Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 28, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng

I. Đặt vấn đề

- Mọi người phải tuân theo pháp luật.

- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý.

II. Nội dung bài học

1. Pháp luật là gì?

Là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

2. Đặc điểm của pháp luật

- Tính phổ biến: Các quy định pháp luật là thước đó hành vi của mọi người trong xã hội, quy định khuôn mẫu, quy mô xử sự có tính phổ biến chung (phải làm gì, được phép hay không được phép gì, chịu trách nhiệm gì )

- Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản luật.

- Tính bắt buộc: Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo pháp luật.

3. Bản chất của pháp luật

- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống.

4. Vai trò của pháp luật

- Là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 28, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	29 	 Ngày soạn: 01/6/2020
Tiết	28	 Ngày dạy: 04/6/2020
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2 Kỹ năng
Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào pháp luật.
3. Thái độ
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật.
4. Các kỹ năng cần hướng tới 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
II. CÁC KỸ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Kỹ năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Hiến pháp 2013 quy định những nội dung gì ? 
Em hãy kể một số quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp? 
3. Dạy và học bài mới
a. Giới thiệu bài
Xã hội có nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ. Trong đó mỗi công dân, mỗi tổ chức phải biết mình có quyền gì ? Phải làm gì ? Không được làm gì ? Làm như thế nào ? Để phù hợp với lợi ích của người khác và xã hội. 
b. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống trong mục đặt vấn đề, trả lời các câu hỏi gợi ý giúp học sinh bước đầu nhận biết pháp luật là quy tắc xử sự chung và có tính bắt buộc, thể hiện ở hai điểm: 
+ Mọi người phải tuân theo pháp luật.
+ Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý.
Điều
Bắt buộc công dân phải làm
Biện pháp xử lý
74
Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo 
Cải tạo không giam giữ 3 năm tù. Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm 
189
Huỷ hoại rừng 
Phạt tiền 
Phạt tù 
- HS trả lời ý kiến cá nhân (ghi vở)
Các điều luật trên quy định:
- Mọi người phải tuân theo pháp luật. Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí.
? Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ? 
? Từ đó em rút ra được bài học gì ? 
- Giáo viên kết luận và chuyển ý.
- Giáo viên đặt giả thiết: Một trường học không có nội quy, ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý thích thì điều gì xảy ra?
- Các em thử hình dung một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào? 
? Pháp luật là gì? 
? Vì sao phải có pháp luật? (Để quản lí xã hội, mỗi Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng ổn định, trật tự. Hệ thống quy tắc xử sự chung đó được gọi là pháp luật. Đó là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân)
? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật? (để đảm bảo quyền lợi của mình và mọi người. Góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển).
? Trình bày các đặc điểm của pháp luật?
? Trình bày bản chất của pháp luật?
? Trình bày vai trò của pháp luật
- Giáo viên đàm thoại cùng học sinh để rút ra được kết luận pháp luật là gì ? 
- Giải thích việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật.
- Giáo viên dùng sơ đồ để giải thích:
+ Cơ sở hình thành đạo đức, pháp luật.
+ Biện pháp thực hiện đạo đức và pháp luật.
+ Không thực hiện bị xử lý như thế nào.
I. Đặt vấn đề
- Mọi người phải tuân theo pháp luật.
- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý.
II. Nội dung bài học
1. Pháp luật là gì? 
Là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
2. Đặc điểm của pháp luật
- Tính phổ biến: Các quy định pháp luật là thước đó hành vi của mọi người trong xã hội, quy định khuôn mẫu, quy mô xử sự có tính phổ biến chung (phải làm gì, được phép hay không được phép gì, chịu trách nhiệm gì )
- Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản luật.
- Tính bắt buộc: Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo pháp luật.
3. Bản chất của pháp luật 
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống.
4. Vai trò của pháp luật
- Là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Cơ sở
hình thành
Đạo đức
Pháp luật
Chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân 
Do nhà nước đặt ra được ghi bằng các văn bản.
Biện pháp thực hiện
Tự giác thực hiện 
Bắt buộc thực hiện 
Không thực hiện bị xử lý
Sợ dư luận xã hội, bị lương tâm cắn dứt
Phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền ...
4. Củng cố 
- Giáo viên tiếp tục đàm thoại cùng học sinh:
+ Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vìsao? 
+ Cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đề ra các quy định để làm gì ? Vì sao ? 
+ Xã hội đề ra pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ? 
à Học sinh rút ra vai trò của pháp luật.
5. Đánh giá 
Nhận xét tiết dạy.
6. Hoạt động nối tiếp
- Học thuộc và ghi nhớ nội dung bài học.
- Làm các bài tập sách giáo khoa.
- Tìm hiểu phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docGDCD 8 Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.doc