Đề kiểm tra giữa HKII môn Hóa học 10 - Năm học 2015-2016

Câu 7. Thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng, có nhiệt độ nóng chảy thấp (-390C), được dùng để chế tạo nhiệt kế trong ngành y tế. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt gây bệnh vô sinh đối với phụ nữ nếu ngửi phải nhiều hơi thủy ngân. Trong phòng thí nghiệm, nếu làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể dùng bột rắn X (màu vàng) để thu hồi thủy ngân. Bột rắn X là gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)

Câu 8. Cho 10,8 gam kim loại Al tác dụng hoàn toàn với khí O2 (dư) đun nóng, thu được m gam Al2O3. Tính giá trị của m ? (1 điểm)

Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 22 gam NaOH, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (1 điểm)

Câu 10. Trộn 39 gam bột Zn với 16 gam bột S, đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Tính khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp Y? (1 điểm)

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa HKII môn Hóa học 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 1.
Câu 1. Cho các chất sau: Al, Ag, C, CO2, C2H6O, FeS2, H2O. Chất nào tác dụng được với khí O2, đun nóng? (1 điểm)	
Câu 2. Viết phương trình phản ứng chứng minh: (1 điểm)
a) O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. 	b) SO2 là một oxit axit.
Câu 3. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm)
a) Đốt cháy cacbon bằng khí O2 (dư), đun nóng. 	b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh, đun nóng.
Câu 4. Viết một phương trình điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm. (1 điểm)
Câu 5. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O X + HBr. Xác định chất X và hoàn thành phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	KMnO4 O2 SO2 K2SO3 SO2
Câu 7. Trong các nhà máy hóa chất, khí thải H2S và SO2 cùng các khí thải độc hại khác làm ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng mưa axit, làm thiệt hại nặng nề đến đời sống của người dân. Để làm giảm lượng khí thải H2S và SO2 trong công nghiệp, chúng ta có thể tổng hợp hai khí đó và đun nóng, thu được một lượng chất rắn X có màu vàng, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Vậy X là chất gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Câu 8. Cho 19,2 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với khí O2 (dư) đun nóng, thu được m gam MgO. Tính giá trị của m ? (1 điểm)
Câu 9. Dẫn từ từ 11,2 lít khí SO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (1 điểm)
Câu 10. Trộn 16,8 gam bột Fe với 12,8 gam bột S, đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Tính khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp Y? (1 điểm)
 (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
(H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32, Mg = 24, Fe = 56)
Hết
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 2.
Câu 1. Cho các chất sau: O2, Fe, CH4, Au, F2, H2, Na2SO4. Chất nào tác dụng được với bột S, đun nóng? 
(1 điểm)	
Câu 2. Viết phương trình phản ứng chứng minh: (1 điểm)
a) O2 có tính oxi hóa mạnh. 	b) H2S có tính khử.
Câu 3. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm)
a) Lưu huỳnh tác dụng với khí O2, đun nóng. 	b) Khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH.
Câu 4. Viết một phương trình điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm. (1 điểm)
Câu 5. Cho phản ứng: H2S + SO2 X + H2O. Xác định chất X và hoàn thành phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm) 
Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	FeS2 SO2 S SO2 NaHSO3
Câu 7. Thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng, có nhiệt độ nóng chảy thấp (-390C), được dùng để chế tạo nhiệt kế trong ngành y tế. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt gây bệnh vô sinh đối với phụ nữ nếu ngửi phải nhiều hơi thủy ngân. Trong phòng thí nghiệm, nếu làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể dùng bột rắn X (màu vàng) để thu hồi thủy ngân. Bột rắn X là gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Câu 8. Cho 10,8 gam kim loại Al tác dụng hoàn toàn với khí O2 (dư) đun nóng, thu được m gam Al2O3. Tính giá trị của m ? (1 điểm)
Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 22 gam NaOH, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (1 điểm)
Câu 10. Trộn 39 gam bột Zn với 16 gam bột S, đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Tính khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp Y? (1 điểm)
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
(H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32, Al = 27, Zn = 65)
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC: 2015 – 2016.
MÔN: HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
Đề 1
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Cho các chất sau: Al, Ag, C, CO2, C2H6O, FeS2, H2O. Chất nào tác dụng được với khí O2, đun nóng? (1 điểm)	
Đáp án: Al, C, C2H6O, FeS2.
0,25x4
Câu 2. Viết phương trình phản ứng chứng minh: (1 điểm)
a) O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. 	b) SO2 là một oxit axit.
Đáp án: a) 2Ag + O3 Ag2O + O2 
 b) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
0,5
0,5
Câu 3. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm)
a) Đốt cháy cacbon bằng khí O2 (dư), đun nóng. 	b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh, đun nóng.
Đáp án: a) C + O2 CO2 
 b) Fe + S FeS
0,5
0,5
Câu 4. Viết một phương trình điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm. (1 điểm)
Đáp án: K2SO3 + H2SO4 K2SO4 + SO2 + H2O
1
Câu 5. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O X + HBr. Xác định chất X và hoàn thành phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: X là H2SO4
 SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
1
Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	KMnO4 O2 SO2 K2SO3 SO2
Đáp án:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
S + O2 SO2
SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O
K2SO3 + H2SO4 K2SO4 + SO2 + H2O 
0,25x4
Câu 7. Trong các nhà máy hóa chất, khí thải H2S và SO2 cùng các khí thải độc hại khác làm ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng mưa axit, làm thiệt hại nặng nề đến đời sống của người dân. Để làm giảm lượng khí thải H2S và SO2 trong công nghiệp, chúng ta có thể tổng hợp hai khí và đun nóng, thu được một lượng chất rắn X có màu vàng, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Vậy X là chất gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: X là lưu huỳnh (S)
 2H2S + SO2 3S + 2H2O
1
Câu 8. Cho 19,2 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với khí O2 (dư) đun nóng, thu được m gam MgO. Tính giá trị của m ? (1 điểm)
Đáp án: nMg = 0,8 (mol)
 2Mg + O2 2MgO
 0,8 mol 0,8 mol
 mMgO = 0,8.40 = 32 (gam)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Dẫn từ từ 11,2 lít khí SO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (1 điểm)
Đáp án: nNaOH = 0,4 mol, nSO2 = 0,5 mol
Đặt t = 0,4/0,5 = 0,8 tạo ra muối NaHSO3
 NaOH + SO2 NaHSO3
 0,4 0,4 (mol)
 mNaHSO3 = 0,4.104 = 41,6 (gam)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Trộn 16,8 gam bột Fe với 12,8 gam bột S, đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Tính khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp Y? (1 điểm)
Đáp án: nFe = 0,3 mol, nS = 0,4 mol.
 Fe + S FeS
 0,3 0,3 0,3 (mol)
 nS dư = 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol)
Suy ra: mFeS = 0,3.88 = 26,4 (gam), mS dư = 0,1.32 = 3,2 (gam)
0,25
0,25
0,25x2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC: 2015 – 2016.
MÔN: HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
Đề 2
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Cho các chất sau: O2, Fe, CH4, Au, F2, H2, Na2SO4. Chất nào tác dụng được với bột S, đun nóng? (1 điểm)	
Đáp án: O2, Fe, F2, H2.
0,25x4
Câu 2. Viết phương trình phản ứng chứng minh: (1 điểm)
a) O2 có tính oxi hóa mạnh. 	b) H2S có tính khử.
Đáp án: a) 4Al + 3O2 2Al2O3
 b) 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O
0,5
0,5
Câu 3. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm)
a) Lưu huỳnh tác dụng với khí O2, đun nóng. 	b) Khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH.
Đáp án: a) S + O2 SO2
 b) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
0,5
0,5
Câu 4. Viết một phương trình điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm. (1 điểm)
Đáp án: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
1
Câu 5. Cho phản ứng: H2S + SO2 X + H2O. Xác định chất X và hoàn thành phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: X là lưu huỳnh (S)
 2H2S + SO2 3S + 2H2O
1
Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	FeS2 SO2 S SO2 NaHSO3
Đáp án:
2FeS2 + 11/2O2 Fe2O3 + 4SO2 
2H2S + SO2 3S + 2H2O
S + O2 SO2
SO2 + NaOH NaHSO3 
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7. Thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng, có nhiệt độ nóng chảy thấp (-390C), được dùng để chế tạo nhiệt kế trong ngành y tế. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt gây bệnh vô sinh đối với phụ nữ nếu ngửi phải nhiều hơi thủy ngân. Trong phòng thí nghiệm, nếu làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể dùng bột rắn X (màu vàng) để thu hồi thủy ngân. Bột rắn X là gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: X là bột lưu huỳnh (S)
 Hg + S HgS
1
Câu 8. Cho 10,8 gam kim loại Al tác dụng hoàn toàn với khí O2 (dư) đun nóng, thu được m gam Al2O3. Tính giá trị của m ? (1 điểm)
Đáp án: nAl = 0,4 mol
 4Al + 3O2 2Al2O3
 0,4 mol 0,2 mol
 mAl2O3 = 0,2.102 = 20,4 (gam)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 22 gam NaOH, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (1 điểm)
Đáp án: nNaOH = 0,55 mol, nSO2 = 0,25 mol
Đặt t = 0,55/0,25 = 2,2 tạo ra muối Na2SO3
 2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
 0,25 0,25 (mol)
 mNa2SO3 = 0,25.126 = 31,5 (gam)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Trộn 39 gam bột Zn với 16 gam bột S, đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Tính khối lượng các chất thu được trong hỗn hợp Y? (1 điểm)
Đáp án: nZn = 0,6 mol, nS = 0,5 mol.
 Zn + S ZnS
 0,5 0,5 0,5 (mol)
 nZn dư = 0,6 – 0,5 = 0,1 (mol)
Suy ra: mZnS = 0,5.97 = 48,5 (gam), mZn dư = 0,1.65 = 6,5 (gam)
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docKT giua HKII Hoa 10 (Hieu).doc