Giáo án GDCD 8 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình

* Câu 1: ( 4 điểm):

 - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

’ Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm

 - Tác hại của tệ nạn xã hội: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.

 - Cách phòng chống:

 + Sống giản dị, lành mạnh .

 + Tuân thủ những quy định của pháp luật

 + Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương .

* Câu 2: ( 3 điểm):

 + Tác hại: HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới, của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người, và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội .

 + Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định:

 - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; Tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.

 - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.

 - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không phân bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

* Câu 3: ( 3 điểm):

 + Quyền sở hữu tài sản của công dân là:

- Quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

- Quyền sở hữu tài sản gồm 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

- Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

- Của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong các tổ chức kinh tế.

 + Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác

- Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức, nhà nước.

- Nhặt được của rơi trả lại người mất.

- Khi vay, nợ phải trả đúng hạn.

- Nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

 

doc50 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 8 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia trò chơi.
GV: Nhận xét, cho điểm.
5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, liên hệ thực tế.
 - Làm bài tập SGK.
Tuần 25: Ngày soạn: 14/02/2016
Tiết 24: Ngày dạy: 15+16+17/02/2016.	 
 Kiểm tra viết 1 tiết. 
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó thấy được những ưu khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp.
 2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế.
 3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài và biết coi trọng những điều đã học.
II. Chuẩn bị :
- Soạn hệ thống câu hỏi kiểm tra và đáp án.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra sự chuẩn bị bài, các phương tiện kiểm tra của HS.
III. Kiểm tra :
TRƯỜNG THCS EAPHÊ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:.............................................. MÔN: GDCD 8 ( Tiết 24)
LỚP: 8A. THỜI GIAN 45 PHÚT
ĐIỂM:
LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO:
ĐỀ BÀI:
* Câu 1: ( 4 điểm): Tệ nạn xã hội là gì, hãy kể tên một số tệ nạn xã hội nguy hiểm? Tác hại của tệ nạn xã hội? Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tệ nạn xã hội?
* Câu 2: ( 3 điểm): Em hãy trình bày tác hại nguy hiểm của HIV/AIDS ? Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định gì ?
* Câu 3: ( 3 điểm): Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác như thế nào? 
 BÀI LÀM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
* Câu 1: ( 4 điểm): 
 - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
’ Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm
 - Tác hại của tệ nạn xã hội: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.
 - Cách phòng chống:
 + Sống giản dị, lành mạnh .
 + Tuân thủ những quy định của pháp luật 
 + Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương .
* Câu 2: ( 3 điểm): 
 + Tác hại: HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới, của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người, và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội .
 + Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định:
 - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; Tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
 - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.
 - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không phân bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
* Câu 3: ( 3 điểm): 
 + Quyền sở hữu tài sản của công dân là:
- Quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Quyền sở hữu tài sản gồm 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
- Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
- Của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong các tổ chức kinh tế.
 + Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác
- Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức, nhà nước.
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Khi vay, nợ phải trả đúng hạn.
- Nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
THIẾT LẬP MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tệ nạn xã hội .
Tệ nạn xã hội là gì, hãy kể một số tệ nạn xã hội nguy hiểm? Tác hại của tệ nạn xã hội?
Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tệ nạn xã hội?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:2/4
Số điểm:1 
30%
Số câu:1/2
Số điểm:1 
10%
Số câu:1
Số điểm: 4 
40%
Phòng chống HIV/AIDS
Em hãy trình bày tác hại nguy hiểm của HIV/AIDS ? 
Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định gì ?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm:2 
20%
Số câu:1/3
Số điểm:1 
10%
Số câu:1 
Số điểm:3 
30%
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác .
Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? 
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác như thế nào?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1/3 
Số điểm:2 
20%
Số câu:1/3 
Số điểm:1 
10%
Số câu:1
Số điểm:3
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm, 
Tỉ lệ
Số câu:2/4+1/3+1/3
Số điểm: 7
70%
Số câu:1/4+1/3+1/3
Số điểm: 3
30%
Số câu: 3
Số điểm:10 
100 %
Tuần 26: Ngày soạn: 21/02/2016.
Tiết 25: Ngày dạy: 22+23/02/2016.
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc của pháp luật giao thông.
2. Kĩ năng:
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật giao thông để đảm bảo an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.
3. Thái độ:
 - Động viên học sinh tích cực tuyên truyền pháp luật giao thông, tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng.
II. Phương tiện và tài liệu:
 - Gv: Số liệu, tình huống, qui tắc chính khi tham gia giao thông.
 - Hs: Liên hệ thực tế.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 GV: Nêu hiện tượng vi phạm pháp luật, số liệu về tai nạn giao thông theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tình huống, tư liệu
GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận theo tình huống sau: Nhóm 1, 2 tình huống 1, 2 nhóm 3 rút ra bài học.
- Tình huống 1: H 15 tuổi chủ nhật lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi (mang theo ô để che nắng) trên đường đi H bị cảnh sát bắt dừng lại.
- Em hãy cho biết H vi phạm qui định nào về an toàn giao thông?
- Vi phạm về độ tuổi lái xe, không có giấy phép lái xe, đi xe máy có sử dụng ô.
- Tình huống 2: Đường vào trường bị lầy lội, nhà trường yêu cầu học sinh thu gom gạch vụn, xỉ, đá, cát sỏi...để rải đường. A rủ B ra đường nhựa để cậy đá và gạch.
- A và B đã vi phạm điều gì?
- Nhóm 3: Rút ra bài học gì?
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến, bổ sung
GV: Tổng hợp, kết luận:
Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc chung của giao thông đường bộ
- Người ngồi trên xe mô tô, xe máy phải tuân theo các qui định gì ?
GV: Kết luận:
- Người điều khiển xe đạp được chở tối đa bao nhiêu người và không được làm gì ?
HS: Trình bày ý kiến, liên hệ thực tế.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng 1 và đi đúng phần đường qui định.
GV: Theo em ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao?
GV: Kết luận.
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học: 
1. Một số qui tắc giao thông:
a. Người ngồi trên xe mô tô không được mang vác vật cồng kềnh, không được sử dụng ô...
b. Người đi xe đạp chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
4.Củng cố:
GV: Tổ chức trò chơi sắm vai thực hiện pháp luật giao thông.
HS: Thảo luận, tham gia trò chơi.
5. Dặn dò
- Học bài, liên hệ thực tế.
Tuần 27: Ngày soạn: 06/03/2016.
Tiết 26: Ngày dạy: 29/02+01/03/2016.
 BÀI 18: QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN.
II. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:Học sinh hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3. Giáo dục: Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này.
II. PHƯƠNG TIỆN - TÀI LIỆU:
Gv: Hiến pháp 1992; Luật khiếu nại, tố cáo.
Hs: Đọc trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Lợi ích của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là gì? Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ?
3. Bài mới:
- GIỚI THIỆU BÀI:
+ Khi phát hiện bạn có hành vi thiếu trung thực trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì ?
+ Khi gia đình em bị phạt tiền không đúng qui định em sẽ làm gì ? 
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin phần đặt vấn đề:
GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận theo tình huống bài tập 1, 2, 3 phần đặt vấn đề SGK
* Nhóm 1:
- Em nghi ngờ 1 địa điểm buôn bán, tiêm chích ma túy em sẽ làm gì ?
* Nhóm 2:
- Em biết người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp em sẽ làm gì?
* Nhóm 3
- Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ?
HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung.
- Qua 3 tình huống trên em rút ra bài học gì?
GV: Kết luận.
Hoạt động 2: Nội dung bài học:
GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận và điền vào bảng sau:
- Thế nào là quyền tố cáo, quyền khiếu nại của công dân? 
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập1SGK/49 theo nhóm:
HS: Làm bài tập, trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
NỘI DUNG SO SÁNH
QUYỀN TỐ CÁO
QUYỀN KHIẾU NẠI
- Người thực hiện
- Đối tượng 
- Cơ sở
- Mục đích
- Hình thức
- Công dân có quyền, lợi ích bị xâm hại.
-Hành vi vi phạm pháp luật.
- Gây thiệt hại
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm đến lợi ích của công dân...
- Trực tiếp, đài báo, gửi đơn thư.
- Bất cứ công dân nào.
- Các quyết định của cơ quan nhà nước không đúng.
- Quyền và lợi ích bản thân người bị xâm hại.
- Khôi phục quyền và lợi ích của người khiếu nại.
- Tương tự quyền tố cáo.
- Điểm giống nhau?
HS: Thảo luận các nhóm trình bày ý kiến
GV: Tổng hợp, kết luận.
- Điểm giống nhau?
HS: Thảo luận các nhóm trình bày ý kiến
GV: Tổng hợp, kết luận.
GV: Giới thiệu điều 74 hiến pháp 92 và 1 số điều luật khiếu nại và tố cáo.
- Vì sao hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
HS: Trình bày, liên hệ thực tế.
GV: Tổng kết: Là biện pháp để công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình và mọi người xung quanh. Đồng thời đấu tranh với các hành vi vi phạm và là phương tiện để giám sát cơ quan nhà nước.
- Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần tuân thủ điều gì?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo?
GV: Kết luận.
Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân để đảm bảo quyền này công dân cần trung thực, đồng thời cơ quan nhân viên nhà nước cần trung thực giải quyết khách quan.
* Hoạt động 3: Bài tập
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3.
HS: Trình bày, bổ sung.
GV: Kết luận:
I. Đặt vấn đề:
- Có thể báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí.
- Báo với thầy cô hoặc cơ quan công an.
- Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
II. Nội dung bài học:
1. Quyền khiếu nại:
- Là quyền của công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại việc làm, quyết định của cán bộ công chứclàm trái pháp luật xâm phạm lợi ích của mình. 
- Khiếu nại:trực tiếp và gián tiếp.
2. Quyền tố cáo:
- Là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, cơ quan tổ chức, cá nhân và công dân.
-Trực tiếp hoặc đơn thư.
3. ý nghĩa tầm quan trọng
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân để bảo vệ lợi ích của mình và mọi người.
- Đấu tranh hành vi vi phạm pháp luật và giám sát cơ quan nhà nước.
4. Trách nhiệm của nhà nước và công dân
-Nghiêm cấm trả thù
-Nghiêm cấm lợi dụng làm hại người khác
III. Bài tập
Bài tập 3/ SGK52
a. Bổ sung bảo vệ quyền lợi công dân.
b. Tham gia quản lí nhà nước
4.củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập, xắp xếp 2 cột sao cho đúng các quyền của công dân.
1. Quyết định giao sử dụng đất chưa hợp lí. a. Tố cáo.
2. Hành vi trốn thuế. b. Khiếu nại.
3. Hành vi nhận hối lộ.
4. Quyết định kỉ luật của cơ quan chưa đúng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, liên hệ thực tế.
Tuần 27: Ngày soạn: 06/03/2016.
Tiết 27: Ngày dạy: 07+08/03/2016.
 BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Kĩ năng.
- Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
3. Giáo dục.
- Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
II. PHƯỢNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU:
Gv: Hiến pháp 92, luật báo chí, tư liệu thực tế.
Hs: Học bài, liên hệ thực tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Những hành vi nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo ?
- Phát hiện người ăn cắp xe máy.
- Chủ tịch UBND xã quyết định thu hồi đất thổ cư của gia đình liệt sĩ.
- Cảnh sát giao thông ăn hối lộ của lái xe.
3. Bài mới:
- GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Giới thiệu điều 69 hiến pháp 92
 Ý nghĩa của điều luật trên?
HS: Trả lời.
GV: Vào bài.
- Nội dung bài giảng.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK.
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Phương án c là quyền khiếu nại không phải là quyền tự do ngôn luận.
HS: Trình bày, bổ sung.
GV: Kết luận
- Thế nào là ngôn luận?
- Thế nào là tự do ngôn luận?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, kết luận: Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
- Em hiểu quyền tự do ngôn luận là gì?
Ví dụ:
- Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Phát biểu ý kiến xây dựng phương hướng của lớp.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
GV: Nhận xét, kết luận
- Tự do ngôn luận phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, không vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật phá hoại chống lại lợi ích nhà nước, nhân dân.
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân như thế nào?
- Nhà nước đảm bảo cho quyền tự do ngôn luận như thế nào?
Ví dụ: Ban hành pháp luật, thành lập các phòng tiếp dân, xây dựng các chuyên mục trên đài, báo...
- Công dân có trách nhiệm gì? Liên hệ bản thân và địa phương.
GV: Kết luận, chuyển ý
Hoạt động 3: Bài tập
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 SGK.HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận
I. Đặt vấn đề
- Phương án: a, b, d thể hiện quyền tự do ngôn luận.
- Ngôn luận dùng lời nói để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn luận về một vấn đề.
II. Nội dung bài học
1. Quyền tự do ngôn luận là: Quyền của công dân được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
2. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận 
- Phải theo quy định của pháp luật.
- Phát huy tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội theo yêu cầu chung của xã hội.
3. Trách nhiệm của nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
III. Bài tập
Bài tập:
- Hành vi: b, d thể hiện quyền tự do ngôn luận.
4. Củng cố:
GV: Tổ chức chơi trò tiếp sức: Viết về gương "Người tốt, việc tốt", mỗi bạn viết một câu về gương người tốt được đăng báo (hoặc địa phương em).
HS: Tham gia trò chơi theo nhóm.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, liên hệ thực tế.
- Làm bài tập 2, 3 SGK.
Tuần 28: Ngày soạn: 13/03/2016.
Tiết 28: Ngày dạy: 14+15/03/2016.
BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
- Biết Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiểu vị trí vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
2. Kĩ năng:
- Có thói quen và nếp sông và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Giáo dục:
- Hình thành ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II.Phương tiện và tài liệu:
- GV: Sgk, Sgv GDCD 8.Tư liệu liên quan đén bài học.
- Hs: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 Chúng ta đã được tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ của công dân,những nội dung đó là quy định của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy hiến pháp là gì, có vị trí và ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
Gv cho hs đọc thông tin phần đặt vấn đề
Gv tổ chức cho hs thảo luận cả lớp theo câu hỏi:
- Ngoài điều 6 đã nêu trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của HP.
- Từ điều 65 và 146 của HP và các điều luật em có nhận xét gì về HP và luật Hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
Hs báo cáo bổ sung
Gv chuẩn xác
- Hãy lấy ví dụ chứng minh cho nhận định trên ?
+ Bài 12: Hp điều 64
 Luật hôn nhân và gia đình:điều 2
+ Bài 16: HP điều 58
 Luật dân sự:điều 17
+ Bài 17: HP điều 17,18
 Luật hình sự điều 144
+ Bài 18: HP điều 74
 Luật khiếu nại tố cáo điều 4, 30, 31, 33
Gv kết luận :
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam.
- Hp đầu tiên của nước ta ra đời vào năm nào?
- Vì sao có HP năm 1959,1980,1992?
Hp năm 1959,1980,1992 gọi là ra đời hay sửa đổi?
Gv kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:
- Hiến pháp là gì ?
Gv kết luận:
I. Đặt vấn đề:
 Điều 8: Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam trang 54.
-Giữa HP và các điều luật có mối quan hệ với nhau, mọi văn bản của pháp luật đều phải phù hợp với Hp và cụ thể hoá HP.
- Hp là cơ sở là nền tảng của hệ thống pháp luật.
- 1946.
- Phù hợp với hoàn cảnh lịch sử.
- Sửa đổi bổ sung.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật.
- Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp không được trái với hiến pháp.
4.Củng cố:
- Hiến pháp là gì?
- Hãy kể tên các bản Hp của Việt Nam ? Tại sao có các bản Hp đó ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dặn dò học bài và chuẩn bị tiết 2.
Tuần 29: Ngày soạn: 20/03/2016.
Tiết 29: Ngày dạy: 21+22/03/2016.
 BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
 - Biết Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiểu vị trí vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
2. Kĩ năng:
- Có thói quen và nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Giáo dục:
- Hình thành ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II.Phương tiện và tài liệu
- GV: Sgk, Sgv GDCD 8. Tư liệu liên quan đến bài học.
- Hs: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Hiến pháp là gì? Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam ?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Gv từ câu trả lời của hs ở phần kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung bài học:
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận theo câu hỏi.
- Nêu bản chất của hiến pháp.
- Bản chất của nhà nước ta là gì?
Hs báo cáo bổ sung.
Gv chuẩn xác
- Cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi hiến pháp?

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_GDCD_8_HK_II.doc