp” để thực hành nói theo mẫu nhằm củng cố trực tiếp kiến thức vừa học. Cụ thể như sau:
b) Xem tranh rồi nói theo mẫu
Mẫu: Em nói: "tập hợp	.....................................................	..............................
các hình tam giác trong	.....................................................	..............................
hình trên".
.....................................................	..............................
Tiếp theo, GV có thể yêu cầu HS tự tìm thêm một số ví dụ về tập hợp (tận dụng các đồ vật trong lớp học để làm ví dụ).
Các phép tính với số tự nhiên
Các phép tính cộng, trừ, nhân chia với số tự nhiên
Dưới đây chúng tôi xin phân tích trích đoạn trong tiến trình hướng dẫn học | về "Phép trừ" và "Phép chia" trong thuộc Bài 7. “Phép trừ và phép chia” như ví dụ minh hoạ.
PHÉP TRỪ
Ý tưởng chủ yếu của phần này là giúp HS ôn tập, tái hiện, bổ sung, hoàn thiện các kiến thức cơ bản về phép trừ như:
Phép trừ, kí hiệu và các thành phần của phép trừ. Quan hệ giữa các thành phần của phép trừ.
Khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên và nếu phép trừ được thực hiện trong tập hợp số tự nhiên thì hiệu là duy nhất.
Hoạt động khởi động
HS lần lượt thực hiện các hoạt động sau:
Trả lời các câu hỏi:
Em hãy cho biết người ta dùng kí hiệu nào để chỉ phép trừ. Nêu các thành phần của phép trừ: 5	2 = 3.
Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấ

File đính kèm:

  • docTai_lieu_huong_dan_day_toan_6_vnen.doc