Thực hành thí nghiệm Hóa học Lớp 12 nâng cao

- Rót một hỗn hợp gồm dung dịch NaCl đặc, thêm vài giọt dung dịch kali ferixianua K3[Fe(CN)6] vào hai cốc thủy tinh.

- Ngâm vào cốc (1) một đinh sắt sạch, cốc (2) một đinh sắt sạch được quấn bằng dây Zn như hình vẽ.

- Quan sát các thí nghiệm sau 4 -5 phút. Giải thích hiện tượng và kết luận.

doc22 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 21704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực hành thí nghiệm Hóa học Lớp 12 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
BÁN CÔNG PHAN BỘI CHÂU
----
TỔ: HOÁ 
Hướng dẫn thiết kế 
thực hành - thí nghiệm 
hoá học lớp 12 NÂNG CAO
(theo chương trình thay sách năm 2008) 
NGƯỜI THỰC HIỆN- GIÁO VIÊN: HOÀNG VĂN HOAN
THÁNG 11 NĂM 2008
Hướng dẫn thiết kế thực hành 
 hoá học lớp 12 chương trình NÂNG CAO 
Chương 2 : CACBOHIĐRAT
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Bài học số: 10
SGK trang 54
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Điều chế este và tính chất của một số cacbohiđrat
Tiết số: 15
 Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat
A. CÁCH TIẾN HÀNH.
Cho vào ống nghiệm khô ( dài 14 -18 cm) 1 ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 -6 phút trong nồi nước nóng 65 -700C ( hoặc đun nhẹ trên ngọn lửa dèn cồn, không đun đến sôi). Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2ml dung dịch NaCl bão hòa. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.
B. THIẾT KẾ HÌNH VẼ
 Thí nghiệm 2: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2
A. CÁCH TIẾN HÀNH.
- Cho vào ống nghiệm 2 -3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, Giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào ống nghiệm đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ, nhận xét hiện tượng xảy ra, giải thích. Sau đó đun nóng hỗn hợp, để nguội, nhận xét hiện tượng, giải thích.
B. THIẾT KẾ HÌNH VẼ
 Thí nghiệm 3: Tính chất của saccarozơ
a)CÁCH TIẾN HÀNH
- Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 điều chế như ở thí nghiệm 2, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng dung dịch thu được. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
- THIẾT KẾ HÌNH VẼ.
b) CÁCH TIẾN HÀNH
- Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2 -3 phút. Để nguội, cho từ từ NaHCO3 (tinh thể) vào và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát ra khí CO2. Rót dung dịch vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2, lắc đều cho Cu(OH)2 tan ra. Đun nóng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ
 Thí nghiệm 4: Phản ứng của hồ tinh bột với iot
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch hồ tinh bột 2% rồi thêm vài giọt dung dịch iot 0,05%, lắc nhẹ. Đun nóng dung dịch có màu ở trên rồi lại để nguội. Quan sát hiện tượng, giải thích.
Chương 3: AMIN- AMINO AXIT – PROTEIN
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
Bài học số: 15
SGK trang 82 
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Một số tính chất của amin, amino axit và protein
Tiết 
số: 25
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: 
- Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa và 1 ml nước brom bão hòa, lắc đều.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 2: 
- Cho 1 ml dung dịch glyxin 2% vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vào đó 2 giọt dung dịch quỳ tím. Quan sát và giải thích.
Hoặc:
- Cho 1 ml dung dịch glyxin 2% vào ống nghiệm, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch glyxin 2%. Quan sát và giải thích.
Thí nghiệm 3: 
- Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein ( lóng trắng trứng), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2% , lắc đều. 
- Quan sát màu của dung dịch và giải thích.
Chương 5 : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Bài học số:26
SGK trang 144
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Dãy điện hoá của kim loại.
Điều chế kim loại
Tiết
 số: 43
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Suất điện động của các pin điện hóa Zn –Cu và Zn -Pb
* Pin điện hóa Zn – Cu
Lắp pin điện hóa theo sơ đồ như hình vẽ (a) : lá Zn nhúng vào cốc đựng dung dịch ZnSO4 1 M, lá Cu nhúng vào cốc đựng dung dịch CuSO4 1M. Nối hai dung dịch muối trong hai cốc bằng cầu muối dựng dung dịch NH4NO3. Nối hai điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Cu ở bên phải của vôn kế.
- Ghi suất điện động của pin điện hóa 
Zn – Cu.
** Pin điện hóa Zn – Pb
Lắp pin điện hóa theo sơ đồ như hình vẽ (b) : lá Zn nhúng vào cốc đựng dung dịch ZnSO4 1 M, lá Pb nhúng vào cốc đựng dung dịch Pb(NO3)2 1M. Nối hai dung dịch muối trong hai cốc bằng cầu muối dựng dung dịch NH4NO3. Nối hai điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Pb ở bên phải của vôn kế.
- Ghi suất điện động của pin điện hóa 
Zn – Pb.
*** So sánh suất điện động của các pin điện hóa Zn – Cu và Zn – Pb.
Thí nghiệm 2: Điện phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit.
- Lắp dụng cụ điện phân dung dịch CuSO4 theo hình vẽ. Điều chỉnh dòng điện đi vào dung dịch.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trên các điện cực. Giải thích các hiện tượng và viết phương trình điện phân.
Chương 5 : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Bài học số: 27
SGK trang 145
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Tiết
 số: 44
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học
 - Rót các thể tích dung dịch NaCl đậm đặc bằng nhau vào hai cốc thủy tinh. 
 - Cắm một lá sắt và một lá đồng vào mỗi cốc. 
- Nhỏ vào mỗi cốc 5 -7 giọt dung dịch kali ferixianua K3[Fe(CN)6] ( là thuốc thử nhận hiết ion Fe2+ )*.
- Nối lá Fe và lá Cu trong cốc (2) bằng một dây dẫn như hình vẽ.
- Quan sát các thí nghiệm sau 4 -5 phút. Giải thích hiện tượng và kết luận. 
*Ghi chú:
Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa.
- Rót một hỗn hợp gồm dung dịch NaCl đặc, thêm vài giọt dung dịch kali ferixianua K3[Fe(CN)6] vào hai cốc thủy tinh.
- Ngâm vào cốc (1) một đinh sắt sạch, cốc (2) một đinh sắt sạch được quấn bằng dây Zn như hình vẽ.
- Quan sát các thí nghiệm sau 4 -5 phút. Giải thích hiện tượng và kết luận.
Chương 6: 
KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Bài học số: 36
SGK trang 184
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
Tiết
 số: 51
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước.
- Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất ( khoảng ¾ ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo ( như hình vẽ).
- Rót vào ống nghiệm thứ hai khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai mẩu kim loại Mg ( như hình vẽ). 
- Rót vào ống nghiệm thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ ba mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit ( như hình vẽ). 
Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm (2) và (3), quan sát.
- Nhận xét mức độ phản ứng ở ba ống nghiệm.
- Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra.
 Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước
+ CÁCH TIẾN HÀNH.
Cho vào ống nghiệm một ít bột MgO, thêm 2 ml nước vào ống nghiệm, lắc nhẹ, lấy một giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein.
Quan sát hiện tượng, giải thích.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ
+ CÁCH TIẾN HÀNH.
… tiếp thí nghiệm trên…
- Đun sôi chất lỏng trong ống nghiệm, để nguội, thử chất lỏng trong ống nghiệm bằng giấy phenolphtalein. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ
Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4
+ CÁCH TIẾN HÀNH.
- Pha sẵn các dung dịch CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol. Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dung dịch muối. Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa. Quan sát hiện tượng, kết luận về tính tan của hai sản phẩm, viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ
Chương 6: 
KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ – NHÔM
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
Bài học số: 37
SGK trang 186
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Tiết số: 59
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4
- Dùng giấy ráp mịn đánh sạch lớp Al2O3 phủ ngoài một lá nhôm nhỏ, sau đó nhúng ngay lá nhôm sạch vào dung dịch CuSO4 bão hòa (như hình vẽ).
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dung dịch NaOH
- Cho vài mảnh nhôm nhỏ vào ống nghiệm và rót cẩn thận 2- 3 ml dung dịch NaOH vào ống.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3
Chú ý giữ lại sản phẩm để làm thí nghiệm 4.
- Rót 3 ml dung dịch muối nhôm ( AlCl3 hoặc Al2(SO4)3) vào ống nghiệm. Nhỏ dần từng giọt dung dịch NaOH loãng, đồng thời lắc ống nghiệm cho đến khi tạo ra kết tủa.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn.
Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 
- Chia chất lỏng có lẫn kết tủa ở thí nghiệm trên vào 2 ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch axit vào ống thứ nhất và vài giọt dung dịch kiềm vào ống thứ hai.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn.
Chương 7: 
CROM – SẮT – ĐỒNG
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
Bài học số: 47
SGK trang 227 
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất hoá học của crom, sắt , đồng và những hợp chất của chúng
Tiết 
số: 73
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của kali đicromat
- Cho vào ống nghiệm 1 -2 ml dung dịch K2Cr2O7 ( màu da cam). Thêm dần từng giọt dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 cho đến khi có hiện tượng đổi màu.
- Mô tả sự đổi màu. Loại phản ứng nào đã xảy ra? Kết luận về tính chất của muối kali đicromat và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của hiđroxit sắt.
+ CÁCH TIẾN HÀNH
Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml nước cất đã được đun sôi , để nguội. Hóa tan vào ống thứ nhất một ít FeSO4, vào ống thứ hai một ít Fe2(SO4)3. Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch NaOH loãng.
Mô tả các kết tủa vừa mới tạo thành. Giải thích và viết các phương trình hóa học.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ.
- Dùng đũa thủy tinh (hoặc thìa thủy tinh) lấy nhanh mỗi loại kết tủa vừa được tạo thành ở trên rồi cho vào 2 ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm. 
- Nhận xét và kết luận về tính chất hóa học của mỗi loại kết tủa.
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của muối sắt. 
- Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch FeCl3. Nhỏ dần dần dung dịch KI vào ống nghiệm. 
- Mô tả hiện tượng. 
- Choi biết loại phản ứng nào đã xảy ra.
- Kết luận về tính chất hóa học của muối FeCl3. 
- Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 4: Tính chất hóa học của đồng. 
+ CÁCH TIẾN HÀNH
Cho vào 3 ống nghiệm , mỗi ống vài mảnh đồng. Rót vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 loãng, vào ống thứ hai 1 ml H2SO4 đặc vào ống thứ ba 1 ml dung dịch HNO3 loãng.
Nêu hiện tượng quan sát được.
Đun nóng nhẹ ( phải cẩn thận) cả ba ống nghiệm. Mô tả các hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
+ THIẾT KẾ HÌNH VẼ.
Chương 8: 
PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8
Bài học số: 54 
SGK trang 251
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Nhận biết một số ion trong dung dịch
Tiết
 số: 81
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Nhận biết ion và
- Lấy dung dịch (NH4)2CO3 cho tác dụng với dung dịch HCl loãng, quan sát hiện tượng.
- Lần lượt cho dung dịch (NH4)2CO3 và Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm một mảnh giấy quỳ tím thấm ướt nước cất. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ, đồng thời ngửi mùi của khí bay ra. Viết các phương trình hóa học và kết luận về cách nhận biết 2 dung dịch muối cacbonat trên.
Thí nghiệm 2: Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+
- Cho dung dịch KSCN tác dụng với dung dịch Fe3+. Nhận xét.
- Cho dung dịch KOH tác dụng với dung dịch Fe3+. Để lắng kết tủa. Quan sát.
- Cho dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch Fe3+. Để lắng kết tủa. Quan sát.
- Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch Fe2+. Để kết tủa và nhận xét. Để yên kết tủa trong dung dịch sau một lúc. Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của kết tủa. Viết phương trình phản ứng.
- Cho dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch Fe2+. Để kết tủa và nhận xét. Để yên kết tủa trong dung dịch sau một lúc. Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của kết tủa. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 2: Nhận biết cation Cu2+
- Lấy vào ống nghiệm một ít dung dịch Cu2+. Thêm từ từ dung dịch NH3 loãng theo thành ống nghiệm vào (a’). quan sát màu của kết tủa. Tiếp tục cho thêm NH3 đến khi kết tủa tan hết (a’’). Nhận xét màu của dung dịch thu được. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 2: Nhận biết anion 
- Lấy vào ống nghiệm một ít dung dịch KNO3, Thêm vào một ít bột Cu hoặc một miếng nhỏ lá Cu (2 x2 mm), đun nóng nhẹ, quan sát. 
- Sau đó thêm vài ml dung dịch H2SO4 loãng ( 1 – 2 M), đun nhẹ, quan sát. 
- Giải thích và viết phương trình hóa học.
Chương 8: 
PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
(bài tiếp theo)
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9
Bài học số: 55
SGK trang 252 
---12NC--- 
Tên bài thực hành:
Chuẩn độ dung dịch
Tiết 
số: 82
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 1. Chuẩn bị dụng cụ
 Pipet Buret Bình tam giác Giá đỡ
- Cách dùng pipet, buret, bình tam giác, giá đỡ.
- Rửa sạch và tráng các dụng cụ bằng nước cất.
- Tập lấy đúng thể tích nước cất (10ml hoặc 25 ml) bằng pipet và buret.
- Chọn vạch nước trên ống pipet và buret:
2. Chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M
- Tiến hành chuẩn độ 10 ml hoặc 25 ml dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH dùng metyl da cam hoặc metyl đỏ hoặc phenolphtalein làm chất chỉ thị.
- Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.
- Khi dung dịch chuẩn nhỏ xuống từ từ đồng thời dùng tay cầm cổ bình tam giác lắc xoáy đều đáy bình.
- Thể tích dd chuẩn tiêu tốn trên buret Vp/ư = thể tích ban đầu V1 – thể tích sau phản ứng kết thúc V2: (tức là V1 – V2 = Vp/ư)
3. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung dịch chuẩn KMnO4 trong môi trường H2SO4 . 
Giọt cuối cùng mà dd KMnO4 không bị mất màu là dấu hiệu cho biết phản ứng chấm dứt. 
Vặn khóa lại, xác định chỉ số ml của dd chuẩn đã tiêu tốn trên buret ( V1 - V2 = Vp/ứ).
- Tiến hành chuẩn độ 10 ml hoặc 25 ml dung dịch FeSO4 có mặt 10 ml dung dịch H2SO4 loãng bằng dun dịch chuẩn KMnO4 0,02M. 
- Xác định nồng độ mol của dung dịch FeSO4.

File đính kèm:

  • docThuc hanh hoa 10.doc