Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí lớp 6

1. Tên sáng kiến: : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí lớp 6

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

 Áp dụng cho học sinh lớp 6

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:

 Từ ngày 09 tháng 10 năm 2017 đến ngày 30 tháng 03 năm 2019.

 4. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Mến

Năm sinh: 07 - 02 - 1980

Nơi thường trú:Tổ dân phố 4B - Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định

 Trình độ chuyên môn: Đại học - chuyên ngành: Văn

Chức vụ công tác: Giáo viên Trường THCS Ngô Đồng

Nơi làm việc: Trường THCS Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định

Điện thoại: - DĐ: 0369442766

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

 

docx39 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hoặc ở nhà máy ximăng Hải Phòng nồng độ bụi ở vùng dân cư xung quanh nhà máy là 1,4-> 4,2mg/m3 
? Vấn đề đặt ra với môi trường hiện nay là gì ?
? Em sẽ làm những gì để góp phần bảo vệ bầu khí quyển?
HS các con sẽ đưa ra nhiều biện pháp như: Trồng nhiều cây xanh, vệ sinh môi trường xung quanh, sử dụng năng lượng sạch, áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống, sử dụng xe điện
Qua bài học giáo viên giáo dục cho các em có ý thức ngay trong nhà trường và những việc làm ngoài đường phố như thông qua một số hoạt động do trường, Đoàn, Liên Đội tổ chức đó là trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong lớp học như “Lớp học xanh”, “Hành lang xanh”
Sau bài học để kiểm tra việc nhận thức của học sinh ở phần củng cố tôi có đưa ra một số câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm.
+ Nguyên nhân nào làm cho nguồn không khí bị ô nhiễm ?
Khói bụi của các nhà máy công nghiệp, khí thải từ phương tiện tham gia giao thông
Bụi vi sinh vật do rác bẩn, rác không được xử lý .
Tiếng ồn.
Cả 3 phương án trên.
Với phương án này có khoảng 81% học sinh chọn phương án d, 10% học sinh chọn phương án a, và 9% học sinh chọn phương án b .
Hoặc câu hỏi: Các em đánh giá như thế nào về thực trạng môi trường hiện nay? 
Đáng báo động.
Bình thường.
Không đáng lo ngại
Học sinh lựa chọn trong đó : 80% chọn phương án a, 13% chọn phương án b, 7% chọn phương án c .
 Vậy chứng tỏ các em một phần nào đó biết được thực trạng của môi trường hiện nay và nắm được kiến thức về môi trường, một khi các em có nhận thức tốt về vần đề môi trường thì từ những hành động, những việc làm của các em cũng sẽ có ý thức hơn, và khi có hành vi tốt đồng thời các em cũng biết vận động mọi người cùng làm theo, biết lên tiếng để tố cáo, phê phán những người có những hành vi chưa tốt, như ở một số lớp tôi dạy, trong lớp học trước đây các em thường xuyên có hiện tượng vứt xả rác bừa bãi, nhưng qua sự giáo dục tôi nhận thấy ở một vài lớp các em cũng đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, mặc dù chưa phải là tuyệt đối nhưng ở một số em đã có sự thay đổi nhận thức khác hơn so với trước hơn. Để thành công hơn nữa giáo viên không những chỉ là giáo dục suông giáo viên còn phải biết khen ngợi, động viên những việc làm của các em, những việc làm của các em ở trong trường học, trên đường phố mặc dù mới chỉ là những tác động nhỏ so với thời buổi kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng cũng đã góp phần nào đó trong việc bảo vệ môi trường . 
 Khí quyển là tài nguyên chung của nhân loại , bảo vệ khí quyển đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người, nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên và học sinh , là những người chủ tương lai của đất nước, nhưng trong quá trình giảng dạy cũng như trong cuộc sống thường ngày tôi nhận thấy nhiều người không nhận thức được những việc làm của mình có ô nhiễm môi trường hay không, thậm chí có những người biết những hành vi của mình nhưng vẫn làm, và xem việc bảo vệ môi trường là của người khác không phải của mình và ngay cả học sinh trong nhà trường nhiều em cũng chưa có ý thức tốt: như sau khi uống nước vứt cốc không đúng nơi qui định, ăn xôi, ăn quà bánh trước cổng trường vứt xả giấy gói một cách bừa bãi, xé xả rác trong lớp học, trong hộc bàn, để đồ ăn thừa thừa lâu trong ngăn bàn bị bốc mùi.Nếu tâm sự với các con học sinh về những hành vi vứt, xả rác bừa bãi của các con học sinh ảnh hưởng như thế nào đến môi trường lớp học và trường học thì đa số học sinh nêu được những tác hại của nó nhưng bản thân lại không hành động theo hướng tích cực mà vẫn làm để rồi các con nghĩ là vứt xong sẽ có người khác dọn cho mình như bạn nào làm trực nhật hay là các cô lao công và nghĩ đó là việc mà họ phải làm.
Vậy làm thế nào để các con học sinh không những nhận thức được mà còn phải có ý thức, nên cần tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, đối với học sinh cần phải có sự giáo dục ý thức cho các em, kiên trì, đều đặn và thường xuyên.
Ví dụ: Dạy bài 15:“ Các mỏ khoáng sản”. Mục tiêu của bài là cho học sinh nắm được thế nào là khoáng sản, công dụng của chúng và khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài, là loại tài nguyên không thể phục hồi được, vì vậy con người phải khai thác tiết kiệm và hợp lý. Sau khi cung cấp xong kiến thức ở phần 1 và phần 2, đến phần khai thác và sử dụng các loại khoáng sản tôi tích hợp vấn đề môi trường vào trong bài học để giáo dục các em.
- ? Khoáng sản là nguồn tài nguyên quí giá của quốc gia, nhưng việc khai thác khoáng sản đã tác động đến môi trường sống như thế nào?
- ? Hậu quả của việc khai thác và sử dụng không hợp lý?
Để tránh giờ học diễn ra một cách nhàm chán, và giáo dục học sinh mang lại hiệu quả cao và có tính thuyết phục, giáo viên nên cho học sinh quan sát tranh ảnh, video, dẫn chứng cụ thể để học sinh thấy được quá trình khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường và nó tác động đến môi trường không khí như thế nào. 
GV có thể cho HS xem video về vấn đề: Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
https://wwwyoutube.com/watch?v=-1Rar91mLzk&t=81s
Không những trong khai thác mà trong vấn đề sử dụng cũng phải hợp lý và tiết kiệm.
- ? Vậy vấn đề đặt ra ở đây tại sao khai thác tài nguyên luôn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên?
- ? Học sinh phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường không khí?
Muốn các em có nhận thức tốt giáo viên không nên áp đặt phải làm như thế này, phải làm như thế kia, ở lứa tuổi các em còn nhỏ chưa nhận thức hết được sự việc và đây cũng chính là lứa tuổi đang tập làm người lớn nên không thích sự sai bảo, áp đặt đôi khi còn thích làm ngược lại, chính vì vậy để giáo dục tốt người giáo viên cần đưa ra những sự việc, những tác hại cụ thể xảy ra hàng ngày, mà tương đối gần gũi với các em, gây tác hại đến bản thân, bạn bè, người thân, cũng như tác động đến môi trường xung quanh, sự phát triển chung của đất nước từ đó gắn viêc làm, trách nhiệm cụ thể đối với mỗi bản thân học sinh phải hết sức tiết kiệm năng lượng, hoặc giáo dục cho các em nên tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp không những vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bớt được một phần nhỏ gây ô nhiễm môi trường. Qua giáo dục như vậy trong học sinh cũng có sự chuyển biến hơn như trong lớp học, học sinh luôn chú ý tắt đèn,tắt điều hòa, tắt quạt khi không còn dùng đến nữa, sử dụng điện và quạt khi nào thật cần thiết..
Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên gần 10c so với thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX, mà nguyên nhân là do các loại khí thải, đặc biệt CO2 gây ra, không những tổn hại trầm trọng đến không khí mà còn mà ảnh hưởng đến nguồn nước. Nói đến nước ai cũng biết rõ vai trò của nó, vì không chỉ nước liên quan đến ăn, uống, tắm, giặtmà còn liên quan đến sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp, mà nước còn chính là sự tồn tại, sự sống của sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Việc giữ cho nguồn nước trong sạch là sự an toàn cho mình và cho cả con cháu mai sau.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất lý, hóa, sinh học của nước vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Ví dụ: Khi dạy bài 23 “Sông và hồ ” Mục tiêu của bài là sau khi học xong, học sinh cần: Trình bày được các khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, chế độ nước, hồ và nguyên nhân hình thành hồ. Ở phần 1 “Sông và lượng nước của sông” sau khi truyền thụ cho học sinh khái niệm về sông và lượng nước của sông, đến phần vai trò của sông cho học sinh tìm hiểu vai trò của sông và những tác động tiêu cực của nó với con người. Giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình hoặc tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt hoặc giáo viên lấy dẫn chứng cụ thể: Như các trận lụt ở Nghệ Tĩnh, Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh  
https://www.youtube.com/watch?v=lhR1CxfTqe0&t=17s
Sau đó tôi dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu các vấn đề sau:
? Qua quan sát đoạn video cũng như các hình ảnh vừa xem? Lũ lụt trên sông ngòi đã gây những tác hại gì cho con người?
(HS: Gây thiệt hại về người và của. Đó chính là những hậu quả do môi trường mang lại)
? Theo em ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với đối với con người là do những nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục tiêu cực ?
( Đó chính là tác hại của việc khai thác rừng bừa bãi, xả rác trên sông làm ách tắc dòng chảy). Bởi vì chúng ta tác động vào môi trường như thế nào thì môi trường tác động lại, trả lại chúng ta.
GV có thế lấy ví dụ: Ngay tại các thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng: nhiều tuyến đường phố ngập thành sông trong những ngày mưa lớn.
Hoặc ở phần 2 “Hồ” giáo viên cho học sinh tìm hiểu:
? Quan sát một số hình ảnh, nêu những tác động tiêu cực của con người đối với hồ? 
Các con sẽ chỉ ra được những tác động tiêu cực của con người đối với hồ: xả rác, các chất tải sinh hoạt xuống bờ hồ, lòng hồ
 ? Những tác động đó của con người đã gây nên những hậu quả gì?
Ngoài những nội dung kiến thức cơ bản sách giáo khoa ra , giáo viên mở rộng thêm để các em nắm được. Trong thời gian vừa qua phóng sự đài truyền hình Việt Nam đã đề cập đến vấn đề nước thải của nhà máy sữa, nhà máy bột ngọt Vedan đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải . Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn do ở nhiều địa phương nông dân dùng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu quá liều lượng và do các chất thải trong sinh hoạt con người đã gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật trong nước, làm giảm nguồn lợi thuỷ hải sản. Những chất gây ô nhiễm nguồn nước thường được thấm dần từ mặt nước xuống các tầng sâu hơn, rồi tích tụ lại trong mạch nước ngầm, nhất là những chất khó bị ô xi hoá.
Giáo viên vẽ hậu quả qua chuỗi thức ăn để học sinh thấy được:
Nước bị ô nhiễm -> Thực vật -> Động vật -> Con người
 ? Em có nhận xét gì qua sơ đồ trên? Con người sẽ gánh chịu mọi hậu quả khi chính họ gây ô nhiễm. Hơn thế nữa Trái Đất của chúng ta có khoảng 1400.000 triệu tỉ lít nước, nhưng không phải tất cả số nước đó con người đều sử dụng được vì 93,7% là nước mặn, 2,14% nước bị đông cứng, nước ngầm, hơi nước trong đó chỉ có khoảng 0,0001 % lượng nước ngọt sử dụng được.
? Vậy theo em , chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước?
Sau khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, sông ngòi bằng cách tuyệt đối không vứt rác xuống các thuỷ vật ấy, ngoài ra giáo viên giáo dục các em có ý thức tiết kiệm, làm sao cho mỗi học sinh, trong từng hành vi có thói quen tiết kiệm, tiết kiệm ở nhà, tiết kiệm ở trường, tiết kiệm ở nơi công cộng, như thấy vòi nước chảy nhớ khoá lại, nếu thấy nước rò rỉ báo cáo cho người có chức trách sửa lại ngay. Hoặc giáo dục cho các em bằng cách mỗi học sinh một ngày tiết kiệm 1 lít nước, thì cả nước trong một năm tiết kiệm khoảng 6377 triệu lít nước. Qua giáo dục tôi nhận thấy ở một vài em có ý thức tốt hơn, như việc giữ gìn vệ sinh chung trong khi uống nước ở trường, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều em mặc dù có nhận thức về những việc làm của mình cũng như của mọi người, nhưng lại chưa có ý thức, chính vì thế việc giáo dục này là phải thường xuyên và lâu dài.
Khi dạy bài 24 “ Biển và đại dương” Mục tiêu của bài là biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương, cũng như vai trò của biển đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật.Trong phần 2 của bài “Sự vận động của nước biển và đại dương”. Để giáo dục đạt hiệu quả cao và khắc sâu nhận thức về môi trường biển và đại dương cho học sinh, người giáo viên phải biết kết hợp giữa lời giảng và dẫn chứng một cách khéo léo về thực trạng của biển và đại dương hiện nay và sau đó cho học sinh thảo luận để tìm hiểu:
? 
? Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển, đại dương và hậu quả?
? Kể một số vụ gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam trong những năm gần đây. Nguyên nhân? Hậu quả
Ví dụ: Vụ gây ô nhiễm môi trường nổi cộm, sự cố môi trường biển miền Trung năm 2016 do nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra. 
GV có thể cung cấp thêm thông tin qua video, hình ảnh:
? Đứng trước thực trạng của biển và đại dương như vậy em nhận thức được điều gì? Vai trò của em trong việc bảo vệ môi trường của biển và đại dương?
Qua hình thức trao đổi, thảo luận như vậy các em tự bản thân mình đánh giá những việc làm tốt và những việc làm không tốt đối với môi trường biển, tự bản thân các em mới nâng cao được nhận thức của mình. Mặc dù tại địa phương chúng ta không có biển nhưng giáo viên vẫn giáo dục cho các em có ý thức trong các lần đi thăm quan, và thường xuyên xem sách, báo, ti vi về nội dung bảo vệ môi trường và góp phần phổ biến đến nhiều người khác, với các hiểu biết mà bản thân thu nhận được. Có như vậy các em mới chung tay vào bảo vệ môi trường.
Sau bài học: “Sông và hồ”, “Biển và đại dương”, đến tiết học sau tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15’ với nội dung của bài học và trong đó tôi có cho 2 câu hỏi liên quan đến môi trường nước.
 Câu 1: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ?
 Câu 2: Vẽ hoàn thành sơ đồ? Nhận xét?
Không khí 
Sinh vật
Nước bị ô nhiễm 
Đất 
Con người
Với câu này đa số học sinh đều vẽ thể hiện sự tác động qua lại của các thành phần tự nhiên. Chứng tỏ khi môi trường nước bị ô nhiễm thì ảnh hưởng đến tất cả các thành phần khác và các thành phần khác lại tác động ngược lại môi trường nước.
Với câu hỏi số 1 đa số các em kể được ít nhất 3 nguyên nhân: Như do chất thải công nghiệp, nước sinh hoạt hàng ngày của người dân, Do người dân sử dụng các loại thuốc hoá học và thuốc trừ sâu Bên cạnh đó có một số em còn kể thêm được một số nguyên nhân khác, qua đó giáo viên cần bổ sung thêm cho học sinh một vài nguyên nhân khác: Có thể là do mưa, gió, bão, lũ lụt Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường xá đã kéo theo các chất ô nhiễm đi vào sông, suối, ao, hồ, biển, hoạt động giao thông - vận tải, chất thải hữu cơ
 Vậy vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ? Đó là một câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta, chúng ta phải tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng Trái Đất, vì Trái Đất và những sinh vật của nó cũng có quyền được tồn tại như con người chúng ta và chất lượng môi trường Trái Đất và sức khoẻ của nhân loại không thể tách rời nhau. Chính vì vậy công tác giáo dục môi trường được nhiêù nước trên thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam, vì không có giải pháp kinh tế nào có hiệu quả bằng đầu tư vào con người. Hiện nay mọi nơi trên thế giới nguồn đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần và các tính chất lý, hóa, sinh của đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất, khiến cho đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng.
Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Đất. Các nhân tố hình thành đất” Mục tiêu của bài là sau khi học xong, học sinh nắm được khái niệm về đất cũng như các thành phần và nhân tố hình thành của đất. Hiểu được tầm quan trọng về độ phì của đất và ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.
Để giải quyết tốt mục tiêu trên, sau khi học xong bài 25, giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan khảo sát thực địa, thu thập một số mẫu đất và quan sát cây trồng trên từng khu vực đất đó, cũng như tìm hiểu quá trình canh tác, kinh nghiệm của người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp của nhân dân của người dân nơi các em sinh sống, để các em phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra những kết luận :
? Thế nào là đất có độ phì cao? Đất có độ phì cao và đất có độ phì thấp có gì khác nhau ?
 ? Những nguyên nhân nào cho đất bị suy thoái? Hậu quả?
Những nguyên nhân làm đất bị suy thoái như : Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học trong nông nghiệp, chặt phá rừng đầu nguồn, các chất phế thải trong hoạt động công nghiệp, cùng như sinh hoạt của con người làm nguồn đất bị suy thoái và ô nhiễm.
 ? Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất? Vai trò của học sinh trong việc
bảo vệ môi trường đất?
 Ở lớp học khác giáo viên hướng dẫn học sinh điều tra về khối lượng rác thải, ở trường học và tại địa phương của các em. Từ đó yêu cầu học sinh trả lời: 
 ? Khối lượng rác tại trường học và tại địa phương của các em như thế nào?
 ? Nơi nào là chỗ tiếp nhận rác nhiều nhất? Môi trường ở những nơi chứa nhiều rác như thế nào?
Như chúng ta đã biết các thành phần trong tự nhiên bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, khi một thành phần thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác. Vậy sự ô nhiễm nguồn đất, nước, khí quyển đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của sinh vật. Ở nước ta hiện nay đang mất dần sự cân bằng sinh thái, nguyên nhân chính là do tự nhiên và con người.
Khi dạy bài 27 “Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất” 
Mục tiêu của bài là học sinh phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ của chúng, cùng như trình bày được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất.
Ở bài này trong phần 3 thông qua thực tế và một số tranh ảnh giáo viên yêu cầu học sinh trả lời:
 ? Những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất? Lấy ví dụ?
Ví dụ: Tác động tiêu cực:
Phá rừng, môi trường sống bị ô nhiễm
Nhiều động vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt bởi con người
bị ô nhiễm
? Những tác động tiêu cực của con người đã để lại hậu quả gì?
 ? Con người làm gì để bảo vệ sinh vật?
 ? Vì sao con người phải khai thác rừng hợp lý và bảo vệ rừng?
 ? Nêu mối quan hệ của các động thực vật?
 Từ những câu hỏi trên giáo viên phân tích cho các em thấy sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào con người và mối quan hệ của các động thực vật bao giờ cũng có sự tác động qua lại với nhau: Thực vật rất cần cho đời sống động vật vì nó là thức ăn, nơi ở cho động vật, còn nếu thiếu động vật thảm thực vật sẽ nghèo nàn và buồn tẻ.
Để kiểm tra sự nhận thức của học sinh đến phần củng cố yêu cầu học sinh làm các bài tập:
- Bài 1: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng ?
Bảo vệ động thực vật trên Trái Đất lại là việc làm cần thiết và cấp bách vì:
Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
Con người thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.
Việc khai thác rừng bừa bải đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác.
Người Âu đã mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở Ôxtrâylia.
Khai thác rừng bừa bãi đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, rừng ngày càng nghèo đi.
Qua hai bài tập có khoảng 78% học sinh làm đúng hoàn toàn và 22% học sinh làm còn có câu sai
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI :
Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình mà tôi tích hợp vấn đề môi trường để giáo dục cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường . Là người làm công tác giáo dục tôi không thể làm ngơ trước những thực trạng của môi trường hiện nay, học sinh là những người chủ tương lai của đất nước, làm sao để học sinh vừa có nhận thức đồng thời vừa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong những năm qua ở các lớp tôi dạy, tôi đã lồng ghép việc giáo dục vấn đề môi trường vào trong bài dạy tôi đã thực nghiệm trên nhiều lớp khác nhau và đã thu được một số kết quả nhất định: 
Trong những năm trước đây việc tích hợp môi trường vào nội dung bài học còn chưa được chú trọng nhiều nên mức độ nhận thức của học sinh còn hạn chế và trong những năm gần đây vấn đề tích hợp môi trường vào trong bài giảng một cách kỹ lưỡng và sâu sắc hơn nên đã đem lại hiệu quả cao hơn: Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn, bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ. Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn), Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn), Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và nơi em đang sinh sống. Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK. Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thự

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_y_thuc_bao_ve_moi_tr.docx
Giáo án liên quan