Tiểu luận Giải quyết đơn tố cáo về vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo của phụ huynh với giáo viên ở Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

1. Mô tả tình huống

Ngày 16/01/2017, Hiệu trưởng Trường Tiểu học X huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn N, là cha của em Nguyễn Thị B, hiện đang học lớp 5A1 Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Trong nội dung đơn, ông Nguyễn Văn N tố cáo cô Lê Như T, giáo viên Trường Tiểu học X đã nhiều lần có những lời nói xúc phạm, lăng nhục con ông là Nguyễn Thị B chỉ vì cháu học chưa tốt.

Đơn cử vào ngày 03/01/2017, cô Lê Như T có dạy hội giảng về môn Toán cho giáo viên toàn trường dự. Trong tiết học em B đã không trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài và không giải được bài toán cô giáo kiểm tra cuối tiết. Giờ ra chơi kết thúc, cô Lê Như T bước vào lớp thể hiện giận dữ gọi B đứng dậy và lớn tiếng: “Nè, có ngu quá thì nghỉ học đi, chứ học làm gì có mấy câu hỏi đơn giản mà cũng không trả lời được. Bởi vậy người ta nói đúng quá mà đầu óc ngu si thì tứ chi phát triển, em chỉ được cái to xác chứ chẳng làm được gì, em chính là con sâu làm rầu nồi canh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của lớp. Em có xứng đáng được đi học không? Suy nghĩ kĩ đi! Đúng là ngu như bò”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải quyết đơn tố cáo về vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo của phụ huynh với giáo viên ở Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là những mầm non, tương lai của đất nước. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó thật sự là một việc làm vừa hợp ý Đảng và Nhà nước lại vừa hợp lòng dân, mà trọng trách lớn được đặt trên vai những nhà giáo. Vì vậy, thầy cô giáo chính là tấm gương để học sinh soi vào. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị loại trừ. Để nâng cao phẩm chất nhà giáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,  mỗi một thầy cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về giáo dục; mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có  tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế mỗi người nói chung và mỗi nhà giáo nói riêng cần phải tu dưỡng và rèn luyện để có đủ tài lẫn đức để phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.
Không phải ngẫu nhiên mà "nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo" là một trong bốn nội dung trong cuộc vận động "Hai không" của ngành giáo dục, bắt đầu được triển khai từ năm học này. Bởi vì trong những năm học trước đây, đặc biệt trong năm học 2006 - 2007, nổi lên một số vụ việc giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức như: cô giáo bắt học sinh tát bạn, cô giáo đánh vào mông học sinh vì không viết được chính tả, cô giáo mầm non lấy băng dính dán miệng làm chết một cháu ở bậc mầm non ..., dẫn đến đơn thưa, tố cáo và đã được nhiều báo đài đưa tin gây xôn xao dư luận. Là cộng tác viên thanh tra trong nhà trường, nếu gặp các trường hợp có đơn thư tố cáo thì chúng ta cần có trách nhiệm: Nhận đơn, xác định thẩm quyền giải quyết, tư vấn trình đơn đúng cấp, tham gia xác minh sự việc, tham mưu Hiệu trưởng các giải pháp xử lý đúng theo văn bản quy định nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
Từ một tình huống cụ thể có thật vừa xảy ra ở Trường Tiểu học X liên quan đến vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo, với trách nhiệm của mình là một cán bộ phụ trách chuyên môn của trường, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải quyết đơn tố cáo về vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo của phụ huynh với giáo viên ở Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” để cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, góp phần vào công tác quản lý giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã được học tập, liên hệ với thực tế giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
B. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Ngày 16/01/2017, Hiệu trưởng Trường Tiểu học X huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn N, là cha của em Nguyễn Thị B, hiện đang học lớp 5A1 Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Trong nội dung đơn, ông Nguyễn Văn N tố cáo cô Lê Như T, giáo viên Trường Tiểu học X đã nhiều lần có những lời nói xúc phạm, lăng nhục con ông là Nguyễn Thị B chỉ vì cháu học chưa tốt.
Đơn cử vào ngày 03/01/2017, cô Lê Như T có dạy hội giảng về môn Toán cho giáo viên toàn trường dự. Trong tiết học em B đã không trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài và không giải được bài toán cô giáo kiểm tra cuối tiết. Giờ ra chơi kết thúc, cô Lê Như T bước vào lớp thể hiện giận dữ gọi B đứng dậy và lớn tiếng: “Nè, có ngu quá thì nghỉ học đi, chứ học làm gì có mấy câu hỏi đơn giản mà cũng không trả lời được. Bởi vậy người ta nói đúng quá mà đầu óc ngu si thì tứ chi phát triển, em chỉ được cái to xác chứ chẳng làm được gì, em chính là con sâu làm rầu nồi canh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của lớp. Em có xứng đáng được đi học không? Suy nghĩ kĩ đi! Đúng là ngu như bò”.
Thế là hôm sau con tôi không chịu đi học, tôi phải động viên thật lâu cháu mới chịu đi học nhưng từ đó cháu lúc nào cũng lầm lì, ít nói hơn trước. Tôi nghĩ tính tình của con tôi đã thay đổi theo hướng xấu, tất cả cũng là do cô Lê Như T đã xúc phạm đến nhân phẩm cháu B. Tôi đề nghị Hiệu trưởng Trường Tiểu học X huyện Thanh Bình xem xét và xử lý cô Lê Như T theo quy định của ngành. 
2. Xác định mục tiêu xử lí tình huống
2.1. Mục tiêu chung
Phân loại đơn là khiếu nại hay tố cáo để có trình tự giải quyết đúng, thẩm quyền xử lý thuộc Hiệu trưởng Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình nên cần thành lập đoàn thanh tra về thẩm tra và xử lý vụ việc theo đúng quy định của ngành.
- Đảm bảo việc giải quyết phản ánh thực hiện theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ trường tiểu học, các văn bản quy định của ngành giáo dục và đào tạo về đạo đức nhà giáo.
- Nâng chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục của các lớp trong nhà trường.
- Chấn chỉnh việc vi phạm đạo dức nhà giáo của giáo viên nhà trường và xử lý vi phạm để làm gương cho giáo viên nhà trường. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ở các cơ sở giáo dục công lập, đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và pháp luật nhà nước.
- Tăng cường, chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, cộng đồng và góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tính công bằng xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm minh, nếu qua thanh tra là đúng sự thật thì giải quyết vụ việc theo Khoản 4, Điều 6 của Quy định về đạo đức nhà giáo Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Nếu qua xác minh không đúng sự thật thì xử lý người tố cáo theo quy định của Luật tố cáo nếu cố tình tố cáo sai sự thật.
3. Phân tích tình huống: nguyên nhân và hậu quả
Sau khi tiếp nhận đơn, Hiệu trưởng thành lập đoàn xác minh, tìm hiểu thông tin những đối tượng liên quan gồm: Em Nguyễn Thị B, tất cả học sinh lớp 5/1; làm việc với cô Lê Như T, với ông Nguyễn Văn N. Qua kết quả xác minh cho thấy những nội dung có trong đơn tố cáo là hoàn toàn đúng sự thật và cô Lê Như T cũng đã thừa nhận hành vi của mình là có phát ngôn chưa chuẩn mực, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của học sinh.
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Bản thân cô T không ý thức được hậu quả của mình làm, làm trái với quy định của ngành, làm mất uy tín của Nhà trường, làm xấu đi hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân và phụ huynh học sinh.
- Cô T không nắm được đặc điểm tâm sinh lý học sinh, trong khi phụ huynh học sinh là người dân lại nhận thức được điều đó.
3.2. Nguyên nhân khách quan
- Cô T chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của ngành, cụ thể là Quy định về đạo đức nhà giáo Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Thủ trưởng đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản có liên quan; làm việc không có kế hoạch nên công tác quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường chưa thông suốt.
- Việc quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng chưa sâu sát, tuyên truyền giáo dục về đạo đức nhà giáo cho cán bộ giáo viên còn chưa thường xuyên, liên tục.
- Việc thanh tra, kiểm tra nặng về hình thức, chưa sâu sát, còn nể nang trong việc đánh giá kiểm tra, xử lý các vi phạm về đạo đức nhà giáo trong nhà trường.
3.3. Hậu quả
- Bản thân cô Lê Như T đã vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo quy định theo đúng Pháp luật; uy tín, danh dự cá nhân của cô T sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
- Việc làm sai trái của cô Lê Như T gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, làm mất uy tín trong đồng nghiệp cũng như trong phụ huynh và trong nhân dân. Làm cho nhân dân không tin tưởng vào nhà trường, làm giảm uy tín của người cán bộ, quản lý giáo dục nói riêng và ngành GD&ĐT nói chung. 
- Quyền lợi chính đáng của học sinh bị xâm phạm.
- Nếu giải quyết sự việc không tốt có thể dễ bị gây bất bình trong nội bộ và làm ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục; làm cho nhân dân nghi ngờ đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
4. Đề xuất những giải pháp
Trên cơ sở các kết quả thu thập, xử lý trước những sai phạm của cô Lê Như T, căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật, tôi đề nghị các phương án xử lý như sau: 
4.1. Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp 
- Luật Khiếu nại, luật Tố cáo năm 2011.
- Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo.
- Điều lệ trường tiểu học Ban hành theo Thông tư 41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/ 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung Điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/ 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghị định 42/2013/NĐ-CP Ban hành ngày 04/12/2013 về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
- Quy định về đạo đức nhà giáo Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/ 4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Đề xuất các phương án giải quyết
4.2.1. Phương án 1: Cảch cáo cô Lê Như T trước Phụ huynh học sinh toàn trường
Hiệu trưởng Tổ xác minh nộp kết luận, biên bản. Hiệu trưởng xem xét kết quả điều ra, cụ thể là việc xúc phạm nhân phẩm học sinh của cô Lê Như T. Hiệu trưởng tổ chức họp Phụ huynh học sinh toàn trường. Yêu cầu cô T kiểm điểm trước cuộc họp. Cảnh cáo cô T trước Hội phụ huynh học sinh của trường đồng thời bắt buộc cô T phải làm cam kết việc chấm dứt việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh kể từ thời điểm này. Yêu cầu cô T xin lỗi phụ huynh N nhằm giải tỏa bức xúc đối với các phụ huynh và vận động họ rút đơn khiếu kiện. 
Hiệu trưởng cũng hứa sẽ triển khai lại và giám sát đôn đốc quá trình giáo viên thực hiện các quy định của ngành; Mở hộp thư tiếp nhận các ý kiến phản ánh của phụ huynh học sinh.
 * Ưu điểm
- Xử lý vụ việc nhanh chóng kịp thời, làm dịu sự bức xúc của phụ huynh. Xử lý cô Lê Như T theo đúng quy định của Điều 79 và Điều 80 - Luật cán bộ, công chức 2008. 
- Quán triệt được Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 
- Lập lại kỷ cương trong nhà trường (Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm) và từ việc làm kiên quyết này thì mỗi cán bộ giao viên trong nhà trường sẽ phải tự hoàn thiện mình hơn. 
- Dư luận xã hội được nhiều người đồng tình ủng hộ. Các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn vào đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường.
* Hạn chế
Sự việc được công khai rộng rãi, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng giảng dạy của Cô T. (Do đó nhà trường cần chia sẻ, động viên, khích lệ để cô T vượt qua khó khăn này mà hoàn thành nhiệm vụ dạy học của mình)
4.2.2. Phương án 2: Kiểm điểm cô Lê Như T trước ông Nguyễn Văn N
Hiệu trưởng mời cô Lê Như T và ông Nguyễn Văn N trao đổi tại văn phòng. Hiệu trưởng yêu cầu cô T nhìn nhận sai phạm và xin lỗi ông N về hành vi vi phạm của mình và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Bên cạnh đó cô T có trách nhiệm quan tâm, kèm cặp, giúp em Nguyễn Thị B nắm vững các kiến thức cơ bản và đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm. Hiệu trưởng vận động ông Nguyễn Văn N rút đơn tố cáo. 
Hiệu trưởng cũng hứa sẽ triển khai lại và giám sát đôn đốc quá trình giáo viên thực hiện các quy định của ngành; Nhà trường sẽ mở hộp thư tiếp nhận các ý kiến phản ánh của phụ huynh học sinh và hứa sẽ giải quyết kịp thời, thỏa đáng nhằm lấy lại niềm tin của các bậc phụ huynh
* Ưu điểm
Mang tính giáo dục cao, không gây ra dư luận đại trà; vụ việc được xử lý một cách nhanh chóng, gọn nhẹ. Một mặt giải quyết thỏa đáng yêu cầu, tố cáo của ông Nguyễn Văn N phụ huynh em Nguyễn Thị B. Một mặt tạo cơ hội cô Lê Như T nhìn nhận sai phạm và có điều kiện sửa đổi và có cơ hội chuộc lại lỗi lầm trong thời gian tới.
* Hạn chế: Không có hạn chế 
5. Tổ chức thực hiện giải pháp
5.1. Lựa chọn phương án tối ưu
Qua 2 phương án đã trình bày ở trên tôi chọn phương án 2 làm phương án để giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là tốt nhất, khả thi nhất, giải quyết sự việc có tình, có lý nhất. Bởi vì:
Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này cô Lê Như T sẽ nhận thấy được khuyết điểm của mình, song cấp trên vẫn có chính sách khoan hồng tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa sai sót và tự nâng cao đạo đức bản thân cũng như nhìn nhận vai trò trách nhiệm của một giáo viên đối với học sinh.
5.2. Triển khai thực hiện giải pháp cụ thể
Để giải quyết đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn N là phụ huynh học sinh của trường một cách có hiệu quả, Hiệu trưởng Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình cần thực hiện một số công việc sau:
- Thụ lý hồ sơ, phân loại đây là đơn tố cáo, xác định thẩm quyền xử lý ở đây là Hiệu trưởng Trường Tiểu học X, xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo.
- Ban hành công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý vi phạm được phát hiện qua giải quyết tố cáo; quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo.
Quy trình tiến hành giải quyết tố cáo như sau:
Bước 1: Tiếp nhận xử lý thông tin tố cáo
Sau khi nhận được đơn tố cáo Ngày 15/01/2017, Hiệu trưởng Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình đã ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo nêu trên và thành lập tổ xác minh nội dung tố cáo. Xác định nhân thân, kiểm tra nội dung đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn N. Theo đó, Hiệu trưởng trường chủ trì phối hợp với các bộ phận trong nhà trường tiến hành xác minh nội dung tố cáo của ông Nguyễn Văn N và đề xuất hướng xử lý. 
Bước 2: Xác minh thông tin nội dung tố cáo
Ngày 18/01/2017, tổ xác minh nội dung tố cáo họp, lập kế hoạch và phân công thành viên tiến hành xác minh những nội dung trong đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn N. 
Từ ngày 18/01/2017 đến ngày 20/01/2017, tổ xác minh nội dung tố cáo, đã làm việc với cô Lê Như T, học sinh lớp 5/1 và ông Nguyễn Văn N, về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh. Qua quá trình thu thập thông tin, ngày 20/01/2017, tổ xác minh nội dung tố cáo đã có báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo với một số nội dung chính như sau: 
Ngày 03/01//2017, cô Lê Như T có dạy 1 tiết hội giảng về môn Toán cho giáo viên toàn trường dự. Trong tiết học em B đã không trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài và không giải được bài toán cô giáo kiểm tra cuối tiết. Giờ ra chơi kết thúc, cô Lê Như T bước vào lớp thể hiện giận dữ gọi B đứng dậy và lớn tiếng: “Nè, có ngu quá thì nghỉ học đi, chứ học làm gì có mấy câu hỏi đơn giản mà cũng không trả lời được. Bởi vậy người ta nói đúng quá mà đầu óc ngu si thì tứ chi phát triển, em chỉ được cái to xác chứ chẳng làm được gì, em chính là con sâu làm rầu nồi canh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của lớp. Em có xứng đáng được đi học không? Suy nghĩ kĩ đi! Đúng là ngu như bò”.
Thế là hôm sau con tôi không chịu đi học, tôi phải động viên thật lâu cháu mới chịu đi học nhưng từ đó cháu lúc nào cũng lầm lì, ít nói hơn trước.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Ngày 20/10/2016 Hiệu trưởng Trường Tiểu học X, huyện Thanh Bình tiến hành công bố Kết luận thanh tra của trước Hội đồng sư phạm nhà trường, có mời Ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự, nêu rõ những sai phạm về đạo đức nghề nghiệp của cô Lê Như T.
Bước 4: Xử lý tố cáo
Dựa vào kết luận, Hiệu trưởng Trường Tiểu học X yêu cầu cô Lê Như T kiểm điểm và xin lỗi trước ông Nguyễn Văn N phụ huynh em Nguyễn Thị B.
Các bước thực hiện phương án xử lý tình huống đã được lựa chọn thực hiện theo lịch trình cụ thể.
Bước 5: Công khai kết quả tố cáo
Hành vi của cô Lê Như T vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp nhà giáo (theo Điều 4 của Quy định đạo đức nhà giáo, Ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT). Đạo đức nghề nghiệp: “Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng”.
Bước 6: Lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo
Trưởng đoàn thanh tra tập hợp tất cả các hồ sơ, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến vụ việc lưu hồ sơ theo quy định.
Thông báo kết quả giải quyết nội dung tố cáo cho ông Nguyễn Văn N.
6. Kiến nghị, đề xuất
6.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 
Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đặc biệt là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người luôn có ý thức tuân thủ pháp luật và tăng cường kiểm tra chuyên ngành đến các trường, đặc biệt là các hành vi vi phạm về đạo đức nhà giáo.
6.2. Đối với trường Tiểu học X
Tăng cường phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, các nội quy, quy chế của đơn vị đến Hội đồng sư phạm nhà trường thông qua nhiều hình thức như: Tọa đàm, thảo luận,  hoặc các cuộc họp nhà trường để giáo viên hiểu rõ và tự điều chỉnh hành vi của mình tránh những sai phạm như sự việc trên.
Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinhh qua các hình thức như: Thùng thư góp ý, niêm yết lịch tiếp công dân.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, chống tiêu cực của chi bộ nhà trường, của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, chi đoàn.
Tập thể giáo viên trong hội đồng cần xây dựng mối đoàn kết, gắn bó để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong đấu tranh chống tiêu cực trong nhà trường.
	 C. KẾT LUẬN
Trong Điều lệ trường tiểu học, điều 38 chương IV quy định các hành vi giáo viên không được làm: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. Như vậy vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh và giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình. Để nâng cao phẩm chất, nhân cách của nhà giáo, ngoài các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành thì vai trò của mỗi người giáo viên của các trường học hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp quản lí, giảng dạy, giáo dục học sinh; ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Nếu mỗi người giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn sẽ không có giáo viên vi phạm đạo đức, sẽ góp phần làm cho môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh và ngày càng phát triển hơn.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. 
Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: 
- Cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, văn bản, quy định của ngành cho toàn thể giáo viên hiểu rõ và tự giác thực hiện; việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tài và đức; cần cân nhắc, xem xét về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, phẩm chất của người đó trước khi giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
- Hiệu trưởng cần đồng hành, chia sẻ những vướng mắc, giúp đỡ giáo viên giải quyết kịp thời. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong việc chấp hành văn bản, quy định của ngành. 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 138/2013/ NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Quốc hội (2009), Luật giáo dục 
3. Quốc hội (2010), Luật Cán bộ, công chức.
4. Quốc hội (2010), Luật Than

File đính kèm:

  • doctieu_luan_giai_quyet_don_to_cao_ve_van_de_vi_pham_dao_duc_nh.doc
Giáo án liên quan