Hệ thống câu hỏi ôn tập Lịch sử và Địa lí Lớp 5

Tuần 9

Câu 1:

 -Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN đã thúc đẩy các địa phương khác đứng lên giành chính quyền và thúc đẩy tinh thần yêu nước của nhân dân cả nước.

Câu 2:

 -Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.

 -Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến.

Câu 3:

 Phân bố dân cư nước ta không đồng đều. Ở vùng đồng bằng, ven biển đất chật người đông thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Do đó, Nhà nước đã và đang đIều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.

 Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị.

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập Lịch sử và Địa lí Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngày bầu cử Quốc hội khoá VI.
Câu 3: a) Em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Đại Duơng.
 b) Cho biết châu Nam Cực có vị trí ở đâu trên trái đất?
Tuần 30
Câu 1:Công trình thuỷ điện nhà máy Hoà Bình ra đời trong bối cảnh nào?
Câu 2: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:
A
B
a. 6 - 11- 1979 
1. Tổ máy số 8 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hòa điện vào lưới điện quốc gia.
b. 30-12-1988
2. Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
c. 4-4-1994
3. Tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hoạt động.
Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Độ sâu lớn nhất thuộc về:
	a. Ấn Độ Dương c. Bắc Băng Dương
	b. Đại Tây Dương d. Thái Bình Dương
Tuần 31:
Câu 1: Chọn nhân vật phù hợp với sự kiện lịch sử.
A
B
a. Nguyễn Thiện Thuật
1. Khởi nghĩa Hương Khê
b. Tôn Thất Thuyết
2. Phản công ở kinh thành Huế
c. Phan Đình Phùng
3. Bình tây Đại nguyên soái
d. Trương Định
4. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình nổi bật của Lào và Cam-pu-chia?
Câu 3: Vì sao Đông Nam Á là khu vực sản xuất được nhiều lúa gạo?
Tuần 32:
Câu 1: Nêu vai trò của sông Nin đối với Ai Cập?
Câu 2: Em hãy mô tả sơ lược về vị trí giới hạn của Châu Phi?
Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là?
Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh trên biển
Đường 599
ĐÁP ÁN 
Tuần 5
Câu 1:
 Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, để sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
Câu 2: 
 Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
 Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
Câu 3: 
-Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn.
 -Biển là nguồn tài nguuyên lớn cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm, 
 -Biển là đường giao thông quan trọng.
 -Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn.
 Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
Tuần 6
Câu 1: 
 -Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.
 -Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng thường nghèo mùn; nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp, phì nhiêu.
 -Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp nên rất phì nhiêu, màu mỡ.
 Đất là nguồn tài nguyên quí giá nhưng chỉ có hạn vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo.
Câu 2: 
 Nước ta có nhiều loại rừng nhưng đáng chú ý hơn cả là rừng rậm nhiệt đới phân bố ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở những nơi đất thấp ven biển, ở đó thuỷ triều hằng ngày dâng ngập nước.
 -Rừng rậm nhiệt đới có nhiều loại cây, có nhiều tầng cao thấp khác nhau.
 -Rừng ngập mặn chủ yếu là cây đước, sú, vẹt,  Cây mọc vượt lên mặt nước. Cây đước có bộ dễ chùm to, khoẻ, rậm rạp như những chiếc nơm úp cá, có tác dụng nâng cây vượt khỏi mặt nước và giữ đất lại, làm cho đất liền ngày càng lấn rộng ra biển.
Câu 3: 
Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đI tìm đường cứu nước. Bởi vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc.
Tuần 7
Câu 1: 
Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 – 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tạo được sức mạnh chung, lại còn công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu thống nhất không thể kéo dài, cần phải sớm hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất.
Câu 2:
 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có ý nghĩa rất quan trọng: Từ đây, cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn và dành được những thắng lợi vẻ vang.
Câu 3: 
 -Rừng cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ.	
 -Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, rừng che phủ đất.
 -Rừng đầu nguồn giúp hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng một cách đột ngột gây lũ lụt.
 -Rừng ven biển chống bão biển, bão cát bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân ở ven biển.
Tuần 8
Câu1: 
 Năm 2004 nước ta có 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 trong các nước ở khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin).
 Nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng dân số lại thuộc hàng các nướcđông dân trên thế giới.
Câu 2: 
 + Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người. Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn như:
 -Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt vì nhu cầu sử dụng nhiều.
 -Trật tự xã hội có nguy cơ vi phạm cao.
 -Việc nâng cao chất lượng đời sống gặp nhiều khó khăn.
 + Địa phương em dân số tăng nhanh gây khó khăn về lương thực, thực phẩm; về nhà ở, may mặc, học hành, chăm sóc sức khoẻ,  làm cho đời sống của nhân dân không được nâng cao.
Câu 3
 + Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
 +Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Tuần 9 
Câu 1: 
 -Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN đã thúc đẩy các địa phương khác đứng lên giành chính quyền và thúc đẩy tinh thần yêu nước của nhân dân cả nước.
Câu 2: 
 -Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
 -Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến.
Câu 3:
 Phân bố dân cư nước ta không đồng đều. Ở vùng đồng bằng, ven biển đất chật người đông thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Do đó, Nhà nước đã và đang đIều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.
 Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị.
Tuần 10
Câu 1: 
 Trong nông nghiệp ở nước ta, trồng trọt là ngành sản xuất chính. Trồng trọt đóng góp tới gần 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
 Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta có nhiều loại cây, chủ yếu là cây sứ nóng. Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở nước ta. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
Câu 2: 
 Các loại cây được trồng nhiều ở nước ta là: lúa, các loại cây ăn quả, cao su, cà phê, chè, Trong đó, cây lúa được trồng nhiều nhất.
Câu 3:
 Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu kỉ nguyen độc lập của dân tộc ta.
 Sự kiện này cũng cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tuần 11 
Câu 1: 
 -1/9/1858: Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
 -1859-1864: Phong trào chống Pháp của Trương Định. 
 -5/7/1885: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
 -1905-1908: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu 
 -5/6/1911: Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 -3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 
 -1930-1931: Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh 
 -8/1945: Cách mạng tháng Tám.
 -2-9-1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. 
Câu 2:
 Lâm nghiệp gồm có những hoạt động:
 +Trồng và bảo vệ rừng.
 +Khai thác gỗ và các lâm sản khác.
 Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng và núi trung du.
Câu 3: 
 Nước ta có những điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản là:
 -Vùng biển rộng lớn có nhiều hải sản.
 -Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 -Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
 -Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
 -Việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển.
Tuần 12
Câu 1:
 -Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được ngững việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
 -Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng.
Câu 2: 
 -Đảng và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh của toàn dân.
 -Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã phát huy được truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân.
 -Đảng và Bác đã dựa vào dân.
Câu3: 
 Nước ta có nhiều ngành công nghiệp như:
 -Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản phẩm là: than, dầu mỏ, quặng sắt,
 -Điện (thuỷ điện, nhiệt điện), sản phẩm là: điện.
 -Luyện kim, sản phẩm là: gang, thép, đồng, thiếc, 
 -Cơ khí, sản phẩm là: các loại máy móc, phương tiện giao thông,
 -Hoá chất, sản phẩm là: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, 
 -Dệt may mặc, sản phẩm là: các loại vải, quần áo.
 -Chế biến lương thực thực phẩm, sản phẩm là: gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia,
 -Sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm là: đồ dùng gia đình, dụng cụ y tế.
Tuần 13
Câu 1: 
 Công nghiệp được phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển. 
 -Những nơi có nhièu lao động, nguồn nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc, là nơi tập trung các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may và thực phẩm.
-Công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim được phân bố ở nơi có mỏ khoáng sản.
-Công nghiệp thuỷ điện được phát triển trên các sông ở miền núi. Những nơi gần nguồn nguyên liệu như than, dầu khí là nơi có công nghiệp nhiệt điện phát triển.
Câu 2: 
 Các trung tâm công nghiệp lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một, 
Câu 3: 
 -Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
 -Câu thể hiện điều đó rõ nhất là: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Tuần 14
Câu 1: 
 -Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
 -Cơ quan đầu não của kháng chiến ở Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
 -Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
 -Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
Câu 2: 
 Tại vì: Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, chúng đã bị ta đánh bại, giặc Pháp chết nhiều vô kể, vì thế có thể nío Việt Bắc thu- đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”.
Câu 3: 
-Sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bayTân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng.
 -Cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuần 15
Câu 1: 
 -Thương mại là ngành thực hiện trao đổi mua bán hàng hoá, bao gồm:
 +Nội thương: mua bán trong nước.
 +Ngoại thương: mua bán ngoài nước.
 -Vai trò: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Câu 2: 
 -Xuất khẩu: các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp, nông sản và thuỷ sản.
 -Nhập khẩu: các máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu và vật liệu.
 Nước ta ngày càng phát triển thương mại với nhiều nước trên thế giới.
Câu3:
 Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động mở cuộc tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
Tuần 16
Câu 1: 
 -Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
 -Để thực hiện nhiệm vụ cần:
 +Phát triển tinh thần yêu nước.
 +Đẩy mạnh thi đua.
 + Chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 2: 
 -Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1-5-1952.
 -Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
 -Các anh hùng được đại hội bầu chọn là:
 1. Anh hùng Cù Chính Lan.
 2.Anh hùng La Văn Cầu.	
 3.Anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
 4.Anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
 5.Anh hùng Ngô Gia Khảm.
 6.Anh hùng Trần Đại Nghĩa.
 7.Anh hùng Hoàng Hanh.
Câu 3: 
 Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,  Trong đó, có các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng (Quảng Bình), Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam),  là những nơi thu hút nhiều khách du lịch.
 Những năm gần đây, nhờ đời sống được nâng cao các loại hình dịch vụ du lịch được cải thiện nên số khách du lịch trong nước tăng lên đáng kể. Khách nước ngoài đến nước ta ngày càng đông. Các trung tâm du lịch lớn ở nước ta là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu..
Tuần 17 
Câu 1: 
 -Mùa đông 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
 -Quân và dân ta đã chuẩn bị kháng chiến với tinh thần cao nhất:
 +Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ.
 +Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
 +Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc menlên Điện Biên Phủ.
Câu 2: 
 Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo, có ba phía giáp với biển và đại dương:
 -Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
 -Phía Đông giáp với Thái Bình Dương.
 -Phía Nam giáp với Ấn Độ Dương.
 -Phía Tây và Tây Nam giáp với Châu Âu và Châu Phi.
Câu 3: 
 -Núi và cao nguyên chiếm 3/4diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a cao nhất thế giới.
 -Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu: ôn dới, hàn đới, nhiệt đới.
 -Châu Á chịu ảnh hưởng của ba đới khí hậu bởi vì: Châu Á có vị trí trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo.
Tuần 18 
Câu 1: 
-Cuối năm 1945 đến năm 1946: Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
-19-12-1946:Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
-20-12-1946:Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
-20-12-1946 đến tháng 2-1947: Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
-Thu-đông1947: Chiến dịch Việt Bắc- “mồ chôn giặc Pháp”.
-Thu-đông 1950: Chiến dịch Biên giới. 
-16 đến 18-9-1950: Trận Đông Khê, Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu.
-Sau chiến dịch Biên giới: Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
-Tháng 12-1951: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
-1-5-1952:Khai mạc Đại hội Chiến sữ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
-30-3-1954 đến 7-5-1954:Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan ĐIình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Câu 2: 
 -Họ sống tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.
 -Vì phần lớn dân cư Châu Á làm nông nghiệp là chính.
Câu 3:
 Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Dân cư Châu Á gấp 4,5 lần dân cư Châu Mĩ, hơn 4 lần dân số Châu Phi, hơn 5 lần dân số Châu Âu và hơn 12 lần dân số Châu Đại Dương.
Tuần 19
Câu 1: 
 -Phần lớn các dân tộc Châu Á là người da vàng và sống tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Mỗi dân tộc có trang phục, phong tục, tập quán riêng nhưng họ đều có quyền bình đẳng sống và học tập như nhau.
Câu 2: 
 Vì phần lớn dân cư Châu Á làm nông nghiệp ở những cđồng bằng màu mỡ tập trung dọc các sông lớn và vùng ven biển. Ngoài ra khu vực ĐNA còn có khí hậu gió mùa, nóng ẩm thuận lợi cho cây cối phát triển.
Câu 3: 
 -Trung Quốc ở phía Bắc của nước ta.
 -Lào ở phía Tây nước ta.
 -Cam-pu-chia ở phía Tây Nam nước ta.
Câu 4: 
-Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí kết với Việt Nam sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP. Hiệp định kí ngày 21-7-1954.
-Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Tuần 20
Câu 1: 
-Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí kết với Việt Nam sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP. Hiệp định kí ngày 21-7-1954.
-Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 2:
 -Thủ đô của Lào là Viêng Chăn.
 -Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh.
 -Thủ đô của Thái Lan là Phnôm-pênh.
 -Thủ đô của In-đô-nê-xi-a là Gia-các-ta.
Câu 3: 
-Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, trí thức,  tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
-Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Tuần 21
 Câu 1 :
 +Châu Âu nằm ở phía Tây châu Á (nằm ở bán cầu Bắc), ba phía giáp với biển và đại dương.
 -Phía Bắc giáp BBD.
 -Phía tây giáp ĐTD.
 -Phía nam giáp biển (Địa Trung Hải).
 -Phía đông và đông nam giáp châu Á.
 +Đặc điểm tự nhiên:	
 -Đồng bằng của châu Âu chiếm 2/3diện tích, kéo dàI từ tây sang đông. Đồi núi chiém 1/3diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam.
 -Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hoà. Rừng cây lá kim tập trung chủ yếu ở vùng phía Bắc và trên các sườn núi cao. Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu, mùa thu lá cây nhuộm vàng các cánh rừng. Mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu, chỉ trừ dải đất phía nam ấm áp. 
Câu 2: 
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam.
Câu 3: 
-Nằm ở Đông Âu và Bắc Á.
 -Thủ đô: Mát-xcơ-va.
 -Điều kiện tự nhiên: Nằm ở ôn đới lục địa. Phần lãnh thổ của Lien Bang Nga nằm ở châu á có khí hậu khắc nghiệt và rừng tai ga bao phủ. Phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồng bằng và đồi thấp; đây là vùng trồng lúa mì, khoai tây và chăn nuôI gia súc, gia cầm. Liên Bang Nga có nhiều tàI nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên, than đá quặng sắt,
 -Tài nguyên khoáng sản: rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt, 
 -Sản phẩm nông nghiệp chính: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm, 
 -Sản phẩm công nghiệp chính: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông,
Tuần 22
Câu 1: 
-Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, trí thức,  tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
-Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Câu 2: 
 -Người dân châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có màu nâu, đen, vàng; mắt xanh.
 -Người dân châu á khác người dân châuÂu là nước da sẫm màu

File đính kèm:

  • docCau_hoi_Giao_luu_lich_su_Dia_Li_lop_5.doc