Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Tôn trọng người khác - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thành Chung

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2p)

GV đưa ra tình huống: đã 23h đêm, Hà vẫn mở nhạc rất to khiến cho hàng xóm không ngủ được, bác Trung đã sang gọi và yêu cầu Hà giảm loa xuống hoặc tắt nhạc đi để đi ngủ và cho hàng xóm ngủ.

Theo em, Hà sẽ ứng xử như thế nào?

HS trả lời nhanh

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Tôn trọng người khác - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thành Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3, BÀI 3
TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày
- Hiểu biết về giá trị và ý nghĩa của tôn trọng người khác
2. Về kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ 
- Đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác và ngược lại.
4. Năng lực hình thành
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ.
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên môn 
- Năng lực phát triển bản thân.
- Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách GV GDCD 8, bài tập GDCD 8, bài tập tình huống GDCD 8
 Máy tính, hệ thống bảng tương tác điện tử, giấy khổ lớn
Các câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập GDCD 8, bài tập tình huống GDCD8, vở ghi chép.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 
- Kết hợp với một số kĩ thuật dạy học hiện đại như: Khăn trải bàn, tia chớp.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1P : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp học sinh
2. Kiểm tra bài cũ (5P)
Giáo viên đưa ra 5 câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn đáp án đúng câu hỏi nhiều lựa chọn A, B, C, D về bài cũ xuất hiện lần lượt trên thiết bị kết nối cầm tay của bảng tương tác (thiết bị này được trang bị cho đủ tất cả học sinh trong lớp).
Thời gian kiểm tra 3 phút, học sinh hoàn thành bài kiểm tra, ấn nộp bài, trên màn hình tương tác sẽ lưu lại tên từng học sinh, kết quả và điểm kiểm tra, thời gian hoàn thành của từng học sinh.
GV nhận xét về thái độ làm bài và kết quả đạt được, cho điểm những học sinh có kết quả tốt đồng thời động viên con chú ý hơn trong học bài và làm bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2p)
GV đưa ra tình huống: đã 23h đêm, Hà vẫn mở nhạc rất to khiến cho hàng xóm không ngủ được, bác Trung đã sang gọi và yêu cầu Hà giảm loa xuống hoặc tắt nhạc đi để đi ngủ và cho hàng xóm ngủ.
Theo em, Hà sẽ ứng xử như thế nào?
HS trả lời nhanh
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25p)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Tìm hiểu đặt vấn đề
Phương pháp: thảo luận cặp đôi 
Tiến hành:
GV: Chiếu câu hỏi thảo luận lên bảng, gọi HS đọc phần đặt vấn đề.
Nội dung thảo luận:
- Câu 1: Nêu và nhận xét về cách cư xử của bạn Mai?
- Câu 2: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Suy nghĩ của Hải như thế nào?
- Câu 3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
HS thảo luận và trả lời
HS nhận xét, góp ý
GV điều hành quá trình hoạt động của học sinh, hướng dẫn, động viên học sinh trả lời các câu hỏi.
Hết thời gian thảo luận, GV mời mỗi dãy một học sinh trả lời, GV lấy ý kiến bổ sung và chốt từng ý.
GV: Qua nội dung đặt vấn đề, chúng ta nhận thấy vấn đề gì?
HS trả lời cá nhân.
GV nhận xét và chốt vấn đề:
* Tìm hiểu nội dung bài học
Phương pháp: Thảo luận nhóm kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Tiến hành: Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm, 2 nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ, kết quả thảo luận nhóm được trình bày vào giấy A1
Nội dung thảo luận:
1. Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu một vài ví dụ thể hiện tôn trọng người khác ở trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
2. Vì sao phải tôn trọng người khác? Hãy làm rõ
3. Định hướng rèn luyện phẩm chất tôn trọng người khác của học sinh?
GV điều hành, hướng dẫn học sinh và giải quyết các tình huống trong quá trình thảo luận của học sinh. 
GV mời 3 nhóm trả lời nhanh hơn lên lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung
GV nhân xét và chốt kiến thức.
HS theo dõi, ghi lại bài vào vở
1. Đặt vấn đề
- Mai được bạn bè yêu mến, tin cậy
- Hải là người biết tôn trọng cha mình, biết quý trọng những giá trị bạn được thừa hưởng từ cha mình.
- Quân và Hùng chưa tôn trọng thầy giáo và các bạn trong lớp
2. Nội dung bài học
a. Thế nào là tôn trọng người khác?
Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mọi người.
b. Ý nghĩa:
- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sang và tốt đẹp hơn.
c. Cách rèn luyện:
- Cần tôn trọng người khác ở mọi lúc mọi nơi.
- Thể hiện ở cử chỉ, lời nói và hành động.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (8p)
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2/SGK
Bài tập 1: Sử dụng phương pháp phát vấn, kết hợp kĩ thuật tia chớp
GV điều hành, định hướng chốt câu trả lời trên cơ sở ý kiến học sinh đưa ra.
Bài tập 2: Làm cá nhân, hs lựa chọn và giải thích ngắn gọn trên cơ sở kiến thức của bài
Bài tập3: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
Tiến hành:
GV tổ chức cho lớp làm việc theo các nhóm đã phân công trước đó, giao nhiệm vụ: Trình bày lại những nội dung chính của bài bằng hình thức vẽ sơ đồ tư duy.
GV phát giấy A2, bút và màu vẽ
HS vẽ lại sơ đồ tư duy bài học theo sự sáng tạo của mình
GV bám sát quá trình thực hiện bài tập của các nhóm, động viên, hướng dẫn giúp học sinh hoàn thành bài tập.
GV lựa chọn 1 hoặc nhiều sản phẩm của học sinh, giới thiệu các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp. (Việc lựa chọn 1 hay nhiều sản phẩm để giới thiệu phụ thuộc vào số thời gian còn lại của tiết học.)
Sau khi từng nhóm học sinh trình bày, GV yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý (có thời gian cho nhóm phản biện). 
GV nhận xét, cho điểm sản phẩm làm tốt và chiếu lên màn hình sơ đồ tư duy bài học đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 5: Hoạt động vận dụng (8p)
Bài tập 1: Đầu giờ truy bài, Sao Đỏ đến chấm điểm thi đua của lớp 8E thì thấy Tân đang đùa nghịch, chạy nhảy khắp lớp. Sao Đỏ nhắc nhở thì Tân liền đấm ngay vào mặt bạn Sao Đỏ và còn chế nhạo bạn là tay sai, là người giúp việc.
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về hành động của Tân trong tình huống trên?
2/ Em sẽ ứng xử và hành động như thế nào nếu chứng kiến tình huống đó?
Trả lời
1/ Tân đã có hành vi không tôn trọng Sao Đỏ khi đánh và chế nhạo bạn đó.
2/ Em sẽ khuyên Tân nên xin lỗi bạn Sao Đỏ và giải thích cho bạn hiểu nên tôn trọng người khác
Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: "Tôn trọng người khác là phải nhún nhường và luôn cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách". Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Trả lời
Em không đồng ý với ý kiến trên, Hiểu vế tôn trọng người khác như thế là không đúng. Tôn trọng người khác không phải là nhún nhường mà phải biết lắng nghe, thấu hiểu.
4. Dặn dò (1p)
- HS làm bài tập 3, 4/SGK
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
 	 @T?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: LIÊM KHIẾT
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?
A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính trung thực.
Câu 2: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
Câu 3: Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
A. Cô V là người trung thực.
B. Cô V là người thẳng thắn.
C. Cô V là người sống trong sạch.
D. Cô V là người ham tiền của.
Câu 4: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
Câu 5: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
A. P là người tiết kiệm.
B. P là người vô cảm.
C. P là người giả tạo.
D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

File đính kèm:

  • docBai 3 Ton trong nguoi khac_12722809.doc