Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 93,94: Tôi yêu em
- GV diễn giảng về mối tình giữa Natalia và Pu-skin: Vợ của ông - Natalia Gônsarôva là một phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu xinh đẹp và quý phái, được nhiều người ái mộ, trong đó có cả Sa hoàng. Trong khi đó Pu-skin, do nguồn gốc châu Phi của mình lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt, Pu-skin rất khó chịu. Năm 1837 do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình và một sĩ quan trong quân đội Sa hoàng, Pu-skin đã thách đấu súng với viên sĩ quan này. Sau cuộc đấu súng, Pu-skin trọng thương và qua đời hai ngày sau đó.
- GV: Sự nghiệp sáng tác của Pu-skin có gì đặc sắc?
Ngày soạn: 28/02/2012 Ngày dạy : 6/02/2012 Tiết : 93, 94. Đọc văn : TÔI YÊU EM (A. X. PU-SKIN) Đọc thêm: BÀI THƠ SỐ 28 (R. TA-GO) A. Mục tiêu bài học: I. Về kiến thức - Phân tích được tình yêu chân thành, cao thượng của nhân vật “tôi” thể hiện qua bài thơ; ý nghĩa nhân văn của hình tượng nhân vật trữ tình, qua đó, thấy được tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. - Phân tích được những phẩm chất nghệ thuật cơ bản tạo nên cái hay của bài thơ. II. Về kĩ năng Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản; kĩ năng bình giảng thơ trữ tình và phân tích tâm trạng của nhân vật trong thơ trữ tình. III. Về nhận thức Hình thành quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong tình yêu. B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành: I. Phương tiện thực hiện: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Chuẩn kiến thức kỹ năng. 2. Học sinh: Vở soạn, Sgk Ngữ văn lớp 11 (tập 2, ban cơ bản) II. Cách thức tiến hành. Giáo viên: Dự kiến tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, kết hợp với các phương pháp diễn giảng, gợi tìm, tái hiện và trả lời câu hỏi trắc nghiệm C. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. 2. Những cung bậc tình yêu nào được thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính 3. Bài mới: - Lời vào bài: Từ xưa đến nay, tình yêu luôn là nguồn đề tài vô tận không bao giờ vơi cạn cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Và chắc hẳn những ai say mê thơ tình đều biết đến Pu-skin – Mặt trời của thi ca Nga. Nhà nghiên cứu Hà Thị Hòa đã đưa ra một nhận xét rất hay: Pu-skin là người ca sỹ vĩ đại của tự do cũng là người ca sỹ vĩ đại của tình yêu. Tình yêu như nguồn cảm hứng dạt dào và bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, nhà thơ đã hiến dâng cho nhân loại nhiều bài thơ tình tuyệt diệu. Thuộc trong số những kiệt tác trữ tình, mà chỉ một nó thôi cũng đủ làm nên sự bất tử của thiên tài, đó là thi phẩm Tôi yêu em. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài thơ để thấy rõ hơn tài năng cũng như tấm lòng của nhà thơ lớn Pu-skin. - Bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 1 (Tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em) * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả. - GV: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời nhà thơ Pu-skin? - GV diễn giảng: + A.X.Pu-skin sinh tại Matxcơva trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương nhưng ông lại mâu thuẫn sâu sắc với chế độ nông nô chuyên chế. + Thời niên thiếu, Pu-skin vào học tại trường Li-xê. + Thời thanh niên, Pu-skin sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và cũng sớm nổi tiếng với nhiều bài thơ yêu nước. - GV diễn giảng về mối tình giữa Natalia và Pu-skin: Vợ của ông - Natalia Gônsarôva là một phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu xinh đẹp và quý phái, được nhiều người ái mộ, trong đó có cả Sa hoàng. Trong khi đó Pu-skin, do nguồn gốc châu Phi của mình lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt, Pu-skin rất khó chịu. Năm 1837 do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình và một sĩ quan trong quân đội Sa hoàng, Pu-skin đã thách đấu súng với viên sĩ quan này. Sau cuộc đấu súng, Pu-skin trọng thương và qua đời hai ngày sau đó. - GV: Sự nghiệp sáng tác của Pu-skin có gì đặc sắc? Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm - GV: Bài thơ “Tôi yêu em” được khơi nguồn cảm hứng từ dâu? - GV diễn giảng: Bài thơ là lời bộc bạch chân thành của một trái tim yêu tha thiết, mãnh liệt và cao thượng, dù đó là tình yêu trong vô vọng. Đồng thời, thi sĩ gửi gắm thông điệp về một thái độ ứng xử có văn hóa trong tình yêu. - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và nêu câu hỏi: Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản. Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung khổ thơ thứ nhất. GV đọc khổ thơ đầu và đặt câu hỏi: - Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng ba tiếng “Tôi yêu em”, vậy theo em cách mở đầu như thế có gì đặc biệt? - Để giãi bày tình cảm của mình nhân vật tôi đã lựa chọn cách xưng hô nào? Em hãy so sánh với các cách xưng hô khác: Tôi- chị? Tôi- cô? Anh- em? Vậy cách xưng hô Tôi - em nhằm diễn tả điều gì? - Nhân vật trữ tình bộc lộ: “đến nay chừng có thể”, “chưa hẳn…tàn phai” nhằm nhấn mạnh điều gì? - Hình ảnh “ngọn lửa tình” nhằm diễn tả điều gì? - Như vậy, qua hai câu thơ đầu nhân vật tôi muốn thể hiện điều gì? - Em hãy cho biết từ “nhưng” ở đầu câu thơ thứ 3 thể hiện điều gì? - Với từ “không” ở câu thơ thứ 3, nhà thơ muốn nhấn mạnh điều gì? - So với 2 câu thơ đầu, ở 2 câu thơ này mạch cảm xúc đã có những thay đổi như thế nào? - Sự dồn nén, kiềm chế cảm xúc đó cho thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? - Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua khổ thơ thứ nhất? TT 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khổ hai của bài thơ. - GV yêu cầu HS đọc lại khổ 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. Tác dụng của nó ra sao? - GV giảng: Tôi yêu em được tác giả nhắc lại như một điệp khúc đang dội lên từng đợt trong lòng, để chủ thể trữ tình xác định và nhấn mạnh lại tình yêu của mình. Nó vừa có tác dụng nối liền mạch cảm xúc đã được mở ra ở đoạn một lại vừa có tác dụng làm nền để nhân vật trữ tình tiếp tục giãi bày những biểu hiện khác trong tình yêu đơn phương của mình. - Nhân vật trữ tình đã bộc lộ những cung bậc cảm xúc nào trong hai câu thơ 5 và 6? - Cụm từ “Tôi yêu em” lặp lại 3 lần nhằm khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào? - Lời chúc cuối bài thơ cho thấy nhân vật tôi là người như thế nào? - GV diễn giảng: Trong tình yêu, người ta chỉ muốn nửa bên kia là của riêng mình, dù tình yêu không thành họ vẫn không muốn người kia san sẻ tình yêu cho bất người nào khác: Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người (Ghen - Nguyễn Bính) Họ trách móc nhau khi không đến được với nhau: Bởi vì ta có được em đâu! Tay kia sẽ ấp nhiều tay khácMôi ấy vì ai sẽ đượm màu.Họ sẽ ôm em với cánh tayVà em yêu họ đến muôn ngày (Bên ấy bên này- Xuân Diệu) → Chia tay nhau vẫn luôn muốn cho người kia có được một người yêu tốt, một cuộc sống hạnh phúc bên người khác như nhân vật trữ tình trong Tôi yêu em là hết sức cao thượng. * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết văn bản. Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật cảu bài thơ GV: Em hãy trình bày những thành tựu nghệ thuật của bài thơ? Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài thơ. GV: Theo em qua bài thơ này nhân vật trữ tình muốn giãy bày tâm sự gì? * Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc thêm Bài thơ số 28 (R. Ta - go). Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. - GV: Vai trò và vị trí của R.Ta - go trong nền văn học Ấn Độ và thế giới? - GV: Những điểm nổi bật về sự nghiệp văn học của R.Ta-go? Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ: - GV: Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Hình ảnh so sánh “đôi mắt em” – “trăng kia” trong câu thơ đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu của người con gái? + Lối cấu trúc giả định rồi phủ định để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì? + Cách nói nghịch lí: Anh không dấu >< em không biết gì. Trái tim anh ở gần em >< chẳng bao giờ em biết trọn nó. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu? + Nhà thơ R.Ta-go đã thể hiện quan niệm về tình yêu như thế nào trong Bài thơ số 28. + Em hãy trình bày những thành tựu nghệ thuật của bài thơ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả A.X. Pu-skin (1799-1837), nhà thơ vĩ đại, “Mặt trời của thi ca Nga”, “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A. Đô-brô-liu-bốp). - Pu-skin thành công trên nhiều thể loại: thơ trữ tình, tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn,… - Nội dung và nghệ thuật: + Nội dung: Ca ngợi tâm hồn nhân dân Nga khát khao tự do và tình yêu, tố cáo chế độ chuyên chế Nga hoàng; bày tỏ lòng yêu mến thiên nhiên xứ sở. + Nghệ thuật: Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ; ngôn ngữ cô đọng, chắt lọc mà trong sáng, giản dị. Thơ ông là tổng hòa của niềm say mê với cảm xúc tràn trề với ánh sáng trí tuệ. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ tình nổi tiếng được khơi nguồn từ mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với Ô-lê-nhi-na. b. Bố cục: 2 phần - Phần 1 (Khổ thơ thứ nhất): Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình. - Phần 2 (Khổ thơ thứ hai): Những cung bậc tình yêu. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Khổ 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình a. Hai câu đầu: Lời giãy bày, thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình. - “Tôi yêu em” cách nói trực tiếp, giản dị: khẳng định tình yêu chân thật. - Cách xưng hô: Tôi – em diễn tả mối quan hệ vẫn còn khoảng cách. + Tôi – chị: Tạo sự trang trọng quá mức, khó gần. + Tôi – cô: Lối xưng hô thể hiện quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người + Anh – em: Lối xưng hô này thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết, một tình yêu đã hình thành. - “Đến nay chừng có thể”, “chưa hẳn…tàn phai” nhấn mạnh rằng: anh đã từng yêu em và đến bây giờ tình yêu trong anh vẫn nồng nàn, mãnh liệt. - Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình” thể hiện tình yêu luôn nồng nàn, cháy bỏng trong trái tim của chàng trai. => Hai câu thơ đầu là lời thổ lộ tình yêu chân thành, đằm thắm xuất phát từ trái tim của nhân vật tôi. b. Hai câu sau: Sự kìm nén cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Từ “nhưng”: thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình giữa một bên là lí trí và một bên là cảm xúc của trái tim. - Từ “không” nhấn mạnh sự dứt khoát cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu dù là âm thầm, dai dẳng để tránh cho em phải bận lòng, tránh cho hồn em phải gợn bóng u hoài. - Nhân vật trữ tình đã có sự kìm nén, dằn lòng. - Nhân vật trữ tình dồn nén, kiềm chế cảm xúc của mình là muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người mình yêu. Tiểu kết: Nhân vật tôi là một người có tâm hồn cao đẹp trong tình yêu. Chàng yêu chân thành, say đắm nhưng không quan tâm đến tình cảm riêng của mình mà chỉ mong sao người mình yêu được vui vẻ, hạnh phúc, không phải bận lòng. 2. Khổ 2: Những cung bậc tình yêu và lòng vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình. a. Hai câu đầu: Những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Điệp ngữ “Tôi yêu em”: nối liền mạch cảm xúc đã mở ra ở đoạn 1 và làm cơ sở để chủ thể trữ tình tiếp tục giãi bày về tình yêu đơn phương của mình. - Nhân vật trữ tình đã bộc lộ một cách chân thành những cung bậc cảm xúc trong mối tình đơn phương của mình: Từ âm thầm không hi vọng đến rụt rè và cũng có lúc hậm hực lòng ghen. - Những biểu hiện ấy chỉ có thể được bắt nguồn từ một tình yêu chân thành và say đắm. b. Hai câu cuối: Tình yêu chân thành và cao thượng của nhân vật trữ tình. - “Tôi yêu em” lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định lại tình yêu sâu sắc, chân thành, không bao giờ phai nhạt của nhân vật trữ tình. - Lời cầu chúc: + Khẳng định tấm chân tình của nhân vật tôi. + Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mảnh liệt, đằm thắm. + Lòng vị tha, cao thương của nhân vật trữ tình đã vượt qua mọi ghen tuông, ích kỷ của bản thân để cho em được hạnh phúc như em mong muốn. → Trái tim độ lượng, chân thành, biết hy sinh trong tình yêu của nhân vật tôi + Lời tỏ tình khéo léo của nhân vật trữ tình. + Quan niệm nhân văn cao đẹp trong tình yêu. III. Tổng kết. a. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng và chân thật. - Giọng thơ chân thực, tha thiết, thể hiện rõ những cung bậc tình cảm của một trái tim đang yêu. - Sử dụng điệp từ Tôi yêu em mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. b. Nội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tinh vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. IV. Đọc thêm Bài thơ số 28 (R.Ta-go). 1.Tác giả: - R.Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị. - Sự nghiệp: khổng lồ, nhiều lĩnh vực xuất sắc : thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, triết học, nhạc, họa. - Tập thơ Dâng được giải Nôben 1913. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Người làm vườn _ là bài thơ tình nổi tiếng trên thế giới. b. Nội dung và nghệ thuật * Nội dung: - Hình ảnh so sánh đôi mắt em - trăng kia nhằm diễn tả: tình yêu được khám phá bằng đôi mắt và biểu hiện của sự khát khao dò hỏi, hiểu biết và hòa hợp. - Lối cấu trúc giả định rồi phủ định đi đến kết luận để nói lên sự phức tạp trong tình yêu, những nghịch lí của tình yêu. - Cách nói nghịch lí diễn tả tình yêu chứa đựng nhiều điều bí ẩn, chưa hiểu hết, hiểu trọn. Kết luận: - Tình yêu là sự hiểu biết và hòa điệu giữa hai tâm hồn. Ánh trăng và đáy biển là hai hình ảnh tượng trưng. Bóng trăng lồng đầy bóng nước. Trăng và biển đã trở nên đồng nhất. Trăng hiểu biển, biển th ấu tình trăng. Cả hai hiểu biết về nhau như hiểu chính bản thân mình. - Tình yêu hàm chứa nhiều nghịch lý và nhiều bí ẩn; phải luôn tìm hiểu nhưng không bao giờ hiểu được một cách trọn vẹn. * Nghệ thuật: - Kiểu cấu trúc sóng đôi giả định, cách nói nghịch dị. - Nghệ thuật so sánh. - Thơ giàu tính trí tuệ, sử dụng nhiều hình ảnh giàu giá trị gợi cảm. 4. Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Tác phẩm nào của Pu-skin mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga? Rutxlan và Liutmila. Epghênhi Ônhêghin. Con gái viên đại úy. Người tù Capcadơ. Câu 2: Những cung bậc tình yêu được thể hiện trong bài thơ Tôi yêu em? Đau khổ âm thầm. Tuyệt vọng, rụt rè, hờn giận. Mãnh liệt, chân thành, cao thượng. Đau khổ mà chân thành, rụt rè mà mãnh liệt, hờn giận mà cao cả. Câu 3: Pu-skin đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để tạo nên bài thơ? Ngôn ngữ giản dị, hàm súc, trong sáng. Giọng điệu chân thành, tha thiết. Điệp ngữ Tôi yêu em. Cả a, b, c đều đúng. Câu 4: Tập thơ nào của R.Ta-go được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1913? a. Người làm vườn b. Cánh thiên nga c. Thơ Dâng d. Mùa hái quả. D. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới. 1. Hướng dẫn tự học: - Đọc thuộc lòng 2 bài thơ và nêu cảm nhận của em về tình yêu trong hai bài thơ - Thảo luận tổ: Pu-skin đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ Tôi yêu em? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình? 2. Chuẩn bị bài mới: - Soạn bài Người trong bao của Sê khốp. * Rút kinh nghiệm:………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………... Đà Nẵng, ngày 29/02/2012 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Trần Thị Hồng Vân Nguyễn Thị Tiến
File đính kèm:
- Giao an ngu van 11.doc