Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Thúy Quỳnh
Một số điều em biết về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
• Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
• Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
• Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật.
• Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
o Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
o Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
o Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương.
o Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
Chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì đó là quyền và trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày chuẩn bị: /05/2020 Tuần 27,28 - Bài 10 - Tiết 26,27 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được bản chất của nhà nước CHXHCNVN - Trình bày được bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp TW và địa phương 2. Kĩ năng - Phân biệt được 4 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng nhiệm vụ của tùng cơ quan 3. Thái độ, phẩm chất. -Tôn trọng và ủng hộ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tự giác chấp hành tốt chính sách và pháp luật của nhà nước. Phẩm chất -Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 4. Năng lực -NL chung :Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo -NL chuyên biệt: Năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ II.CHUẨN BỊ GV: - Sách hướng dẫn học nGDCD. - Đọc và nghiên cứu bài học. 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY. * Ngày dạy: - Tiết 26 - Lớp 8C: / / 2020. - Tiết 27 - Lớp 8C: / / 2020. * Phân chia tiết dạy: - Tiết 26: HĐ hình thành kiến thức mục 1 + HĐ luyện tập bài 1. - Tiết 27: HĐ hình thành kiến thức mục 2 + HĐ luyện tập bài 2 IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Tiết 26 A. Hoạt động khởi động (5 phút) * PP: tổ chức trò chơi * KT: tia chớp * HTTC: cá nhân * NL: giải quyết vấn đề * PC: tự tin, trung thực - Cách tiến hành -GV giao nhiệm vụ 1. Tìm ô chữ bí mật Em hãy lần lượt trả lời các ô chữ hàng ngang màu xanh và tìm ra ô chữ hàng dọc, màu đỏ -HS trả lời,nhận xét ,bổ sung Gợi ý đáp án. => Ô chữ hàng dọc màu đỏ là: NHÀ NƯỚC GV gợi dẫn vào bài. B. Hoạt động hình thành kiến thức (35 phút) 1. Tìm hiểu sự ra đời và bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -PP và KTDH + PP : nêu, giải quyết vấn đề, hợp tác + KT: đặt câu hỏi, -HT:cá nhân, nhóm -NL,PC + NL : tự học, giao tiếp + PC : trung thực a. Đọc lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 để hoàn thành phiếu học tập số 1. Cách tiến hành GV giao nhiệm vụ ? Đọc SHD trang 73 - HS thảo luận -Các nhóm trình bày câu trả lời trong phiếu học tập số 1. - Cả lớp trao đổi, nhận xét + GV bổ sung chốt kiến thức àDự kiến trả lời: Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trả lời 1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi nào? Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 ở Hà Nội. 2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích gì? Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích đánh đuổi thực dân, đem lại hòa bình cho đất nước, xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân. 4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày tháng năm nào? Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. b. Đọc Điều 2 (khoản 1, 2), Điều 3 của Hiến pháp năm 2013 và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2: Cách tiến hành GV giao nhiệm vụ ? Đọc SHD trang 74 - HS thảo luận -Các nhóm trình bày câu trả lời trong phiếu học tập số 2. - Cả lớp trao đổi, nhận xét + GV bổ sung chốt kiến thức àDự kiến trả lời: Phiếu học tập số 2 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Xây dựng nhà nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... C. Hoạt động luyện tập (5 phút) -PP và KTDH + PP : nêu, giải quyết vấn đề + KT: quan sát, trình bày 1 phút -NL,PC + NL : tự học, giao tiếp + PC :Chăm chỉ. - Cách tiến hành 1. Nhanh tay, nhanh mắt Hãy nối thông tin ở cột II cho phù hợp với các cơ quan nhà nước ở cột I. Gợi ý: I II Nối A. Cơ quan quyền lực nhà nước 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự A - 4 B. Cơ quan xét xử 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp B - 3 C. Cơ quan hành chính nhà nước 3. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự C - 2 D. Cơ quan kiểm sát 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp D - 1 ------------------------------------------------------------------------ Tiết 27 A. Hoạt động khởi động (5 phút) * PP: nêu và gqvđ * KT: Đặt câu hỏi * HTTC: cá nhân * NL: giải quyết vấn đề * PC: tự tin, trung thực - Cách tiến hành 2. Chia sẻ Ngoài những thông tin có được trong các ô chữ trên về bộ máy nhà nước, em còn biết thêm những gì về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay? Tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Gợi ý trả lời: Một số điều em biết về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là: Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra. Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương. Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương. Chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì đó là quyền và trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng và phát triển đất nước. B. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút) 2. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -PP và KTDH + PP : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác + KT: đặt câu hỏi, trình bày - HT:cá nhân, cặp đôi, nhóm -NL,PC + NL : tự học, giao tiếp + PC : trung thực * HĐ nhóm - Cách tiến hành .- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục a a. Đọc thông tin, quan sát sơ đồ và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3 - Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm - GV nhận xét kết quả. *Dự kiến: Câu hỏi Trả lời Bộ máy nhà nước là gì? Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Trong bộ máy nhà nước, cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp? Trong bộ máy nhà nước: Cơ quan lập pháp là Quốc hội Cơ quan hành pháp là Chính phủ Cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân tối cao Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan nào? Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, huyện và xã Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, huyện và xã Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện. ? Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Cấp trung ương gồm những cơ quan nào? Cấp huyện( quận, thị xã) gồm có những cơ quan nào? Cấp xã (phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào? Dự kiến: Bộ máy nhà nước được chia làm 4 cấp: Bộ máy nhà nước cấp trung ương: Quốc hội, chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, VKS ND tối cao Bộ máy nhà nước cấp tỉnh: Tòa án ND cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, VKS ND cấp tỉnh Bộ máy nhà nước cấp huyện: Tòa án ND cấp huyện, HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện, VKS ND cấp huyện Bộ máy nhà nước cấp xã: HĐND cấp xã, UBND cấp xã. b. Nhanh tay, nhanh mắt: Ghép các đoạn thông tin và hình ảnh sao cho phù hợp *HĐ cặp đôi - Cách tiến hành .- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục b - Sản phẩm: Câu trả lời của các cặp - GV nhận xét kết quả. Dự kiến: Nối với hình C Nối với hình A Nối với hình E Nối với hình B Nối với hình G Nối với hình D c. Em hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau: Mẹ tớ sinh em bé. Gia đình tớ cần làm giấy khai sinh. Vậy gia đình tớ có thể đến cơ quan nào? Chị dâu tớ làm sơ yếu lí lịch để đi xin việc. Bản lí lịch này cần được chính quyền xác nhận. Vậy chị có thể đến cơ quan nào để thực hiện điều này? Anh họ tớ là sinh viên ở quê mới lên, hiện nay đang ở nhà tớ. Bác tổ trưởng tổ dân phố nói rằng anh phải đăng kí tạm trú, tạm vắng. Vậy anh họ tớ có thể đăng kí ở đâu? *HĐ cá nhân. - Cách tiến hành .- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục c - Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân - GV nhận xét kết quả. Dự kiến: Gia đình muốn đăng kí giấy khai sinh cần đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người mẹ hoặc người cha. Để xin sơ yếu lí lịch để đi xin việc, chị dâu cần phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để xin dấu xác nhận Anh họ có thể đăng kí tạm trú, tạm vắng ở công an phường, xã, thị trấn nơi hiện giờ anh họ đang sinh sống. C. Hoạt động luyện tập (20 phút) -PP và KTDH + PP : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác + KT: đặt câu hỏi, - HĐ: cá nhân, nhóm, -NL,PC + NL : tự học và tự chủ, giao tiếp + PC : yêu nước 2. Giải quyết tình huống - Cách tiến hành + GV chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm giải quyết 1 tình huống + Các nhóm thảo luận. + Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét + GV nhận xét, chốt. Dự kiến sản phẩm: Tình huống 1: Theo em, ý kiến của Lan Hương là sai vì theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân. Tình huống 2: Theo em, việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. D. HĐ vận dụng + HĐ tìm tòi mở rộng (3 phút) -PP và KTDH + PP : nêu, giải quyết vấn đề. + KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút -NL,PC + NL : tự chủ và tự học, + PC :Chăm chỉ, trách nhiệm 1. Sưu tầm 2. Đánh giá Em hãy tìm thông tin và điền vào cột trong bảng sau cho phù hợp: Biểu hiện của việc tham gia xây dựng và quản lí nhà nước Biểu hiện của việc chống phá chủ trương, chính sách của Nhà nước Bài làm: Biểu hiện của việc tham gia xây dựng và quản lí nhà nước Biểu hiện của việc chống phá chủ trương, chính sách của Nhà nước Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội Tham gia ứng cứ vào hội đồng nhân dân địa phương Đóng góp ý kiến cho hoạt động xây dựng và phát triển ở địa phương Tìm mọi cách để trốn thuế Không quan tâm đến hoạt động phát triển, xây dựng địa phương Tìm các kẽ hở để lách luật, làm trái với quy định của pháp luật.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_10_bo_may_nha_nuoc_nuoc.doc