Giải đề cương ôn tập HKII môn GDCD Lớp 8

Câu 1. Từ khi thành lập nước (1945) đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp? Vào những năm nào?

_Từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ cộng hòa (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là:

+Hiến pháp năm 1946

+Hiến pháp năm 1959

+Hiến pháp năm 1980

+Hiến pháp năm 1992

+Hiến pháp năm 2013

Câu 2. Hãy tóm tắt sơ lược về sự ra đời của các bản hiến pháp.

_Hiến pháp năm 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám-1945 thành công. Nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.

_Hiến pháp năm 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

_Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước

_Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới

Câu 3. Trên cơ sở sơ lược về sự ra đời của các bản hiến pháp, em rút ra nhận xét gì?

_Mỗi một bản hiến pháp ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được dồng thời đề ra phương hướng, đường lới xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới.

Câu 4. Vai trò vị trí của hiến pháp là gì?

_Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thỏi kì, từng giai đoạn cách mạng.

_Hiến pháp Việt Nam định hướng chong đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Câu 5. Hiến pháp là gì? Nội dung của hiến pháp quy định vấn đề gì?

_Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu luật pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật nước ta. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái hiến pháp.

_Nội dung của hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, nhưng nguyên tắc mang tính định hướng của đường lố xây dựng, phát triển đất nước bản chất nhà nước, chế độ chính trọ, chế dộ kinh tế, chinh sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải đề cương ôn tập HKII môn GDCD Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN CÔNG DÂN LỚP 8
Bài 19
Câu 1: Thế nào ngôn luận? Tự do ngôn luận?
-Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (Ngôn )để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn một vấn đề ( luận ).
 -Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung .
Câu 2: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
-Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội .
-Công dân sử dụng quền tự do ngôn luận phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nướ quản lí xã hội.
Câu 3: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có nghĩa là gì? Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì?
_Tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại chống lại lợi ích của nhà nước của nhân dân
_Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước
_Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công dân, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng tỏ chức, cơ quan xây dựng đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đấ nước.
Câu 4: Nêu những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận.
_Ý kiến tham gia trong các cuộc họp của cơ sở về kinh tế, chính trị văn hóa ơ địa phương.
_Ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, kế hoạch năm học của trường lớp
_Phản ánh trên các phương diện thông tin đại chúng về các vấn đề điện nước bảo vệ môi trường an toàn giao thông.
_Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội dồng nhân dân cấp về các vấn đề bảo hiểm y tế, đất đai, giáo dục, chế độ chính trị,
Câu 5. Những hành vi tự do ngôn luận trái pháp luật.
_Phát biểu lung tung, không chính xác, không có cơ sở những sai phạm của người khác hoặc các cơ quan tổ chức
_ Viết thư mặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ, nói xấu người khác,
_Xuyên tạc sự thật về công cuộc đổi mới của đất nước về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam,
Câu 6. Nhà nước tạo điều kiện như thế nào để công dân thực hiện uyền tự do ngôn luận? Làm thé nào để sử dụng hiệu qủa quyền tự do ngôn luận?
_Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
_Ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội.
_Tìm hiểu và nắm vững pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp ý kiến có giá trị và tham gia vào các hoạt động quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
Bài 20.
Câu 1. Từ khi thành lập nước (1945) đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp? Vào những năm nào?
_Từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ cộng hòa (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là:
+Hiến pháp năm 1946
+Hiến pháp năm 1959
+Hiến pháp năm 1980
+Hiến pháp năm 1992
+Hiến pháp năm 2013
Câu 2. Hãy tóm tắt sơ lược về sự ra đời của các bản hiến pháp.
_Hiến pháp năm 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám-1945 thành công. Nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.
_Hiến pháp năm 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
_Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
_Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới
Câu 3. Trên cơ sở sơ lược về sự ra đời của các bản hiến pháp, em rút ra nhận xét gì?
_Mỗi một bản hiến pháp ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được dồng thời đề ra phương hướng, đường lới xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới.
Câu 4. Vai trò vị trí của hiến pháp là gì?
_Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thỏi kì, từng giai đoạn cách mạng.
_Hiến pháp Việt Nam định hướng chong đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Câu 5. Hiến pháp là gì? Nội dung của hiến pháp quy định vấn đề gì?
_Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu luật pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật nước ta. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái hiến pháp.
_Nội dung của hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, nhưng nguyên tắc mang tính định hướng của đường lố xây dựng, phát triển đất nước bản chất nhà nước, chế độ chính trọ, chế dộ kinh tế, chinh sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Bài 21
Câu 1. Nhà trường đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao?
_Nhà nước đề ra nội quy để đảm bảo tính kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
_Vì nếu không có nội quy ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, ai muốn làm gì thì làm một cách tùy tiện, theo ý thích của mình thì điều gì sẽ xảy ra. Cho nên nhà trường cần có nội quy.
Câu 2. Pháp luật là gì? Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
_Pháp luật là các quy tắc sử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục cưỡng chế.
_Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổng định và phát triển đucợ cì vậy mọi người pahir nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Câu 3. Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào? Pháp luật có đặc điểm gì? Bản chát pháp luật của nhà nướclà gì?
_Đạo đức: Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân => Tự giác thực hiện => Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rức.
_Pháp luật: Do nhà nước đặt ra đucợ ghi lại bằng các văn bản => Bắt buộc thực hiện=> Phạt cảnh cao phạt tù phạt tiền.
_Tính quy phạm phổ biến : các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mỗi người trong xã hội quy định khuôn mẫu , những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
_Tính xác định chặt chẽ ; các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ , thể hiện trong các văn bản pháp luật .
_Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế ) : pháp luật do Nhà nước ban hành , mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mội người đều phải tuân theo , ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định .
_Bản chất pháp luật : pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam , thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị , kinh tế, văn hóa , giáo dục )
Câu 4. Vì sao nói pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đucợ biểu hiện như thế nào?
_Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua các quy phạm, pháp luật quy định rõ ràng về khuôn khổ, phạm vi, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chính trị - xã hội, quy định quyền, nghĩa vụ của công dân, yêu cầu mội cơ quan, tổ chức, mọi công dân phải tuân thủ . 
_Cùng với việc quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật còn quy định biện pháp thực hiện các quyền đó.

File đính kèm:

  • docGiai_de_cuong_on_tap_HKII_mon_cong_dan_8.doc
Giáo án liên quan