Bài tập Hóa học 10 - Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử - Cấu hình Electron - Bảng tuần hoàn

VQ1:2014: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các

phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17).

VQ2013: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là

 A. Ne (Z=10). B. Mg (Z=12). C. O (Z=8). D. Na (Z=11).

VQ3:2012: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

 D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

VQ4:2012: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

 A. 22. B. 23. C. 11. D. 10.

VQ5:2007: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:

A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học 10 - Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử - Cấu hình Electron - Bảng tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - CẤU HÌNH ELECTRON 
 BẢNG TUẦN HOÀN
1. Bài tập về số hạt và kích thước nguyên tử
VQ1: Biết Cu = 64. Khối lượng của nguyên tử đồng tính bằng gam là :
A. 212,544. 10-24 gam. B. 10,6272. 10-23 gam. C. 10,6272. 10-24 gam. D. 64. 10-24 gam.
VQ2: Biết qp = + 1,602 . 10-19C. Nguyên tố A có điên tích hạt nhân là 32,04.10-19C. Vậy số p trong hạt nhân nguyên tử A là: A. 18 B. 22 C. 30 D. 20 
VQ3: Ngtử kẽm có r = 0,135 nm, và có khối lượng nguyên tử là 65u. 
a. Vậy thể tích của nguyên tử kẽm là:
 A. 10,3 . 10-30m3 B. 7,63. 10-30m3 C. 4,2 . 10-24cm3. D. 10,79 . 10-30m3
b. Vậy khối lượng riêng(là khối lượng tính trong 1cm3 tinh thể) của nguyên tư kẽm là : 
 A. 10,5 (g/ cm3) B. 5,6 (g/ cm3) C. 6,5 (g/ cm3 ) D. 7,1 (g/ cm3).
VQ4: Nguyên tử Zn(kẽm) có tổng số hạt là 95, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Vậy số nơtron của nguyên tử kẽm là: 
 A. 29. B. 30. C. 35. D. 40.
VQ5:A-2011: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là A. 0,155 nm. B. 0,196 nm. C. 0,185 nm. D. 0,168 nm 
VQ6: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại X và Y là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của Y nhiều hơn X là 12. Vậy 2 kim loại X, Y là:
 A. Ca, Cu. B. Ba, Na. C. Ca, Fe. D. Mg, Fe.
2. Bài tập về đồng vị
VQ1: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm lần lượt là 
 A. 13 và 15. B. 12 và 14. C. 13 và 14. D. 13 và 13. 
VQ2: Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai loại đồng vị: và , có nguyên tử khôi trung bình là 63,546. Vậy % đồng vị là: A. 27,30%	 B. 26,30%	 C. 26,70%	 D. 23,70%
VQ3:2011: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl Thành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là 
 A. 8,43%. B. 8,92%. C. 8,79%. D. 8,56%. 
VQ4: Nguyên tố H có 3 loại đồng vị là , nguyên tố O có 3 loại đồng vị là . Có bao nhiêu loại phân tử nước hình thành từ các loại đồng vị trên:
 A. 6 pt.	 B. 18 pt.	 	C. 12 pt.	 D. 10 pt.
VQ5: Cho hai đồng vị của H là . Một lít khí hidro (đkc) giàu có khối lượng là 0,1 gam. Vậy % khối lượng của đồng vị trong lít khí hidro đó là:
 A. 21,43%. B. 78,57% C. 12%. D. 88%.
VQ6: 2010: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 
A. X và Y có cùng số nơtron. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. 
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Z có cùng số khối. 
3. Bài tập về cấu hình electron và bảng tuần hoàn
VQ1:2014: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các 
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17). 
VQ2013: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là 
 A. Ne (Z=10). B. Mg (Z=12). C. O (Z=8). D. Na (Z=11). 
VQ3:2012: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. 
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. 
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. 
 D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. 
VQ4:2012: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là 
 A. 22. B. 23. C. 11. D. 10. 
VQ5:2007: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.
VQ6:2010: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là 
 A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d34s2. D. [Ar]3d64s1. 
VQ7:2007: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.
VQ8:2011: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là 
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. 
 C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3. 
4. Bài tập về vị trí trong bảng tuần hoàn
VQ1: Nguyên tố X có Z = 19. Vậy X thuộc:
 A. Ô 29, chu kì 3, nhóm IB. B. Ô 29, chu kì 3, nhóm IA. 
 C. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA. D. Ô 30, chu kì 2, nhóm IA.
VQ2: Ion X3+ có cấu hình ngoài cùng là 3d5. Vậy X thuộc:
 A. Ô 23, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. Ô 23, chu kì 4, nhóm VB. 
 C. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. D. Ô 25, chu kì 4, nhóm VB. 
VQ3:2007: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chukỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
VQ4:2009: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc : A. ckì 4,nhómVIIIB. B. ckì 4, nhóm IIA. C. ckì 4, nhóm VIIIA. D. ckì 3, nhóm VIB.
VQ5: Cho 12 gam kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Mg 	 B. Be 	 C. Ca 	 D. Ba
VQ6: Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro ( ở đktc). X và Y là:
A. Na và K	B. Rb và Cs	C. Li và Na	D. K và Rb
VQ7: Cho hiđroxit một kim loại R thuộc nhóm II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thì thu được dd muối có nồng độ 24,553%. Vậy R là: A. Na. B. Zn. C. Mg. D. Ca.
VQ8: 2013: Cho các phát biểu sau: 
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB. 
(b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ. 
(c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6. 
(d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa. 
(e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III). 
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là: 
 A. (a), (c) và (e). B. (b), (c) và (e). C. (a), (b) và (e). D. (b), (d) và (e). 
VQ9: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm, ở 2 chu kì liên tiếp và có tổng số proton là 32. Vậy số proton của X, Y lần lượt là: A. 7; 25. B. 12; 20. C. 10 ; 22. D. 8; 24.
VQ10: 2014: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của ngtố R trong bảng tuần hoàn các ngtố
hóa học là A. chu kì 3, nhómVIIA. B. chu kì 3, nhómVIIIA. C. chu kì 4, nhómIIA. D. chu kì 4, nhóm IA. 
VQ11: 2015: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là 
 A. 13. B. 14. C. 15. D. 27. 
VQ12: 2015: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của ng tử X là 3s2. Số hiệu ngtử của ngtố X là
 A. 12. B. 13. C. 11. D. 14. 
5. Bài tập về hc với khí H và hc với O
VQ1: Nguyên tố R có oxit cao nhất với oxi là R2O5. Vậy: 
 a. R thuộc nhóm: 	A. IVA 	B. VA 	 C. VB 	 D. IIIA 
 b. R tạo hợp chất khí với H là :A. RH5	 	B. RH2	 C. RH3	 D. RH4
VQ2(A-2008): Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
 A. S. B. As. C. N. D. P.
VQ3:B 2012: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu. 
VQ4:A-2009: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 27,27%. B. 40,00%. C. 50,00%. D. 60,00%. 
VQ5:2012: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực. 
 B. Ngtử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 elec s. 
 C. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn. 
 D. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3. 
6. Bài tập về biến đổi tính chất và một số tính chất vất lí trong bảng
VQ1: Mệnh đề nào không đúng: Trong chu kì, khi đi từ trái qua phải:
Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. B. Bán kính nguyên tử giảm dần. 
 C. Hóa trị cao nhất với Oxi tăng dần từ I đề VII. D. Độ âm điện giảm dần. 
VQ2: Mệnh đề nào không đúng: Trong nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới:
A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. 
 C. Tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần. 
VQ3:2007: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì :
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
VQ4: 2009 Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các ngtố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính ngutử từ trái sang phải là:
 A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N.
VQ5:2008: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
VQ6: 2008: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
 A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F.
VQ7: 2011: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. B. Tính xit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. 
C. Bán kính ntử của clo lớn hơn bán kính ntử của flo. D. Tính khử của ion Br - lớn hơn tính khử của ion Cl-.
VQ8:2010: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì 
A. bán kính ngtử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính ngtử và độ âm điện đều tăng. 
C. bán kính ngtử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính ngtử tăng, độ âm điện giảm. 

File đính kèm:

  • docChu_de_1_Cau_tao_nguyen_tu_Bang_tuan_hoan.doc