Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 35 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết giải bài toán bằng 2 phép tính.
- HS vận dụng làm BT1,2,3. HS làm thêm BT4.
- HS hứng thú trong giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ - Chữa bài 3 giờ trước.- HS, GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1(176):- HS nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV kết hợp tóm tắt bài toán.
i HS đọc bài. - GV nhận xét. *Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2:- GV đọc yêu cầu bài : Cua Càng thổi xôi. - HS quan sát tranh minh hoạ. - 1 HS đọc bài thơ - HS trả lời - Tìm tên các con vật được nhắc đến trong bài thơ ? -> Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng. - Nhận xét, chốt bài làm đúng. a- Mỗi con vật được nhân hoá nhờ những từ ngữ nào? - Cua Càng: Thổi xôi, đi hội, cõng nồi - Cái Tép: Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng. - Cậu Ốc: Vặn mình, pha tra.ø - Chú Tôm: Lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng. - Bà Sam : Dựng nhà - Ông Dã Tràng: Móm mém, rụng hai răng. b- Em thích hình ảnh nào? vì sao? - Gv củng cố các cách nhân hóa. 3. Củng cố dặn dò - GV nhắc HS nhớ các bài vừa ôn luyện. Cách tìm nhân hoá. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiếp) _______________________________________________________________ TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì II (Tiết 5) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 70tiếng/1phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2,3 đoạn, bài thơ đã học ở HKII. HS đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/ phút) - HS nghe kể được câu chuyện “Bốn cẳng và sáu càng”- Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khôi hài. - HS có ý thức học tập tốt. II / ĐỒ DÙNG: GV: SGK, phiếu bốc bài, tranh. HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động Hoạt động 1: Ôn luyện các bài tập đọc thuộc . - Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài. - Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 28 - 34 - GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học (đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật....) - GV gọi HS đọc bài. - GV nhận xét. *Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2:- GV đọc yêu cầu và các câu gợi ý. - GV kể chuyện lần 1: HS quan sát tranh. ? Chú lính được cấp ngựa để làm gì? ? Chú sử dụng con ngựa như thế nào? ? Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - 1 HS kể lại câu chuyện. - GV kể mẫu lần 2: - Từng cặp HS kể - Đại diện vài HS lên thi kể ? Truyện gây cười ở điểm nào? 3. Củng cố dặn dò - GV nhắc HS nhớ các bài vừa ôn luyện. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiếp) ___________________________________________________________________ TOÁN Tiết 172: Luyện tập chung I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố về các đơn vị đo đại lượng - Rèn kỹ năng làm tính với các số đo đại lượng . - HS có ý thức học tập tốt II/ ĐỒ DÙNG GV: Bảng phụ ghi bài tập 3 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS nêu các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng đã học. - GV nhận xét và bổ sung. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động Hoạt động 1: Thực hành Bài 1 - 1 HS đọc yêu cầu - GV đọc số yêu cầu HS viết số vào bảng con. - HS viết vào bảng con - Nhận xét, chốt kết quả đúng * Bài 2 : - 1 HS đọc yêu cầu.-> GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở - Nhận xét, củng cố cách thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. * Bài 3:- 1 HS đọc yêu cầu GV yêu cầu HS vẽ thêm kim phút vào mô hình đồng hồ trên bảng . - Trả lời đồng hồ chỉ mấy giờ. -> HS vẽ thêm kim vào đồng hồ và trả lời. - Quan sát trả lời: => Đồng hồ A chỉ 10h18’ hay 22h18’. => Đồng hồ B chỉ 1h50’ (2h kém 10’) hay 13h50’. => Đồng hồ C chỉ 6h34’ (7h kém 26’) hay 18h34’. - Nhận xét, củng cố cách xem đồng hồ. * Bài 4 :- 1 HS đọc yêu cầu.-> GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở-> Nhận xét, chốt kết quả đúng. ? Trong biểu thức có nhiều phép tính và dấu ngoặc, ta thực hiện như thế nào * Bài 5- 1 HS đọc bài toán. - GV giúp HS phân tích bài toán. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp. - Nhận xét, chốt bài làm đúng. Bài giải Giá tiền mỗi đôi dép là: 92500 : 5 = 18500 (đ) Số tiền mua 3 đôi dép là: 18500 x 3 = 55 500 (đ ) Đ/S: 55 500 đồng 3- Củng cố, dặn dò : - GV và HS nhắc lại nội dung bài . - Đánh giá tiết học. __________________________________________________________________ ĐẠO ĐỨC Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố các kiến thức đã học trong học kì II. - Trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến bài học. - Giáo dục ý thức đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau. II/ ĐỒ DÙNG Tranh về môi trường III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động1. Thảo luận và trả lời các câu hỏi. + Mục tiêu:Giúp HS củng cố các kiến thức đã học. HS biết được những biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. + Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. ? Vì sao cần phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế. ? Khi giao tiếp với người nước ngoài chúng ta nên giao tiếp như thế nào. ? Vì sao phải tôn trọng một đám tang. ? Em cần làm gì để tôn trọng thư từ tài sản của người khác. ? Em cần làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. ? Em đã chăm sóc cây trồng và vật nuôi như thế nào. Y/ c HS thảo luận nhóm 4. Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung. GV nhận xét, kết hợp liên hệ giáo dục HS. Hoạt đông 2 : Xử lí tình huống + Mục tiêu : Giúp HS có kĩ năng khi xử lí các tình huống có thể xảy ra. + Cách tiến hành: - GV đưa ra các tình huống về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. + Khi gặp bác đưa thư, đưa thư cho nhà hàng xóm em sẽ làm gì? + Khi bạn ở lớp uống nước, làm lãng phí nguồn nước em sẽ nói gì với bạn? + Cây hoa ở trong lớp và sân trường mình bị héo do khô và không được chăm sóc em sẽ nói gì với bạn? - HS trả lời tự do. - HS khác cùng lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -GDHS cần phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi người HS. ________________________________________________________________ Buổi chiều: TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì II (Tiết 6) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 70tiếng/1phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2,3 đoạn, bài thơ đã học ở HKII. HS đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/ phút) - HS nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “ Sao mai” - HS có ý thức học tập tốt. II/ ĐỒ DÙNG:GV: SGK, phiếu bốc bài. HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động1: Ôn luyện các bài tập đọc thuộc . - Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài. - Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 28 - 34 - GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học (đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật....) - GV gọi HS đọc bài.- GV nhận xét. *Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập Bài 2:- GV đọc mẫu bài viết 1 lần - GV giải nghĩa về sao mai ? Ngôi sao mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? - GV yêu cầu HS nêu lại cách trình bày bài thơ 4 chữ? - GV đọc cho HS một số từ khó viết. HS viết vào bảng con. - GV đọc chính tả cho HS viết- HS viết bài vào vở chính tả. * Đánh giá, nhận xét - HS soát lỗi bằng chì. - GV đọc lại cho HS soát lỗi - GV thu, nhận xét một số bài của HS. 3. Củng cố dặn dò - GV nhắc HS nhớ các bài vừa ôn luyện. - Chuẩn bị bài sau. ____________________________________________________________ TIẾNG VIỆT * Luyện: Kể về ngày hội I/ MỤC ĐÍCH YÊ CẦU. - Kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước và viết những điều vừa kể thành nột đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). - Biết kể về một ngày hội viết được những điều vừa kể thành nột đoạn văn ngắn Lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảch và hoạt động trong ngày hội. - Có hiểu biết về những lễ hội của 1 số địa phương. II/ ĐỒ DÙNG III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ - Kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội? - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn HS kể *Kể miệng + Nêu yêu cầu của bài? + Em chọn kể về lễ hội nào? - Yêu cầu 1 học sinh khá giỏi lên kể mẫu. - Một học sinh kể một học sinh nghe và bổ sung và ngược lại. - Yều cầu học sinh kể theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm lên kể trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Viết bài - Nêu yêu cầu của bài? Học sinh xác định yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh trình bày những điều vừa kể vào vở. - Học sinh viết bài. - GV chú ý giúp đỡ HS. Lưu ý cách trình bày cho HS. - Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết. - Học sinh nhận xét, bổ sung bài viết của bạn. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Em đã tham gia những lễ hội nào rồi? ở đâu? - Khi đến lễ hội em sẽ làm gì? - Nhận xét giờ học. ______________________________________________________________________ THỦ CÔNG Ôn tập chương 3 và chương 4 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố cho HS về đan nan và làm đồ chơi đơn giản. - HS làm được một sản phẩm đã học. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. - HS yêu thích sản phẩm mình làm ra. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Các mẫu về chương đan nan và làm đồ chơi. - HS: Đồ dùng bộ môn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS. ? Nêu tên các bài đã học ở chương III và chương IV? - 2 HS nêu, GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. GV ghi bảng: + Đan nong mốt + Đan nong đôi + Làm lọ hoa gắn tường + Làm đồng hồ để bàn + Làm quạt giấy tròn - Vài HS nhắc lại tên các bài. - GV cho HS quan sát lại các mẫu. *Hoạt động 2: Thực hành. - GV nêu yêu cầu: Hãy làm một sản phẩm (tuỳ theo ý thích ở chương III và chương IV). Với HS khéo tay làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. - Vài HS nêu tên sản phẩm định làm. - HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. 3. Củng cố- dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - Vài HS nhắc lại các bước làm sản phẩm mình vừa làm. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. _________________________________________________________________ Ngày soạn :5/4/2017 Ngày dạy:Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2017 Buổi sáng: TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì II (Tiết 7) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 70tiếng/1phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2,3 đoạn, bài thơ đã học ở HKII. HS đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/ phút) - HS nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “ Sao mai” - HS có ý thức học tập tốt. II/ ĐỒ DÙNG:GV: SGK, phiếu bốc bài. HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn luyện các bài tập đọc thuộc . - Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài. - Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 28 - 34 - GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học (đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật....) - GV gọi HS đọc bài.- GV nhận xét. *Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập Bài 2:- GV đọc mẫu bài viết 1 lần - GV giải nghĩa về sao mai ? Ngôi sao mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? - GV yêu cầu HS nêu lại cách trình bày bài thơ 4 chữ? - GV đọc cho HS một số từ khó viết. HS viết vào bảng con. - GV đọc chính tả cho HS viết- HS viết bài vào vở chính tả. * Đánh giá, nhận xét - HS soát lỗi bằng chì. - GV đọc lại cho HS soát lỗi - GV thu, nhận xét một số bài của HS. 3. Củng cố dặn dò - GV nhắc HS nhớ các bài vừa ôn luyện. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiếp) ______________________________________________________________ TOÁN Tiết 173: Luyện tập chung I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố về số liền trước, số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số. - HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng 2 phép tính. - HS có ý thức học tập tốt II/ĐỒ DÙNG: III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm số lớn nhất, bé nhất có 2,3,4,5 chữ số? - HS trả lời trước lớp. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: Hoạt động 1: Thực hành * Bài 1- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV nêu từng số - HS nêu số liền trước của số đó. - HS tự khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. a/ Số liền trước số 8270 là số 8269 b/ Số liền trước số 10 000 là số 9 999 * Bài 2 :- 1 HS đọc yêu cầu - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở - Nhận xét, củng cố cách thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. * Bài 3- 1 HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? Tóm tắt: Có : 840 bút chì. Bán : bút chì. Còn lại : ...... bút chì ? - GV giúp HS phân tích bài toán. -1 HS lên bảng làm, lớp làm vở - Nhận xét, chốt bài làm đúng. Bài giải: Số bút chì đã bán được là: 840 : 8 = 105 (cái). Số bút chì còn lại sau khi bán là: 840 – 105 = 735 (cái). Đáp số: 735 cái bút chì. - GV củng cố bài toán. * Bài 4:- GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - Nhận xét, chốt bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò - GV và HS củng cố toàn bài - Nhận xét tiết học. ______________________________________________________________________ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 70: Ôn tập học kì 2: Tự nhiên (tiếp theo) I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Tiếp tục khắc sâu những kiến thức đã học về chủ để Tự nhiên: củng cố kiến thức đã học về động vật, thực vật, Mặt Trời, Trái Đất,... - HS vận dụng kiến thức trả lời đúng các câu hỏi, rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác khi thực hiện trò chơi. - Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Phiếu học tập (HĐ1), phiếu ghi một số nội dung để thực hiện trò chơi (HĐ 2). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Em sống ở miền nào? - Nêu một số phong cảnh đẹp ở quê hương em? - Lớp; GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. + Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về động vật. + Cách tiến hành: . Bước 1: - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV hướng dẫn - HS hoàn thành bảng trong phiếu. . Bước 2: - HS đổi phiếu kiểm tra chéo nhau. . Bước 3: - Một số HS trả lời trước lớp. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời. *Hoạt động 2: Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". + Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thực vật. + Cách tiến hành: . Bước 1: - GV chia lớp thành một số nhóm. - GV chia bảng thành các cột tương ứng với số nhóm. . Bước 2: - GV nói: Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,...), rễ cọc (hoặc rễ chùm,...) - HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên cây có thân mọc đứng, rễ cọc,... Lưu ý: Mỗi HS trong nhóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết. . Bước 3: - GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi, GV nói một đặc điểm của cây). - Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc. Lưu ý: Nếu còn thời gian có thể ôn tập cho cho HS các nội dung về "Mặt Trời và Trái Đất" bằng cách như sau: - Từng nhóm HS cử đại diện lên rút thăm. - HS trong nhóm thực hiện theo nội dung ghi trong phiếu. - HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diễn của nhóm bạn. - GV nhận xét và khen thưởng những nhóm trả lời hoặc biểu diễn nhanh, đúng và đủ. 3. Củng cố- dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài. - GV liên hệ GDHS: Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loài động vật, thực vật,...? - GV hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, HDHSCB tiết sau. Buổi chiều: TOÁN Tiết 174: Luyện tập chung I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố tìm số liền trước, liền sau của một số, thứ tự các số có năm chữ số. Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Số ngày của tháng trong năm. - Rèn luyện kĩ năng về tìm số, qui tắc tính diện tích của một hình - Có ý thức học tập tốt II/ ĐỒ DÙNG III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: Hoạt động 1: Thực hành. Bài 1( 179) - Yêu cầu HS đọc đề bài - Muốn tìm số liền trước, liền sau ta làm như thế nào? -Yêu cầu HS làm nháp -> HS n êu cách làm HS_ GV nhận xét, chốt. Bài 2( 179) HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài-> HS làm bảng lớp và giấy nháp - GV củng cố lại cách cách cộng trừ nhân chia số có năm chữ số Bài 3( 179)- HS nêu yêu cầu. Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. - Đại diện nhón trình bày.- HS, GV nhận xét Bài 4( 179) HS nêu yêu cầu ? Bài tập Y/C các con làm gì ?=> Bài tập yêu cầu tìm thừa số và số bị chia chưa biết. ? Muốn tìm thừa số chưa biết, ta phải làm gì ? => Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. ? Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào ? => Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia. - HS nêu qui tắc.-> Làm bài vào vở( cả lớp) - GV củng cố về tính giá trị của biểu thức Bài 5( 179) (tính bằng một cách): HS nêu yêu cầu - HS nêu quy tắc:+ Tính diện tích hình chữ nhật + Tính diện tích hình vuông. Giáo viên kết hợp phân tích chi tiết cho HS. 1 HS lên bảng làm bài, làm vở.HS_ GV nhận xét, chốt. Bài giải: Chiều dài của hình chữ nhật là: 9 2 = 18 (cm). Diện tích hình chữ nhật là: 18 9 = 162 (cm2). Đáp số: 162cm2. 3. Củng cố- dặn dò: -GV hệ thống lại nội dung bài . - Nhận xét tiết học. LUYỆN VIẾT(TC) Ôn: Từ ngữ về các nước. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm. I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Củng cố từ ngữ về các nước, cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?Dấu hai chấm. - HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập theo yêu cầu. - HS có hứng thú về môn học. II/ĐỒ DÙNG: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Đọc tên các nước sau đây rồi khoanh tròn chữ cái trước các tên viết đúng: A. Trung Quốc B. Thái Lan C. lào D. mi - an - ma E. Căm - pu - chia G. Đức - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung BT.- >HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài. - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: Viết tên 3 nước trong khu vực Đông Nam Á mà em biết (không viết lại những tên đã có ở bài tập 1). - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - HS làm bài cá nhân. Vài HS đọc tên 3 nước vừa viết. - Lớp, GV nhận xét, tuyên dương những HS viết đúng. Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong mỗi câu dưới đây : a. Tôi quyết định giành lại lòng tin của cha mẹ bằng những điểm 10. b. Tối tối bà thường ru bé ngủ bằng những câu chuyện cổ tích. c. Mẹ thường chải mái tóc dài như suối của mình bằng chiếc lược ngà màu đen. d. Chích bông đã chiến đấu chống lại kẻ thù bằng chút tàn lực cuối cùng. c. Ông dính hai tờ giấy lại với nhau bằng hồ dán. - 2 HS đọc y/ c của BT.-> GV giúp HS nắm vững y/ c của BT. - HS làm bài cá nhân vào vở. GV chấm 1 số bài; nhận xét. Bài 4: Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong các câu dưới đây: a.Căn nhà tôi chẳng có nhiều đồ đạc một cái tủ, một chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. b. Vườn tuy nhỏ nhưng có đủ các loại cây khác nhau cây xoan, cây chuối, cây khế, cây bởi, cây hồng, cây nhài, cây mẫu đơn, cây thược dược,. c. Đường đến chợ rộ lên những âm thanh ồn ã tiếng lợn, gà, vịt, tiếng người nói. d. Chợ tết có rất nhiều hàng hoá lá dong, gạo nếp, thịt lợn, cây cảnh, mứt, kẹo, - 2 HS đọc y/ c của BT.- GV giúp HS nắm vững y/ c của BT. - HS làm bài vào vở. - 4 HS chữa bài trên bảng (Mỗi em làm một phần). - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.- Vài HS đọc các câu đã điền dấu hai chấm. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 HS nhắc lại ND bài học. - GV chốt lai kiến thức của bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn dò TOÁN * Ôn luyện về nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số I/ MỤC ĐÍCH
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_35_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc