Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

Ôn chữ hoa: G (Tiếp theo)

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh), R, D (1 dòng); viết tên riêng: Ghềnh Ráng (1 dòng), và câu: Ai về.Thành Thục Vương.( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. HS viết nhanh viết đúng, đủ các dòng tập viết trên lớp.

- Chữ viết rõ ràng, t¬¬¬¬¬¬ương đối đều nét và thẳng hàng; b¬¬¬¬¬¬ước đầu biết nối nét đúng quy định.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ.

II/ ĐỒ DÙNG : - GV: chữ mẫu viết hoa G, R, D; phấn màu.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu tên chữ hoa tiết trước. 1 HS nêu CT, cách viết chữ hoa Gi.

- 2 HS bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Gió, Tiếng-> Lớp, GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của 1 số trường hợp cụ thể.
- Yêu quý và tôn trọng những người trong họ hàng.
II/ ĐỒ DÙNG: Bài gảng ĐT- HS: mang ảnh họ nội, họ ngoại trong gia đình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Những người trong họ nội gồm những ai?
- Những người trong họ ngoại gồm những ai?
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV tổ chức cho HS chơi trũ chơi : Đi chợ mua gì ? Cho ai ?
Cách chơi : GV cho HS đứng tại chỗ. GV hô và HS trả lời
	 Mẫu : GV hô : Đi chợ, đi chợ
	HS hỏi : Mua gỡ ? Mua gỡ ?
	GV hụ : Mua đi, mua đi.
	HS hỏi : Cho ai ? cho ai ?
	GV trả lời : Cho mẹ, cho me.
	- Thực hành tương tự : Ông, bà, bố...
	- Cuối cùng GV hô : Tan chợ, tan chơ.
	- GV giới thiệu bài : 
b.Các hoạt động:
Hoạt động1: Phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng
+ Mục tiêu: Nhận biết mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi.
-HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát hình trang 42 và trả lời câu hỏi.
	+ Trong hình vẽ có bao nhiêu người, đó là những ai? 
	+ GĐ đó có mấy thế hệ?
	+ Ông bà Quang có bao nhiêu người con, đó là những ai?
	+ Ai là con dâu và con rể của ông bà?
	+ Ai là cháu nội và cháu ngoại của ông bà?
- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời cuả nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận: Các em ạ đây là bức tranh vẽ về một
gia đình có ba thế hệ. Đó là ông bà, bố mẹ và các con.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yc HS nhắc lại gia đình trong bức tranh có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất có những ai? 
- Ông bà sinh được mấy người con là những ai?
- Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể là những ai?
- Bố mẹ Quang sinh được mấy người con đó là những ai? 
- Bố mẹ Hương sinh được mấy người con đó là những ai?
- GV vừa hỏi vừa chiếu trực tiếp sơ đồ tên từng thế hệ lên màn hình.
- HS nhìn vào sơ đồ nêu lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
*Hoạt động 2: Xưng hô, đối xử đúng với họ hàng.
+ Mục tiêu: HS biết xưng hô, đối xử đúng với với những người họ hàng.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm
- GV y/s HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau.
	 + Mẹ hương thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang?
	 + Bố Quang thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương?
 + Ông bà nội Quang, bố Quang, Quang và Thủy thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương? Hương gọi những người đó như thế nào cho đúng?
	 + Ông bà ngoại Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang? Quang gọi những người đó như thế nào cho đúng?
- HS trình bày kết, các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS tự đưa ra ý kiến về nghĩa vụ của anh em Quang và chi em Hương đối với những người họ hàng ruột thịt của mình.
- HS trà lời, HS khác nhận xét GV chốt.
=> Liên hệ: Vậy gia đình em gồm có những ai?
- Đối với ông bà, bố mẹ em đó làm gỡì để quan tâm chăm sóc mọi người?
	- Đối với anh chị em ruột thịt chúng ta phải làm gỡ?
=> GV kết luận: 	 
3. Củng cố, dặn dò
- HS mang ảnh để giới thiệu với cả lớp về các thành viên trong họ nội và họ
ngoại.
- HS lần lượt giới thiệu.
- Em cần làm gì để gia đình em luôn luôn hạnh phúc, ông bà vui lòng?	
Buổi chiều	
TIẾNG VIỆT *
 Luyện đọc : Quê hương
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, trôi chảy. 
- HS nắm được nội dung ý nghĩa bài: Tình yêu quê hương đát nước của tác giả. Đồng thời khẳng định tình yêu quê hương là một tình cảm đặc biệt.
- HS có ý thức luyện đọc.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Luyện đọc:
* GV đọc toàn bài, nêu cách đọc: 
* HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 + Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu. GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
- HS tìm từ khó đọc, HS luyện đọc lại
 + Đọc đoạn trước lớp:
- ? GV yêu cầu HS chia khổ thơ. HS nhận xét.
- GV chia bài làm 4 khổ .
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1khổ .
	- GV nhắc nhở cách ngắt nghỉ câu văn dài ( trên bảng phụ ) và giải nghĩa một số từ khó 
 + HS đọc trong nhóm.
 + Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Khổ 1, 2, 3- 1 HS đọc , lớp đọc thầm 
 - GV nêu câu hỏi 1(79)
Khổ 4: GV nêu câu hỏi 2, 3 (79) 
 - HS đọc và trả lời.
- HS nêu ý chính trong bài:
*Hoạt động3: Luyện đọc thuộc lòng
- 2 HS đọc lại toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- HS cả lớp luyện đọc thuộc lòng cá nhân.
- GV mời HS thi đọc thuộc lòng theo cá nhân, nhóm.
- HS đọc trước lớp.
- HS- GV nhận xét trước lớp, tuyên dương cá nhận, nhóm đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò.
? Em sẽ làm gì để quê hương mình luôn luôn tươi đẹp?
- GV Nhận xét giờ.
TOÁN*
 Ôn luyện : Bài toán giải bằng hai phép tính
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố học sinh bước đầu biết giải và trình bày bài giải của bài toán giải bằng 2 phép tính.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính.
- Thích học toán.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- Muốn giải bài toán bằng hai phép tính ta cần mấy bước giải?
- Khi gặp các dạng bài toán ít, hơn, gấp, giảm ta làm như thế nào?
- HS nêu trước lớp.
- GV chốt lại nội dung
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện tập :
* Bài 1:Tổ 1 thu nhặt được 15 vỏ chai. Tổ 2 thu được nhiều hơn tổ 1 là 3 vỏ chai.
Hỏi cả hai tổ thu nhặt được bao nhiêu vỏ chai?
- HS đọc yêu cầu BT - >HS phân tích bài toán. 
- HS dưới lớp làm vào vở. HS lên bảng làm.
- HS- GV nhận củng cố dạng toán.
*Bài 2: Bác năm nuôi được 105 con gà. Bác đã bán đi 1/3 số gà đã nuôi. Hỏi Bác Năm còn lại bao nhiêu con gà?
- HS đọc yêu cầu BT -> HS phân tích bài toán. 
- ? Muốn biết bác Năm còn lại bao nhiêu còn gà ta làm như thế nào? 
- HS tự vẽ đồ bài toán.
- HS dưới lớp làm vào vở. HS lên bảng làm.
- HS- GV nhận củng cố dạng toán.
*Bài 3: Mỗi tuần mẹ phải làm việc 40 giờ. Mỗi ngày mẹ phải làm việc 8 giờ. Hỏi mỗi tuần mẹ phải làm việc mấy ngày?
- HS đọc yêu cầu BT - >HSphân tích bài toán. 
- ? Muốn biết mỗi tuần mẹ làm việc mấy ngày ta làm như thế nào? 
- HS dưới lớp làm vào vở. HS lên bảng làm.
- HS- GV nhận củng cố dạng toán.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố loại toán giải bằng 2 phép tính.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bài 2: Lập thời gian biểu (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được tầm quan trọng của thời gian biểu.
- Biết tự lập thời gian biểu phù hợp cho bản thân và thực hiện có hiệu quả.
- HS biết quý trọng thời gian.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ: - Em hãy đọc lại bảng thời gian biểu của mình
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hiệu quả của việc thực hiện thời gian biểu.
+ Mục tiêu: HS nhận biết được những cách giúp em thực hiện thời gian hiệu quả.
+ Cách tiến hành:- GV cho HS quan sát tranh
- Các em hãy nêu tên các việc làm trong hình:
{ H 1: Dán bảng thời gian biểu ở nơi thường xuyên nhìn thấy để nhắc nhở bản thân
{ H 2: Lựa chọn thời gian để thực hiện từng công việc cho phù hợp
{ H3: Kiểm tra thời gian biểu nhiều lần trong ngày và điều chỉnh khi cần thiết.
- GV cho HS nêu, HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để thực hiện thời gian hiệu quả có rất nhiều cách:
Hoạt động 2: Những điều cần tránh khi lập thời gian biểu.
+ Mục tiêu: Biết được những điều cần tránh khi lập thời gian biểu.
+ Cách tiến hành:GV hỏi:+ Em nêu những điều cần tránh khi lập thời gian biểu:
+ Những điều cần tránh khi lập thời gian biểu là:
- HS thảo luận nhóm đôi.-> GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Ở trên là những điều cần tránh. Vì vậy, khi lập thời gian biểu các em cần hết sức lưu ý.
Hoạt động 3: Lợi ích của sử dụng thời gian biểu hợp lí.
+Mục tiêu: Biết được lợi ích của sử dụng thời gian biểu hợp lí.
+ Cách tiến hành:+ Em nêu những lợi ích của việc sử dụng thời gian biểu:
+ Những lợi ích của việc sử dụng thời gian biểu:
S Biết được những việc em phải làm tại một thời điểm cụ thể.
S Biết được những việc em sẽ làm trong quỹ thời gian em có 
S Không bỏ sót những việc quan trọng mà em phải làm
S Có thể gian để dành cho những việc ngoài kế hoạch
S Tránh phải làm nhiều việc cùng một lúc.
S Tránh lãng phí thời gian.
- HS trả lời, HS nhận xét.
- GV kết luận: Lập và thực hiện thời gian biểu có rất nhiều ích lợi.
3. Củng cố, dặn dò:
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể những điều cần tránh khi lập thời gian biểu.
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 26/ 10/ 2016
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
 Buối sáng	
TẬP ĐỌC
Vẽ quê hương
I/MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và biểu lộ niềm vui qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK,thuộc 2 khổ thơ trong bài.
- Thấy được vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Thêm yêu mảnh đất quê hương mình.
II/ ĐỒ DÙNG : GV: Màn hình ti vi, máy tính sách tay, bài giảng trình chiếu Powerpoint 	 HS: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS nêu tên bài tiết tập đọc hôm trước.
- Cô mời môt bạn đọc đoạn 1 bài : Đất quý đất yêu
? Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào ? 
- Cô mời môt bạn đọc đoạn 2 bài : Đất quý đất yêu. 
? Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
? Qua bài em thấy tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào?
- HS, GV nhận xét, ghi nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
? Nếu được vẽ tranh đề tài về quê hương các em sẽ vẽ những cảnh gì?
? Các em cho cô biết bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu bài.- 1-2 HS đọc lại tên bài.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gvđọc mẫu toàn bài( GV chú ý giọng đọc bài đọc với giọng vui tươi hồn nhiên)- 1 HS đọc lại toàn bài
* Luyện đọc câu
- Học sinh nối tiếp đọc câu( mỗi HS đọc 2 câu thơ cho đến hết bài) 
- HS đọc sai từ, tiếng GV sửa trực tiếp và yêu cầu đọc lại câu thơ đó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc từ, tiếng phát âm sai cá nhân, đồng thanh: Làng xóm, sông máng, lượn quanh, , hoa nở, nắng lên rồi...
-HS đọc lại nối tiếp lần 2.
* Luyện đọc khổ thơ
? Các em cho cô biết bài tập đọc được chia làm mấy khổ?
- GV hd HS nhận biết từng khổ thơ.
- GV cho HS đọc lần lượt từng khổ và HD cách ngắt nghỉ, các từ được nhấn mạnh để thể hiện tình cảm qua giọng đọc. GV lồng trực tiếp và hướng dẫn HS giải nghĩa từ: sông máng, cây gạo( GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát)
- GV cho HS đọc lại nối tiếp khổ.
* Luyện đọc nhóm
- GV y/c HS luyện đọc theo nhóm 4.- HS tự chia khổ luyện đọc.
- HS luyện đọc trong vòng thời gian 3 phút.
- GV mời 2 nhóm lên bảng thi đọc trước lớp.
- Các nhóm còn lại nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt được tuyên dương.
- 2 HS đọc lại toàn bài.
* Cả lớp đọc đồng thanh bài một lượt.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc lại bài thơ.
? + Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
* Trong bài có rất nhiều cảnh vật. Các bạn hãy kể tên các cảnh vật được tả?( Tre, lúa, sông máng, trời mây
* Trong bức tranh của bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh vật gần gũi với quê hương và không những thế bạn còn sử dụng rất nhiều màu sắc. Vậy em hãy kể tên những màu sắc mà bạn đã sử dụng để vẽ tranh? 
- HS trả lời-> HS, GV nhận xét
* Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất.
-> Đáp án C Vì bạn nhỏ yêu quê hương nên bạn thấy quê hương rất đẹp
=> Từ tình yêu quê hương của bạn nhỏ chúng ta thấy bài thơ muốn ca ngợi điều gì?
- HS nêu nội dung bài.
- HS nhận xét, GV chốt và chiếu nội dung bài.
Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
Liên hệ: Từ nội dung bài chúng ta thấy bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình. Vậy các em có yêu quê hương của mình không? Vì sao?
- Em hãy kể một số cảnh đẹp hoặc di tích mà em biết?
- GV cho HS quan sát một số cảnh đẹp, di tích của địa phương, của đất nước.
- Vậy để bảo vệ những cảnh đẹp, di tích của quê hương con sẽ làm gì?
*Hoạt động 3:Luyện đọc lại.
- GV chiếu toàn bài thơ lên màn hình.
- 2 HS đọc lại toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- HS cả lớp luyện đọc thuộc lòng cá nhân.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đoán số”
- GV giới thiệu cách chơi.
- Học sinh tự khám phá các yêu cầu bên trong của ô số. 
- Mỗi ô số GV mời 2 HS cùng khám phá.
- HS đọc y/c và thực hiện.
- HS và GV nhận xét tuyện dương bạn đọc thuộc nhanh.
3. Củng cố dặn dò: 
- 1 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
- HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học.
TOÁN
Tiết 53: Bảng nhân 8
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS lập được bảng nhân 8, bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng phép nhân 8 trong giải toán.
- Làm được BT 1, 2, 3.
- Chăm chỉ tự giác luyện tập.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Màn hình ti vi, máy tính sách tay, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
- HS: SGK, vở toán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc xuôi bảng nhân 7.
 - 1 HS đọc ngược bảng nhân 7.
- 1 HS đếm thêm 7 từ 7 đến 70 và ngược lại.
- Lớp, GV nhận xét, ghi nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
+ Hướng dẫn lập bảng nhân 8.
- GV chiếu lên màn 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. 
- 8 được lấy mấy lần. HS trả lời-> GV hỏi học sinh cách tìm ở dạng tổng và từ đó có thể chuyển sang dạng tích.
- GV nêu bài toán để có phép tính: 8 x 3 = 8 + 8 + 8 = 24
- GV nêu bài toán ngược lại để có phép tính : 24 : 8 = 3
- HS đọc bảng nhân 8, nhận xét đặc điểm của bảng nhân 8. 
? Em có nhận xét gì về các thừa số thứ nhất, các thừa số thứ hai và tích?
GV: Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 8. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3,,10.
- Luyện đọc thuộc lòng. GV tổ chức cho HS đọc TL cả lớp, dãy bàn, đọc nhóm đôi, cá nhân.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(53): Tính nhẩm:
- 1 HS nêu yêu cầu BT.- HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính mà phép tính mình thích. 
- GV củng cố 1 số nhân với 1, 0 nhân với 1 số và ngược lại.
 Bài 2(53): - 2 HS đọc bài toán.GV chiếu tóm tắt lên màn hình.
Tóm tắt: 1 can: 8 lít
 6 can: .? Lít
 - GV cùng HS phân tích bài toán.
- Có tất cả mấy can dầu ? ->Có tất cả 6 can dầu
- Mỗi can dầu có bao nhiêu lít dầu ? -> Mỗi can dầu có 8 lít dầu
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít ta làm thế nào ?-> Ta tính tính 8 x 6
- HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm.- GV nhận xét 1 số bài, nhận xét từng bài.
Bài giải
Cả 6 can dầu có số lít là:8 x 6 = 48 (lít)
ĐS: 48 lít dầu
- Gv chú ý cho HS có thể có nhiều câu lời giải khác nhau, cách viết đơn vị.
Bài 3(53): - 1 HS nêu yêu cầu bài.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?-> Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?- >Sè 8
- Tiếp sau số 8 là số nào ? -> Tiếp sau số 8 là số 16
- 8 cộng thêm mấy thì bằng 16 ? -> 8 cộng thêm 8 bằng 16
- Tiếp sau số 16 là số nào ? -> Tiếp sau số 16 là số 24
- Em làm như thế nào để tìm được số 24 ? -> Em lấy 16 cộng với 8.
* GV giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 8. Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, gọi HS nêu cách làm và giải thích cách đặt kết quả đúng.
- 2 HS đọc lại dãy số đúng (xuôi, ngược). 
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tên bài học.- 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
__________________________________________________________________
Ngày soạn : 26/ 10/ 2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
 Buối sáng	
	 CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: Vẽ quê hương
I// MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhớ viết chính xác một đoạn trong bài: Vẽ quê hương. Phân biệt s/x.
- Trình bày đẹp và đúng hình thức bài thơ 4 chữ, viết đúng các chữ có âm đầu s/x.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG: 
 - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT(2)a. 
 - HS: Vở nháp, bảng con. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS thi tìm nhanh nội dung bài tập (3)a (tiết trước).
- Lớp, GV nhận xét.	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
. Hướng dẫn chuẩn bị:
 - GV đọc đoạn viết. 2 HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
 - Hướng dẫn nắm nội dung bài:
 	 + Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương đẹp? 
 	 + Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? vì sao? 
 	 + Nên trình bày bài thơ như thế nào? 
. Viết từ khó:
- HS viết từ khó vào bảng lớp, bảng con: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh. 
- GV nhận xét HS viết.
. Viết bài: HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS tự nhớ và viết bài vào vở, 
- GV nhắc nhở cách trình bày và tư thế ngồi viết cho HS.
. Đánh giá, nhận xét, chữa bài:
- HS tự soát lỗi và ghi số lỗi ra lề vở.
- GV nhận xét 5 - 7 bài, nhận xét, rút kinh nghiệm.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a(92):
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi trên bảng phụ.
- GV yêu cầu các em làm ra nháp, sau đó lên bảng chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng: nhà sàn- đơn sơ - suối chảy - sáng lưng đồi.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 4 chữ.	
- GV nhắc nhở HS những điều cần nhớ khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TOÁN
Tiết 54: Luyên tập
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức và giải toán. 
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
	- Giáo dục HS hăng say trong học tập.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ viết sẵn NDBT1, vẽ sẵn hình BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đếm thêm 8 từ 8 đến 80 và ngược lại.
- 1 HS đọc xuôi, 1 HS đọc ngược bảng nhân 8.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán này các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 8.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
- GV treo bảng phụ, 1 HS nêu yêu cầu BT.
a) HS nối tiếp nhau tính miệng.
b) HS nêu miệng - GV ghi bảng.
- HS nhận xét phép nhân trong cùng một cột: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của BT: Tính
 - HS làm bài vào vở cột a.
 - HS làm cả bài.
 - 2 HS lên bảng chữa bài (HS chữa cột a; HS chữa cột b)
 - GV lưu ý HS cách trình bày: 8 x 3 + 8 = 24 + 8 
 = 32
Bài 3:
- 2 HS đọc BT.
 - GVHD HS tóm tắt BT: Cuộn dây điện dài: 50 m
 Cắt đi :4 đoạn, mỗi đoạn dài 8 m
 Cuộn dây còn lại : m?
 - GV gợi ý HS nêu cách giải.
 - HS giải BT vào vở, 1 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét 1 số bài - Chữa bài.
Bài giải
Số mét dây đã cắt đi là : 8 x 4 = 32 (m)
Số mét dây còn lại là:50 – 32 = 18 (m)
ĐS: 18 m dây
-GV củng cố dạng toán.
Bài 4:
 - 2 HS đọc BT - GV treo bảng phụ.
 - GVHD HS làm bài 
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ? Bài yêu cầu viết phép nhân thích hợp vào ô trống .
 - HS làm bài vào vở nháp
 - 2 HS chữa bài: a) 8 x 3 = 24( ô vuông)
 b)3 x 8 = 24(ô vuông)
 - HS nhận xét: 3 x 8 = 8 x 3
3.Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc bảng nhân 8.
- HS đếm thêm 8 từ 8 đến 80 và ngược lại.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
	 	THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ I, T (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ T, I.
- Kẻ, cắt, dán chữ T, I tương đối đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mầu, giấy thủ công.
- HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét, tuyên dương HS có sự chuẩn bị tốt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn mẫu:
* Quan sát nhận xét mẫu:
- GV treo chữ mẫu lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ T, I.
* Hướng dẫn thao tác:
- GV hướng dẫn cách kẻ, gấp, cắt, dán chữ T, I.
 	 + Cắt 2 hình chữ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc