Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Viết đúng chữ hoa N ( 1 dòng), Q, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng: Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng: Đường vô . hoạ đồ (1 lần bằng cỡ chữ nhỏ).

- HS viết tương đối đúng, đẹp.

- HS có ý thức viết đẹp, giữ vở sạch đẹp.

II/ ĐỒ DÙNG:- GV: chữ mẫu viết hoa N ; phấn màu.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết bảng con: Mạc, Một

- GV nhận xét cách viết

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

*Hoạt động1: Hướng dẫn viết trên bảng con

* Luyện viết chữ hoa

- HS tìm các chữ hoa có trong bài

- GV đưa ra chữ mẫu N cho cả lớp cùng quan sát

- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó

- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp

- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nhắc lại.
 - >HS tính nhẩm và nêu kết quả
- HS tự làm các phần còn lại rồi chữa bài.
*Bài 2- GV yêu cầu hs tính giá trị của từng cặp biểu thức.
- Gọi hs lên bảng chữa bài - HS làm phần a, b, c.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức ( 421 - 200 ) x 2 với biểu thức 421 - 200 x 2.
- Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong có cùng số, cùng dấu phép tính .
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- HS nêu kết quả phần d.
-> Lớp GV nhận xét.
*Bài 3- GV nêu biểu thức trên bảng.
- Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống chúng ta cần phải làm gì ?
- Chúng ta cần tính giá trị biểu thức ( 12 + 11 ) x 3 trước, sau đó so sánh giá 
-> HS tự làm bài tập vào vở rồi chữa bài.
- HS- GV nhận xét, củng cố bài toán.
*Bài 4- Gọi hs lên bảng xếp hình theo yêu cầu.
-> Lớp nhận xét, chữa bài
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV củng cố lại cho hs các qui tắc tính giá trị của biểu thức qua các bài tập trên bảng
-> HS thuộc các qui tắc.
- Nhận xét tiết học 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 33: An toàn khi đi xe đạp
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết một số quy định đối với người đi xe đạp .
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp.
- Chấp hành luật lệ an toàn giao thông
GDKNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
-KN kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông
-KN làm chủ bản thân:: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
II/ ĐỒ DÙNG :GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :- Hãy phân biệt giữa làng quê và đô thị?-> HS nêu trước lớp.-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài :Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát tranh
+Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật 
lệ giao thông
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm đôi, yêu cầu các quan sát các hình ở trang 64 SGK và thảo 
luận xem ai đi đúng, ai đi sai
Bước 2: Đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV liên hệ với HS về việc cá em đã thực hiện đi đúng luật chưa và cho HS quan 
sát 1 số tranh về thực hiện ATGT
Hoạt động 2: Thảo luân nhóm 
+Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật an toàn giao thông đối với người đi xe đạp
+Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp làm 6 nhóm, nêu câu hỏi thảo luận : Đi xe đạp như thế nào 
cho đúng luật giao thông?-> Các nhóm thảo luận 
Bước 2: Đại diện một số nhóm lểntình bày kết quả thảo luận
GV phân tích tầm quan trọng của việc chấp hành luật an toàn giao thông
=>GV kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho 
người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ	
+ Mục tiêu:Thông qua trò chơi nhắc nhở HS ý thức chấp hnàh luật ATGT
Bước 1: Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới 
tay phải	
Bước 2: Trưởng trò hô: 
	Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay
	Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị
3. Củng cố- Dặn dò:LH: về ý thức chấp hành luật an toàngiao thông của các em và nhắc nhở các em cần chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
- GV nhận xét tiết học.
_________________________________________________________
 Buổi chiều
	TIẾNG VIỆT *
 Luyện tập: Từ ngữ về thành thị nông thôn- Dấu phẩy
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố các từ về thành thị, nông thôn. Cách dùng dấu phẩy.
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu.
- HS có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên một số thành phố ở nước ta?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập : 
* Bài 1:GV yêu cầu
a-Tìm và viết lại tên một số thành phố của nước ta? Trong đó những thành phố nào thuộc đô thị loại 1, loại 2, loại 3?
b- Kể tên một số vùng quê mà em biết? 
- 1 HS đọc yêu cầu.- >HS làm bài vào vở bài tập.
- Đại diện 3, 4 HS đọc bài làm của mình .- >Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 2: Ghi tên các sự vật và công việc:
a- Thường thấy ở thành phố?
b- Thường thấy ở nông thôn?
- 1 HS đọc yêu cầu.- >HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
 Tôi vốn là đứa hay ăn hay ngủ nhưng lười làm. Đã thế tôi lại chẳng bao giờ tập thể dục. Bởi vậy cùng với tuổi tăng lên thì thân hình tôi càng trở lên béo phì kéo theo vô vàn các biệt danh như: Bé bự bé mập su- mô...Tôi bèn lên kế hoạch tập luyện. Buổi sáng tôi dậy chạy mấy vòng. Tôi ăn ngủ điều độ hơn. Chắc chắn tôi sẽ thay đổi được hình ảnh của mình trong mắt các bạn.
- HS đọc yêu cầu bài.-> HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS làm bài vào vở. 
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
 ( Tôi vốn là đứa hay ăn, hay ngủ nhưng lười làm. Đã thế tôi lại chẳng bao giờ tập thể dục. Bởi vậy cùng với tuổi tăng lên thì thân hình tôi càng trở lên béo phì, kéo theo vô vàn các biệt danh như: Bé bự, bé mập, su- mô...Tôi bèn lên kế hoạch tập luyện. Buổi sáng tôi dậy chạy mấy vòng. Tôi ăn, ngủ điều độ hơn. Chắc chắn tôi sẽ thay đổi được hình ảnh của mình trong mắt các bạn.) 
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV và HS củng cố toàn bài 
- Đánh giá tiết học
TOÁN*
Luyện tập tính giá trị của biếu thức
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu.
- GD học có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG:	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
Tính: 24 : 4 123 60 – 5 + 35.
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập cách tính giá trị của biểu thức.
- HS nêu các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- 3-4 HS nêu trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét.
* GV lấy từng ví dụ để giúp HS hiểu bài hơn.
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
125 – 25 3
125 + 75 3
125 : 5 + 75 : 5
5 3 + 7 8
30 : 3 + 7 8
24 3 – 2 6
- 1 HS đọc yêu cầu.-> 6 HS lên bảng làm, lớp làm vở Toán*
- Nhận xét củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
* Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
48 – 18 : 6 = 30 : 6
 = 5
48 – 18 : 6 = 48 - 3
 = 45
25 – 5 3 = 20 3
 = 60
25 – 5 3 = 25 - 15
 = 10
- 1 HS đọc yêu cầu-> 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 3: Có 16 bạn nữ và 24 bạn nam, chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu bạn? 
- HS đọc bài toán-> HD HS phân tích bài
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở-> HS làm bằng 2 cách.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 5: Có 14 bông hồng và 18 bông cúc. Chia đều cắm vào bình mỗi bình có 7 bông hoa. Hỏi cắm được bao nhiêu bình hoa?
- 1 HS đọc bài toán.-> HS tự phân tích và tự làm bài
- HS phân tích bài dưới sự HD của GV và làm bài.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV và HS củng cố ND toàn bài-> Đánh giá tiết học.
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bài 5: Tạo cảm hứng học tập (tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu tầm quan trọng của việc tạo cảm hứng trong lớp học.
- Thực hành các cách tạo sự hào hứng trong lớp cùng các bạn.
II/ ĐỒ DÙNG:	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:- Em hãy kể những việc làm thể hiện sự yêu thương, chia sẽ.
-HS- GV nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: HS biết được cách tạo hứng thú học tập.
b. Cách tiến hành:- GV cho HS đọc truyện: Chuyện ở lớp 3A
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1) Vì sao khi bạn lớp trưởng nghỉ học, Bình và các bạn trong lớp lại caảm thấy mệt mỏi, không hào hứng học tập?
2) Nêu cách tạo sự hứng thú trong học tập.
- HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời
- GV cho HS nhận xét
- GV kết luận: Để đạt kết quả tốt nhất trong mỗi tiết học, các em cần phải có sự hứng thú học tập. Để có được điều đó, các em có thể hát một bài hát hay chơi một trò chơi.
Hoạt động 2: Nhóm đôi
a. Mục tiêu : HS nhận biết cách thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát ảnh
- GV hỏi:+ Hình ảnh nào thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học.
- GV cho HS nhận xét
- GV kết luận: Có rất nhiều cách thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học như:
*Hoạt động 3: Cá nhân
a. Mục tiêu: HS biết cách thể hiện việc tạo cảm hứng trong học tập
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc đề:
- HS đọc đề: Em chủ động đứng lên hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện vui cho cả lớp nghe vào đầu buổi học. Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào
- GV cho lớp thi đua:
- Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
- GV cho HS nhận xét
- GV kết luận: Để mỗi tiết học thú vụ, đạt kết quả cao, các em cần bắt bài hài, kể 1 câu chuyện trước mỗi tiết học.
3. Củng cố- Dặn dò:- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể lại một số việc làm thể hiện việc tạo cảm hứng học tập.
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 7/ 12/2016
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
TẬP ĐỌC
Anh Đom Đóm
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ . Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ, đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu ND Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống các loài vật ở nông thôn vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
- HS có ý thức yêu cuộc sống, yêu các loài vật. 
II/ ĐỒ DÙNG: GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
 - HS: SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc lại đoạn 1-2 bài tập đọc: “ Mồ Côi xử kiện”và trả lời các câu hỏi. 
- Qua bài tập đọc câu chuyện muốn nói lên điều gì?
 - GV nêu câu hỏi 4SGK
 - GVnhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:	 
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:	
*Hoạt động1: Luyện đọc. 
- Gv đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc cho HS. 
+ Đọc từng câu thơ
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu đến hết bài
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS lan dần, lặng lẽ, long lanh , rộn rịp...
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp
- 6HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ của bài
- GV chiếu các khổ thơ hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.
- HS giải nghĩa1số từ khó trong bài: chuyên cần, Cò Bợ, Vạc
- Đọc khổ thơ trong nhóm.( GV chia mỗi nhóm gồm 6 HS- thời gian đọc 3 phút)
- Thi đọc giữa các nhóm.( 2nhóm lên thi đọc- các nhóm khác chú ý nhận xét- tuyên dương nhóm đọc tốt)
* Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- GV nêu CH 1:"Anh đom đóm lên đèn đi đâu?"
- HS trả lời câu hỏi- HS, GV nhận xét chốt lại.
-> “ GV giải thích cho HS hiểu thêm tại sao anh Đom Đóm lại phát sáng”
-> HS hiểu Đom Đóm là loài vật có ích chứ không phải là ma.
* HS đọc câu hỏi 2: Tìm từ tả đức tính của anh đom đóm trong hai khổ thơ?
-HS trả lời( Chuyên cần)- HS nhắc lại câu trả lời- GV chôt ND. 
à Liên hệ: Vậy để để học tập và chuẩn bị tốt cho đợt thi cuối kì I này các em đã làm và học tập như thế nào?
*CH3: Anh đom đóm thấy những những cảnh gì trong đêm?- HS trả lời.
 ? Bài thơ ca ngợi anh Đóm Đóm điều gì?->Đom Đóm rất chuyên cần. 
 ? Cuộc sống của các loài vật ở quê vào ban đêm ntn? ->Cuộc sống các loài vật ở nông thôn vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
HS suy nghĩ trả lời.
* GVđưa nội dung lên bảng lớp-> 1 HS nêu lại nội dung.
Hoạt động 3: - Luyện đọc HTL.
- 1 HS đọc lại bài thơ. GV kết hợp nhắc các em nghỉ hơi, nhấn giọng ở một số từ ngữ. 
- GV HD học sinh HTL từng khổ, cả bài thơ.
- HS lần lượt đọc thuộc lòng HTL khổ thơ.
- 1 Vài HS thi HTL cả bài thơ.
- GV nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- 1 HS nhắc lại nội dung chính của bài?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
___________________________________________________________
TOÁN
Tiết 83: Luyện tập chung
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng .
- Vận dụng làm tốt các bài tập1, BT2, 3 dòng 1, BT4, 5. HS làm thêm BT2, 3 dòng2.
- HS ham thích học toán.
II/  ĐỒ DÙNG:
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm Bài 2 của tiết 82. HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Thực hành
*Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:- HS đọc Y/C của bài.
- Củng cố về biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia.
 HS củng cố.- Ta thực hiện từ trái sang phải. 
- 4 HS lên bảng làm bài.- HS nhận, GV nhận xét.
*Bài 2, 3:( Dòng 1): Tiến hành tính giá trị của biểu thức.
- Củng cố về cánh tính biểu thức có : nhân, chia, cộng, trừ (trong ngoặc).
- Thực hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- 2 HS làm dòng1 của phần a, b.
- HS nêu kết quả dòng 2.
- Lớp GV nhận xét.
*Bài 4: Nối giá trị biểu thức với BT- HSnêu y/c BT.
- GV cho HS trò chơi nối giá trị biểu thức.
 - GV khuyến khích HS tham gia chơi.
- GV nhận xét, củng cố cho HS.
*Bài 5: (Giải BT bằng 2 cách) - HS nêu y/cbài. 
- GV HD: ? Có tất cả bao nhiêu cái bánh? 
 ? Mỗi hộp xếp mấy cái bánh? Mỗi thùng có mấy hộp? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh chúng ta phải làm như thế nào? 
- HS trả lời.
- GV yêu cầu giải BT bằng 2 cách 
- HS làm cách 1- HS nêu cách làm cách 2.
- Gv nhận xét - chữa bài, chốt.
* Cách 1:
Bài giải
Số hộp bánh được xếp là:
800 : 4 = 200 ( hộp )
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 5 = 40 ( thùng )
 Đáp số : 40 thùng
* Cách 2:
Bài giải
Số thùng xếp được là:
(800 : 4) : 5 = 40 ( thùng )
 Đáp số : 40 thùng 
GV củng cố lại cách giải của bài toán.
3- Củng cố dặn dò: 
- GV khắc sâu cho HS giải các dạng toán trên.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn : 7/ 12/2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
	CHÍNH TẢ 
Nghe - viết: Âm thanh thành phố
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
- Biết yêu quý và giữ gìn tình bạn
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: rộn rịp, lặng lẽ.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị:
HS đọc đoạn viết (đoạn 3), lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi: Đoạn viết có mấy câu? 
Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? 
Các âm thanh nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố? 
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Đánh giá, nhận xét , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2(147)a:
1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài các nhân, 
1HS làm bảng lớp.
GV chữa bài HS làm.
1HS đọc lại bài làm đúng
3. Củng cố -Dặn dò:
-HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả văn xuôi. 
-GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
TOÁN
Tiết 84: Hình chữ nhật
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu nhận biết 1số yếu tố đỉnh, cạnh và góc của hình chữ nhật. 
- Nhận dạng hình chữ nhật theo yếu tố cạnh , góc Có 2 cạnh ngắn bằng nhau và 2 cạnh dài bằng nhau. Bốn góc của hình chữ nhật đều là góc vuông.
- HS có ý thức áp dụng kiến thức đã học để vào cuộc sống làm việc.
II/ ĐỒ DÙNG:GV: GAĐT	HS: Ê ke, thước kẻ có xăng-ti-mét.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS dưới lớp nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia; biểu thức có dấu ngoặc.
- HS làm 2 phép tính: 10+40: 2=	( 18+28): 4=
- 2 HS lên bảng làm, lớp nêu miệng-> HS- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV chiếu một số hình lên bảng. HS nêu tên hình.
- Hình nào là hình chữ nhật?-> HS nêu H2
- Để biết được các đặc điểm của HCN. Cô cùng các em đi học Tiết 84 Hình chữ nhật.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hình thành kiến thức.
- GV mở hình chữ nhật ở bảng lớp.-> Giới thiệu cho HS đây là hình chữ nhật ABCD.
+GV cho HS lên kiểm tra 4 góc, nêu tên các đỉnh của hình chữ nhật.
- HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật và rút ra nhận xét.
=> GV kết luận : 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.
+ Hình chữ nhật ABCD có mấy cạnh?-> HS nêu tên các cạnh.
- GV cho HS lên đo 4 cạnh của hình chữ nhật.-> HS dùng thước đo và rút ra nhận xét.( nêu số đo)
- GVKL về cạnh của HCN: Có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.
- 1HS nhắc lại đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật.
=> KL: HCN có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS nhắc lại nhiều lần.
+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN ?
*Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1( 84): - 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập: Trong các hình đã cho, hình nào là HCN, hình nào không là HCN ? .
- HS tự dùng ê ke, thước kẻ kiểm tra cạnh và góc của các hình tìm đâu là hình chữ nhật-> HS nêu miệng.HS- GV nhận xét chốt.
 - GV nhận xét và khẳng định.
+ Hình chữ nhật : MNPQ và RSTU HS nêu lại cách xác 
+ Các hình ABCD và EGHI không phải là HCN. định HCN.
- GV củng cố cách xác định hình chữ nhật.
*Bài 2( 84): - HS đọc yêu cầu BT. GVHD HS cách đo trên màn hình.
- HS làm việc nhóm đôi dùng thước đo độ dài các cạnh của HCN và nêu kết quả.
- 3HS nêu kết quả đo trước lớp, cả lớp bổ sung.
 Ta có : cạnh AB = CD = 4cm và cạnh AD = BC = 3cm ; MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm .
- HS, GV cùng chữa bài.
*Bài 3( 84) 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và độ dài của các cạnh mỗi hình
* Hình chữ nhật ABNM có:
 AB = MN = 4cm, AM = BN = 1cm
* Hình chữ nhật MNCD có:
 MN = DC = 4cm, MD = NC = 2cm
* Hình chữ nhật ABCD có:
 AB = CD = 4cm, AD = BC = 3cm
- HS làm vở. HS lên tính độ dài hình chữ nhật.
- HS, GV cùng chữa bài.
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật trong vừa học trong bài.
*Bài 4( 84): 
GV tổ chức thi kẻ nhanh. “ Trò chơi Ai nhanh hơn”
- HS lớp chia làm 2 nhóm lên thi kẻ nhanh.-> HS- GV nhận xét.
3. Củng cố -Dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- HS nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật. 
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________
	 THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ VUI VẺ ( Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ tương đối đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mầu, giấy thủ công, kéo, mẫu chữ VUI VẺ bằng giấy thủ công.
- HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn mẫu:
* Quan sát nhận xét mẫu:
- GV treo chữ mẫu lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ VUI VẺ.
* Hướng dẫn thao tác:
- GV hướng dẫn cách kẻ, gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ. 	 
 + Vài HS nhắc lại cách kẻ, gấp, cắt chữ V, I , E.
 	 + Cắt chữ VUI VẺ theo hướng dẫn.
 	 + Dán chữ VUI VẺ vào vở hoặc giấy.
- GV làm 2 lần để HS quan sát, lần 2 làm chậm, vừa làm vừa nêu quy trình.
- 2 HS lên làm thử. Lớp, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành:
- HS tập kẻ, gấp, cắt dán chữ VUI VẺ. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước cắt dán chữ VUI VẺ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Buổi chiều:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Tìm được các từ chỉ đặc điểmcủa người ,vật (BT1). Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a, b) HS làm nhanh làm hết BT3.
- Rèn kỹ năng sử dụng câu, dấu phẩy.
- Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (nội dung đặt câu)
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint; Phiếu học tập BT2, Bảng phụ BT3,.
HS: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta mà em biết?.
- HS kể- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Chúng ta đã biết tìm các từ chỉ đặc điểm và làm qu

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc
Giáo án liên quan