Module THCS 3: Giáo dục học sinh trung học cơ sở cá biệt (15 tiết)

Các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh cá biệt.

 * Quan sát.

 Trong quá trình quan sát, cần phát hiện và ghi nhận khách quan những thái độ, hành vi của HS cá biệt đối với công việc, đối với những người xung quanh.

Sau khi quan sát cần phân tích những hiện tượng thu thập được trong quá trình quan sát trên cơ sở liên kết các thông tin và các sự kiện để rút ra những giả thuyết về đặc điểm của HS đó.

 * Tìm hiểu về HS thông qua nhóm bạn thân.

Tiếp cận nhóm bạn thân để tìm hiểu các hoạt động, tính chất quan hệ của các em, cũng như xác định được những giá trị và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các em đối với nhau.

 * Tim hiểu về HS từ phía gia đình.

 

docx8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Module THCS 3: Giáo dục học sinh trung học cơ sở cá biệt (15 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Module THCS 3: GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁ BIỆT.(15 tiết).
Hoạt động 1: Nội dung tìm hiểu về HS cá biệt ở lứa tuổi trung học cơ sở. (3 tiết).
1. Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn bè và môi trường sống.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn HS cá biệt tham gia.
- Ảnh hưởng của gia đình: Gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của gia đình, lối sống và bầu không khí tâm lí - đạo đức trong gia đình, tính chất các mối quan hệ và sự gắn bỏ giữa các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo dục và học hành của con...
- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác. 
Những khó khăn về từng phương diện của học sinh.
Những khó khăn về học tập, sức khóe, hoàn cảnh gia đình, tâm lí cá nhân, khả năng tự nhận thức được bản thân, không định hướng được những giá trị đích thực, thiếu hoặc mất niềm tin vào khả năng và giá trị của bản thân, sự lôi kéo, áp lực của nhóm bạn tự phát, những thói quen tiêu cực...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của HS để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi.
Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh
cá biệt.
* Theo quan điểm của Gardner thì trong bản thân mỗi con người có rất nhiều khả năng, trong đó có những khả năng chưa bao giờ sử dụng, hoặc ít sử dụng. Đồng thời ai cũng có những năng lực nhất định. Theo ông có 8 dạng năng lực/trí thông mình của con người như sau:
- Năng lực ngôn ngữ thể hiện ở khả năng dùng từ ngữ chuẩn xác, linh hoạt, ngôn ngũ phát triển, cách viết sáng tạo, tranh luận bằng lời lưu loát có tính thuyết phục; ứng khẩu nhanh, dùng những câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.
- Năng lực tư duy logic và toán học: Thể hiện ở khả năng hiểu nhanh những kí hiệu trừu tượng/công thức, biết vạch dàn ý, nhớ các chữ số, tính toán nhanh, hiểu mã số, nắm bắt mọi quan hệ bắt buộc nhanh, hiểu và hay sử dụng lí luận, giải quyết vấn đề logic, sáng tác các trò chơi điển hình.
- Năng lực tưởng tượng (hình ảnh/hội họa/không gian): Khả năng hình tượng, tưởng tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu về /mẫu thiết kế, về tranh và cảm nhận tranh, trí tưởng tượng trong đầu phong phú, nhập vai nhanh.
- Năng lực âm nhạc: Biết cảm thụ âm nhạc, biết nghe nhạc.
- Năng lực nội tâm: Thể hiện ở phuơng pháp phản ánh nội tâm, kĩ năng nhận thức, biết cách suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lí, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả năng tập trung tư duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.
- Năng lực quan hệ xã hội: Đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận biết cảm giác của người khác, biết giao tiếp cá nhân, biết phân công và hợp tác trong quá trình hoạt động, nhận phản hồi và lập kế hoạch hợp tác nhóm.
- Năng lực thể thao vận động: Thể hiện ở các điệu nhảy sáng tạo, thể dục thể thao, kịch, võ thuật, ngôn ngữ cơ thể, các bài thể dục, kịch câm, sáng tạo, trò chơi thể thao.
- Năng lực am hiểu thiên nhiên: Thể hiện ở năng lực cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, hiểu thiên nhiên.
* Đồng thời, theo nhà tâm lí học Maslow, nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5 tầng:
- Tầng thứ nhất (Physiological): Các nhu cầu thuộc về "thể lí" bao gồm các nhu cầu như: Đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tiết, tình dục.
- Tầng thứ hai (Safety): Nhu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản...
- Tầng thứ ba (Love /belonging): Nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn đuợc trực thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.
- Tầng thứ tư (Esteem): Bao gồm các nhu cầu được kính trọng, đuợc qúy mến, tin tưởng, địa vị, danh tiếng, thành đạt...
- Tầng thứ năm (Self- actualization): Các nhu cầu hiện thực hóa bản thân như khả năng trình diễn, khả năng sáng tạo...
	Theo sự phát triển của lứa tuổi và trình độ phát triển của mọi cá nhân, con người sẽ có và muốn đuợc thỏa mãn các nhu cầu từ tầng thấp đến tầng cao. HS ở lứa tuổi vị thành niên nói chung, HS cá biệt ở lứa tuổi này nói riêng đều có thể có đầy đủ các nhu cầu ở các mức độ nêu trên. vì vậy, GV cũng cần tìm hiểu các nhu cầu này ở HS cá biệt cụ thể để phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đáp ứng những nhu cầu chính đáng và khích lệ những nhu cầu được quý mến, tôn trọng, tin tưởng, có giá trị phát triển.
Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống.
Niềm tin và quan niệm về giá trị trong cuộc sống của mỗi cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách ứng xử của người đó đối với những người xung quanh và những hoạt động khác, vì vậy, GV cần tìm hiểu xem HS cá biệt đó có những niềm tin nào? Coi điều gì là quan trọng đối với bản thân và cuộc sống?... để có thể tác động làm thay đổi những niềm tin và giá trị không hợp lí đang chi phối hành vi ứng xử của HS này...
Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập, cách thức HS suy xét.
Là vấn đề, những mô hình nhận thức mà HS đang có... để có chiến lược tiếp cận phù hợp.
Tính cách với những đặc điểm cơ bản, trong đó có coi trọng khám phá.
Những nét tích cực để phát huy nhằm triệt tiêu những nét tiêu cực của chính HS này.
Hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân làm chỗ HS có
hành vi lệch lạc. 
Để có kế hoạch hỗ trợ HS cá biệt thay đổi thói quen, hành vi này trên cơ sở khắc phục những nguyên nhân gây ra những hành vi lệch lạc.
Hoạt động 2: Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt.(3 tiết).
Tìm hiểu học sinh cá biệt.
	Bước 1: Phát cho mỗi GV tờ giấy yêu cầu đặt mình vào vị trí là HS suy nghĩ để trả lởi các câu hỏi dưới đây:
	- Họ, tên.
	- Đặc điểm tính cách nổi bật.
	- Những điểm mạnh.
	- Những điểm yếu.
	- Những sở thích.
	- Những điều không thích.
	- Những mong muốn.
- Những mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
	- Những thuận lợi để thực hiện mực tiêu, mong muốn.
	- Những khó khăn, rào cản trong việc thực hiện mực tiêu, mong muốn.
	- Những ảnh hưởng tích cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập.
	- Những nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập.
	- Bản thân cần sự giúp đỡ nào từ GV, bạn bè?
	- Bản thân sẽ định làm gì để đạt được những mong muốn, mực tiêu của mình?
Bước 2: Tổ chức cho GV xung phong chia sẻ với mọi người trong lớp (đối với HS có thể tổ chức hoạt động này trong giờ sinh hoạt lớp).
Bước 3: Kết luận:
	- Thông qua tổ chức cho HS thực hành kĩ năng tự nhận thức bản thân, GV có thể nắm được những thông tin co bản về cá tính của từng HS để giúp GV tiếp cận cá nhân phù hợp.
	- Quá trình suy ngẫm để trả lởi 14 câu hỏi nêu trên đã giúp HS nhận ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục...
	Kết quả tự nhận thức của HS nên lưu vào hồ sơ cá nhân để GV theo dõi, tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các em tiến bộ.
2. Sắm vai trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học.
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 người. Mọi nhóm đọc những thông tin cơ bản dưới đây và phân công hai người sắm vai: Một là HS cá biệt và một là GV.
Đây là con đường trục tiếp và thu được nhiều thông tin, hiệu quả nếu GV biết tạo ra môi trường an toàn và HS cá biệt tin tưởng, cảm giác thoải mái, thể hiện cho HS đó thấy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn cũng như cử chỉ thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại, tránh những việc làm gây mất tập trung, đồng cảm với HS. GV cũng cần cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh người nói và xem xét đến các quan điểm khác, đồng thời GV cũng cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn không cắt ngang.
 Bước 2: Thực hành trò chuyện với HS cá biệt.
	Các nhóm cử 2 người đại diện trình bày phần sắm vai, vận dụng những yêu cầu nêu trên để trò chuyện, tìm hiểu HS cá biệt theo những nội dung gợi ý ở hoạt động 1.
	Các thành viên trong lớp nhận xét, chia sẻ ý kiến cá nhân về phần thực hành của từng nhóm.
3. Các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh cá biệt.
	* Quan sát. 
	Trong quá trình quan sát, cần phát hiện và ghi nhận khách quan những thái độ, hành vi của HS cá biệt đối với công việc, đối với những người xung quanh.
Sau khi quan sát cần phân tích những hiện tượng thu thập được trong quá trình quan sát trên cơ sở liên kết các thông tin và các sự kiện để rút ra những giả thuyết về đặc điểm của HS đó.
	* Tìm hiểu về HS thông qua nhóm bạn thân.
Tiếp cận nhóm bạn thân để tìm hiểu các hoạt động, tính chất quan hệ của các em, cũng như xác định được những giá trị và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các em đối với nhau.
	* Tim hiểu về HS từ phía gia đình.
	Khi thăm gia đình HS, GV có vai trò là khách cho nên cần lưu ý:
Tôn trọng, chấp nhận và thích ứng với nếp sống của gia đình HS.
Tỏ thái độ lạc quan về sự tiến bộ của HS.
Tôn trọng cách nghĩ của gia đình.
	* Tìm hiểu về HS thông qua cán bộ lớp, tổ.
	* Tìm hiểu về HS thông qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học.
	* Tìm hiểu về học sinh thông qua các giáo viên khác và cán bộ đoàn.
	* Tìm hiểu về học sinh thông qua hàng xóm của các em.
Khi trò chuyện, phỏng vấn gia đình, bạn thân, cán bộ lớp, tổ, ngồi xung quanh trong lớp học... 
GV cần: Đặt câu hỏi đơn giản, cụ thể, có thể dùng các câu hỏi trực tiếp, hoặc gián tiếp sao cho phù hợp, nhưng phải liên quan đến mục đích tìm hiểu. Hạn chế dùng những câu hỏi đóng mà người được hỏi chỉ cần trả lởi có hay không.
	Sử dụng nguyên tắc lắng nghe tích cực không chỉ để thu thập đầy đủ thông tin chính xác, thể hiện thái độ tôn trọng người nói, mà còn để kịp thời phát hiện ra ý cần phẳi tiếp tực hỏi sâu hơn nhằm khai thác thông tin toàn diện hơn.
	Hoạt động 3: Hướng phối hợp xử lí, lưu trữ, khai thác thông tin về từng học sinh cá biệt.(2 tiết).
Hiệu quả GD HS cá biệt phụ thuộc khá lớn vào việc xử lí, lưu trữ và khai thác thông tin về đối tượng HS này. 
GV nên có những hướng xử lí mang tính chất tích cực, có như vậy học sinh mới sửa lỗi của mình và tiến bộ, các em không mặc cảm vào bản thân mình.
GV nên phối hợp chặt chẽ với gia đình có phương án giáo dục tốt nhất và phù hợp với các em.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt. (2 tiết). 
Một số em cố niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống.
Chán nản
Có rất nhiều HS ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. HS tin rằng mình không thể "khá" lên đuợc, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn.
Chán nản là nguyên nhân của hầu hết nhũng thất bại học đường, đặc biệt với HS tuổi mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong muốn của thầy cô, cha mẹ. Một số thấy cha mẹ, thầy cô không đánh giá mình đúng mức. Trong trường hợp đó, HS sẽ quyết định không đáp lại các mong đợi, các yêu cầu do người lớn đề ra cho HS nữa. HS mất dần hứng thú và cố gắng, trong khi cuộc sống là một quá trình cố gắng liên tục.
Thậm chí, khi HS chuyển trường hoặc chuyển lên bậc học cao hơn, thường là ở năm học đầu tiên, các em đang tập thích nghi với môi trường mới. Nếu bị phạt khi mắc lỗi, hay vi phạm nội quy nhà trường HS dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không thích đi học.
Phương pháp học tập không hiệu quả cũng có thể là nguyên nhân gây chán nản và mất động cơ học tập.
Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt.
	- Dửng dưng trước tình cảm của người xung quanh.
	- Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội.
	- Hung tợn, có thể dùng vũ lực.
	- Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học có ích từ kinh nghiệm sống, ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi.
	- Có năng khiếu trong việc kết tội những người xung quanh hoặc biện hộ cho những hành động đi ngược lại chuẩn mực xã hội của mình.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách thức giáo dục học sinh cá biệt.(3 tiết).
1. Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt.
	- Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.
	- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.
	- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.
	- Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.
	2. Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh vã điểm yếu của bản thân.
	- Nhận thức được những điều gì đó đối với bản thân.
Việc nhận thức được điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Điều quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì HS mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
	- Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực.
3. Giúp học sinh nhận thức được hậu qủa của những hành vi tiêu cực.
- GV kết hợp với lập thể lớp giúp HS dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung... thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy.
- GV và tập thể HS cần hỗ trợ các em trong quá trình thay đổi hành vi. 
4. Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn
và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
- Tổ chức chỗ lớp quan tâm, giúp đỡ HS cá biệt khi gặp khó khăn; phụ đạo bồi dưỡng thêm để các em có tiến bộ.
	- Khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội để HS học tập.
	- Tạo ra môi trường thân thiện ở trường, ở lớp.
	- Công bằng với tất cả HS, không phân biệt đổi xử.
5. Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
- Người GV phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt chỗ HS. GV là người đánh thức, khơi dậy hứng thứ nhiều mặt của HS; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của HS và kích thích, tích cực các hoạt động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 
Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic
Là những gì sảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. 
Phương pháp ứng xử đối với một loại hành vi có mục đích điển hình.
Để cho học sinh cá biệt được nói chuyện, giao lưu ứng xử nhiều với bạn bè cùng lớp, các thầy cô và gia đình của các em. 
	8. Sử dụng môi trường tập thể thân thiện và các mối quan hệ trong tập thể để phát hiện kịp thời và tác động phù hợp đến từng cá nhân, tạo điều kiện tinh thần và sự hỗ trợ đối với từng thành viên trong quá trình thực hiện.
Như vậy, trong cùng một tình huống, sự kiện có thể có hai hay nhiều phản ứng khác nhau phụ thuộc vào cách suy nghĩ khác nhau, chính chúng ta là người tạo nên cảm xúc của mình. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đối với cả tập thế lớp và học sinh cá biệt.
Hoạt động 6: Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt.(2 tiết).
Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách.
Nếu HS cá biệt thực hiện hành vi không mong đợi nào đó thì GV chỉ đánh giá hành vi đó, mà không quy kết hành vi đó thành nét nhân cách của HS.
Đánh giá theo quan điếm tích cựcc đối với học sinh cá biệt.
Đánh giá đúng không những giúp các em nhìn nhận đúng bản thân với những điểm mạnh cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, mà còn tạo động lực cho HS nỗ lực rèn luyện tu dưỡng. 
Đánh giá sự tiến bộ của chính học sinh cá biệt theo quá trình.
Đánh giá sự tiến bộ của HS so với chính bản thân trong mọi quan hệ với khả năng, sự nỗ lực của các em. Đồng thời, cần xác nhận mức độ cụ thể đạt đươc kết quả giáo dục của từng em và điều chỉnh quá trình giáo dục để nâng cao hiệu quả.

File đính kèm:

  • docxModule_THCS_3_Giao_duc_hoc_sinh_THCS_ca_biet.docx