Module THCS 1: Đặc điểm học tập của học sinh THCS

III. Tìm hiểu điều kiện dạy và học ở trường THCS

 1.Yếu tố con người:

 - HS khi chuyển từ tiểu học lên lớp 6 ít nhất đạt trình độ tối thiểu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở tiểu học. Học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường vì học sinh là mục tiêu giáo dục. HS như là yếu tố đầu vào, đầu năm học nhà trường nên tiến hành khảo sát trình độ của học sinh lớp 6 của trường ít nhất hai môn: Toán, tiếng việt. Kết quả khảo sát để giáo viên và nhà trường có cứ liệu về yếu tố đầu vào và là thông tin cho giáo viên trực tiếp dạy và ban giám hiệu.

 - Nhà trường là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu giáo dục.

 

docx10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Module THCS 1: Đặc điểm học tập của học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Module THCS 1: ĐẶC ĐIỂM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS 
	I. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS:
	1. Về thể chất: 
	HSTHCS có tuổi đời từ 11-> 15 tuổi, tuổi có biến động lớn và có ý ngĩa đặc biệt của đời người với một số đặc điểm: 
	- Cơ thể chưa thật hoàn thiện nhưng có sức lực mạnh mẽ. 
	- Tuổi dậy thì (Biểu hiện nam tính, nữ tính)
	- Hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo
	- Tuổi vị thành niên: Có sự phát triển sinh lý, tâm lý, thích làm người lớn.
	2. Về hoạt động tập thể của HS THCS: 
	- Các hoạt động đoàn thể: HSTHCS thuộc lứa tuổi thiếu niên, ngoài hoạt động học các em còn hoạt động như sinh hoạt đội với hình thức: văn nghệ, thể thao, giao lưu tâm tình chia sẻ. Các em đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới.
	- Các hoạt động công ích xã hội: Giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia giữ gìn tôn tạo các khu di tích, công viên..
Các hoạt động tập thể của HSTHCS thường do các em tự tổ chức thực hiện, giáo viên chỉ hướng dẫn trợ giúp từ khâu xây dựng kế hoạch đến điều kiện triển khai thực hiện, cách thức thực hiện.
	3. Về tâm lý:
	- Tự coi mình là người lớn nhưng chưa thật trưởng thành, thường bị người lớn nhìn nhận là “trẻ con”, dẫn đén có “rào cản” giữa HSTHCS và người lớn, trước hết là bậc cha mẹ.
	- Tình cảm phát triển phong phú, nhất là tình bạn cùng trang lứa, rất nhạy cảm, sẵn sàng cảm thông chia sẻ.
	- Nhận thức phát triển khá cao về tư duy, trừu tượng, lý luận trong nhận thức
	- Ý chí phát triển khá cao, các em có sức mạnh về thể chất.
	4. Hoạt động chủ đạo của HSTHCS.
	Hoạt động chủ đạo là giao tiếp giao lưu với bạn bè cùng trang lứa.
	- Hoạt động lần đầu xuất hiện ở một giai đoạn phát triển của đời người với đúng nghĩa của nó cả về nội dung và phương thức thực hiện.
	- Qua hoạt động này tạo ra cái mới trong tâm lý học sinh.
	- Trong lòng của hoạt động này có mầm mống của hoạt động chủ đạo mới.
	Cần tổ chức học tập tốt cho học sinh, tạo điều kiện cho các em giao tiếp lành mạnh.
	5.Hoạt động học tập của học sinh THCS:
	Hoạt động học tập của HSTHCS được kế thừa và phát triển phương thức của hoạt động học - tập đã định hình ở tiểu học, nhưng được phát triển theo phương thức mới đó là học – hành. Đến cấp THCS học sinh học nhiều môn, mỗi môn có giáo viên dạy riêng. Nhiều môn KHTN tổ chức dạy gắn với thực hành.
	Học đi đôi với hành là phương thức học tập chủ đạo trước hết hiểu và nắm vững lý thuyết, tiếp đó là lĩnh hội phương pháp học tập, rrooif dùng lý thuyết và phương pháp học - hành đó để lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng những điều học được để học tiếp và để sống. Đó là cơ sở hình thành từng bước phương thức học mới – tự học ở cấp độ ban đầu.
	6. Tổ chức hoạt động học cho học sinh trung học cơ sở:
	Việc tổ chức hoạt động học cho học sinh THCS được thực hiện theo hướng tập trung hơn, quy mô lớp/ trường và số học sinh/lớp lớn hơn tiểu học để đáp ứng được hoạt động dạy và học ở cấp học này. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học:
	- GV được chuyên môn hóa, thường chỉ dạy một môn học ở một số lớp trong cùng một khối. hoặc dạy một môn ở các khối lớp khác nhau.
	- Trong trường cần có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
	- Học sinh lớn hơn, có thể tự đến trường.
	- Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học theo phương châm dạy tốt- học tốt.
	Có thể nói rằng, phương pháp giảng dạy của giáo viên, theo đó là phương pháp thực hiện hoạt động học của học sinh phụ thuộc vào nội dung học tập và điều kiện – phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học, phụ thuộc vào trình độ “tay nghề” – chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên. Chình vì thế GVTHCS- người quyết định sự thành bại của giáo dục.
	7. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho HSTHCS
	Ngoài hoạt động học các em còn có nhu cầu lớn về các hoạt động khác với nội dung phong phú đa dạng. Các hoạt động đó tạo điều kiện để mỗi học sinh phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn., hình thành cho các em định hướng giá trị:
	- Giá trị có được từ học tập: kiến thức, kỹ năng cơ bản, phương pháp học tập khoa học.
	- Giá trị về sự trưởng thành của bản thân: Tư duy kho học, phẩm chất nhân cách chân chính.
	- Giá trị về ứng xử trong các mối quan hệ: tình cảm đẹp với con người, có sự thông cảm, chia sẻ..
	- Giá trị về sự nhận thức tình cảm của mình với bản thân, gia đình, quê hương đất nước.
	Đánh giá:
	Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất. Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải xúc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp. 
	II. Tìm hiểu công nghệ dạy học cấp THCS
	1. Dạy học ở THCS là nghề sử dụng công nghệ dạy học:
	Nghề dạy học được thực hiện bởi con người được đào tạo chuyên biệt, có nội dung xác định phương pháp hợp lý, quy trình chặt chẽ. Tất cả đều hướng đạt mục tiêu giáo dục., nghề dạy học có công nghệ thực thi có 3 đặc điểm chính sau:
	- Công việc được chủ động tổ chức: Giáo viên luôn được phân công nhiệm vụ giảng dạy từ đầu năm học.
	- Công việc được chủ động kiểm soát cả quá trình và kết quả đầu vào đàu ra.
	- Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người này sang người khác.
	Được đào tạo qua trường sư phạm, giáo viên trên cả nước đều truyền đạt cơ bản chương trình, phương thức, phương pháp giống nhau
	Dù phương pháp cũ hay mới thì dạy học cũng là một nghề chuyên biệt có nội dung chuẩn mực, có phương pháp và kỹ thuật thực hiện.
	Trong quá trình đổi mới hiện nay, việc dạy học được hướng chủ yếu vào học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm. Việc giáo viên tổ chức cho học sinh học tập với những điều kiện cần thiết có thể coi là công nghệ dạy học mới và hình dung qua bảng sau:
Đầu vào
(1)
Tiêu chuẩn(2)
Quá trình
(3)
Tiêu chuẩn
(4)
Đầu ra
(5)
- Con người:
+HS
+GV
+Cha mẹ và các nhân vật khác
- Mục tiêu GD: Chuẩn-> chương trình SGK
- Cơ sở vật chất
- Thiết bị
- Các điều kiện khác
Chuẩn đầu vào
Thầy tổ chức- trò hoạt động (thầy thiết kế- trò thi công)
Chuẩn đầu ra
Sản phẩm giáo dục = Mục tiêu giáo dục cụ thể được hiện thực hóa ở từng học sinh
	2.Các yếu tố của công nghệ dạy học:
	a. Các yếu tố đầu vào:
	- Con người:
	+ HS: là nhân vật trung tâm, là chủ thể giáo dục tự biến đổi bản thân theo hướng phát triển trong quá trình học tập và thực hiện hoạt động giáo dục.
	+ GV: Là người, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động học – hành.
	+ Cha mẹ và các nhân vật khác: Có tác động không nhỏ tới quá trình dạy và học ở trường.
	- Mục tiêu GD: Được cụ thể hóa cho từng môn học, cấp học thông qua Chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình SGK.
	- Cơ sở vật chất:
	- Thiết bị
	- Các điều kiện khác
	Việc dạy học của mỗi giáo viên cần có sự vận dụng thích hợp các yếu tố đầu vào theo phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đó cũng là đổi mới phương pháp dạy học.
	3.Quá trình dạy và học.
	- Giáo viên giảng giải, huowngs dẫn, minh họa tùy theo mục tiêu và nội dung cụ thể.
	- Học sinh theo dõi, ghi chép, thảo luận và làm việc theo nhóm.
	- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn tác động mạnh đến hoạt động học của học sinh nên trong quá trình dạy và kiểm tra, đánh giá giáo viên nên nghiên cứu kỹ và có câu trả lời tường minh cho các câu hỏi:
	+ Học sinh học môn học mình dạy để làm gì?
	+ Qua môn học đó học sinh cần lĩnh hội được điều gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
	+ Bằng phương pháp nào để lĩnh hội các nội dung cơ bản.
	III. Tìm hiểu điều kiện dạy và học ở trường THCS
	1.Yếu tố con người:
	- HS khi chuyển từ tiểu học lên lớp 6 ít nhất đạt trình độ tối thiểu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở tiểu học. Học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường vì học sinh là mục tiêu giáo dục. HS như là yếu tố đầu vào, đầu năm học nhà trường nên tiến hành khảo sát trình độ của học sinh lớp 6 của trường ít nhất hai môn: Toán, tiếng việt. Kết quả khảo sát để giáo viên và nhà trường có cứ liệu về yếu tố đầu vào và là thông tin cho giáo viên trực tiếp dạy và ban giám hiệu.
	- Nhà trường là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu giáo dục.
	- Giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh, người quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì thế giáo viên luôn phải học tập, tu dưỡng để có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh theo tinh thần mới.
	- Các bậc cha mẹ: là nhân vật thứ 3 trong công nghệ dạy học: Họ có tác động nâng cao chất lượng giáo dục con em bằng những việc làm cụ thể.
	- Các lực lượng khác: Góp phần quan trọng trong thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh. 
	2. Mục tiêu giáo dục cụ thể:
	Mục tiêu thể hiện rõ ở chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, được sư phạm hóa thành tài liệu học tập dành cho học sinh dưới dạng SGK và các tài liệu học tập khác.
	Chuẩn, chương trình học là những quy định có tính pháp quy. Tất cả các trường, giáo viên phải tuân theo. Mục tiêu giáo dục do nhà nước quy định chung cho mọi học sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước.
	3. Cơ sở vật chất thiết bị:
	Đây là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như: Phòng học, bàn nghế, thư viện, thiết bị, phòng thí nghiệm...
	4. Các điều kiện khác: 
	Tài chính, môi trường giáo dục.
	5. Mô hình trường THCS.
	Mô hình gồm 8 yếu tố liên hệ với nhau:
	- Học sinh: Nhân vật trung tâm – Mục tiêu giáo dục.
	- Các hoạt động giáo dục: Hoạt động chính khóa, ngoại khóa
	- Hoạt động kiểm định và đánh giá giáo dục.
	- Nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực.
	- Tổ chức và quản lý giáo dục.
	- Nội dung, phương pháp dạy học.
	- Cơ sở vật chất, thiết bị.
	- Hoạt động đánh giá.
	6. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
	Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém là biểu hiện quan điểm dạy học phù hợp với đối tượng học sinh “Dạy học vừa sức”.
	7. Quản lý dạy thêm học thêm.
	Thực hiện theo quy định của bộ giáo dục.
	8. Nghề dạy học và thâm niên sư phạm.
	- Giáo viên dạy càng nhiều năm thì khả năng nghiên cứu, tìm hiểu về con người nói chung và học sinh nói riêng (hiểu HS) càng chuyên sâu hơn.
	- Giáo viên dạy học càng nhiều năm càng có điều kiện học tập, nghiên cứu để hiểu sâu rộng, nắm vững nội dung chương trình học của học sinh
	- GV nhiều năm càng vận dụng phương pháp dạy học và biết sử dụng phương tiện dạy học và đổi mới phương pháp dạy học...
	IV. Tìm hiểu việc giảm tải nội dung chương trình học dành cho học sinh THCS.
	1. Sự cần thiết phải giảm tải:
	Sau khi triển khai thực hiện chương trình và SGK đổi mới, năm học 2004- 2005, từ thực tiễn dạy và học ở các trường bộc lộ những điểm bất hợp lý, dã gây quá tải đối với học sinh. Tiếp tục thực hiện giảm tải nội dung học tập dành cho HS trong năm 2011 – 2012 và một số năm kế tiếp là cần thiết và phù hợp.
	2.Yêu cầu giảm tải:
	Bản chất nội dung chương trình dành cho HS THCS không phải là quá cao nhưng có những điểm bất hợp lý chưa thật thiết thực lại thực hiện trong điều kiện còn khó khăn nên đã quá tải đối với học sinh, nhất HS vùng sâu, vùng xa.
Trong nghị quyết IX của ban chấp hành TW Đảng khóa IX khẳng định:”Kiên quyết giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp tâm sinh lý của HS tiểu học và học sinh THCS”. Năm học 2011 – 2012, Bộ GD có chủ trương và hướng dẫn cụ thể về giảm tải nội dung chương trình học cho HS THCS tập trung vào những nội dung sau:
	- Nội dung không thiết thực.
	- Nội dung trùng lặp
	- Nội dung không phù hợp với trình độ học sinh.
	* Thực hiện giảm tải: Đảm bảo năm học sau tốt hơn năm trước, giáo viên chú ý:
	- Nghiên cứu kỹ, nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng đối chiếu với nội dung giảm tải.
	- Nghiên cứu kỹ SGK hướng dẫn học sinh thực hiện.
	- Chuẩn bị kỹ bài dạy theo tinh thần giảm tải, đổi mới phương pháp dạy học.
	- Xử lý tốt chương trình giảm tải vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của giáo dục.
	3. Quản lý giảng dạy theo tinh thần giảm tải.
	Giảm tải trên lý thuyết của Bộ nhưng cần sự quản lý của hệ thống trước hết là các trường cần tuyên truyền phổ biến cho các bậc phụ huynh và người quan tâm.
	V. Tìm hiểu sự phát triển tâm lý học sinh THCS trong sự phụ thuộc vào hoạt động học.
	1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý học sinh:
	- Tính không đồng đều về sự phát triển tâm lý của các chủ thể học sinh.
	- Tính toàn vẹn của tâm lý trong mỗi chủ thể học sinh.
	- Tính thuần nhất, thống nhất, ổn định và bền vững.
	- Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ, theo đó tâm lý của học sinh có thể thay đổi theo hướng chịu ảnh hưởng của những tác động tích cực hoặc những tác động tiêu cực.
	2. Sự phát triển tâm lý học sinh có mối quan hệ biện chứng với hoạt dộng dạy và học.
	Theo công nghệ dạy học mới coi học sinh là nhân vật trung tâm (thầy tổ chức, trò hoạt động): Kiểu học này giáo viên đang hướng tới. Đó chính là “Đổi mới phương pháp dạy học”: Học sinh được chủ động tích cực thực hiện hoạt động học để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng phương pháp và có thái độ tương thích theo sựu tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Những điều học sinh học được vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thục tiễn.
	 Mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSTHCS là mục tiêu nhân văn, phù hợp với thời dại nên nội dung, phương pháp , phương thức tổ chức và các điều kiện cần thiết cũng cần tạo lập đẻ thực hiện mục tiêu này.
	3.Dạy học tạo sự phát triển trí tuệ học sinh.
	Có hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ học sinh:
	- Qua quá trình thu thập tri thức mà trí tuệ được rèn luyện, phát triển
	- Hướng nhiều hơn vào bản thân sự phát triển, học sinh phải lĩnh hội nội dung học tập nhất định. Con đường này dẫn đến hình thành tư duy lô gic, trình độ tư duy khoa học, trình độ phát triển đạt cấp độ tư duy của HS tiểu học.
	VI. Thống nhất phương pháp đánh giá chất lượng dạy và học ở trường THCS.
	1. Đánh giá hoạt động của giáo viên:
	Được đánh giá qua một số tiết dạy căn cứ vào quá trình các bước lên lớp và kết quả làm bài của học sinh sau tiết dạy. Hiện nay định hướng giáo viên dạy theo phương pháp mới: Ứng dụng CNTT.
	*Định hướng đánh giá hoạt động dạy của giáo viên:
	- Đánh giá hoạt động chuyên môn để biết trình độ và trách nhiệm.
	- Đánh giá qua một số tiết dạy.
	- Đánh giá toàn bộ lao động sư phạm của giáo viên để biết số lượng loại hình và chất lương đội ngũ.
	*Xác định thông tin đánh giá.
	- Thông tin về sự chuẩn bị bài của giáo viên.
	- Thông tin về sự chuẩn bị thiết bị, đổi mới PP dạy học.
	- Thông tin thực tế hoạt động dạy và học trên lớp.
	- Thông tin kết quả học tập của học sinh.
	* Sử dụng kết quả đánh giá:
	Kết quả đánh giá có thể là căn cứ xét thi đua, phân công giảng dạy...
	2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
	Cần theo định hướng mục đích đánh giá
	*Hạnh kiểm: Đánh giá theo những quy định chung do sự nhận xét của GV và học sinh. Khi xét cần chính xác công bằng và khách quan.
	*Học lực: Nhiều môn được đánh giá bằng định lượng (Tính điểm), Một số môn đánh giá bằng định tính. Đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành theo hướng dẫn của thông tư 58 của Bộ giáo dục và đào tạo.
	3. Hướng đổi mới kiểm định và đánh giá chất lượng:
	a. Một số thử nghiệm về đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường học.
	- Đánh giá ngoài.
	- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng
	b. Đánh giá chất lượng theo mục tiêu giáo dục
	c. Đánh giá theo trường chuẩn quốc gia.

File đính kèm:

  • docxModule_THCS_1_Dac_diem_hoc_tap_cua_hoc_sinh.docx
Giáo án liên quan