Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Thu Thương

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. HS biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tính hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện ( có cốt chuyện, nhân vật.).

3. Kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh. nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước – như là gợi ý cho HS tìm được câu chuyện của mình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Thu Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu, sau đó dán lên bảng).
Cả lớp và gv nhận xét, tính điểm thi đua xem cặp nào làm đúng, làm nhanh.
GV tổ chức cho h/s giải nghĩa các từ.
( dùng từ điển để giải nghĩa các từ khó).
1 HS nêu yêu cầu của BT2.
Cả lớp suy nghĩ 1 phút, sau đó nối tiếp nhau đặt câu ( Chia lớp làm hai nhóm. Cứ 1 h/s nhóm này đặt câu xong, chỉ bất kì 1 h/s nào đó của nhóm kia. Cứ như vậy hết 1 phút, nhóm nào nhiều người làm đúng nhóm đó thắng).
Cả lớp và gv nhận xét tính điểm thi đua.
*. Phương pháp, hình thức tổ chức giống bài tập 1.
1 HS đọc yêu cầu.
HS trao đổi theo cặp và phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhân xét, chấm điểm.
Giáo án môn : Tập đọc
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 11 - Tuần 6
 Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai
I.Mục đích yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê (1/5, 9/10, ...).
- Biết đọc bài văn giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công với người da đen và da mầu ở Nam Phi ; cuộc đấu tranh dũng cảm, và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh.
2. Hiểu được nội dung chính của bài ; Vạch trần sự bất công của chế độ a – pác – thai. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a –pác –thai của những ngưòi dân da đen, da mầu ởNam Phi.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc, ảnh của tống thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la (Nếu có).
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ hoặc cả bài thơ 
Ê - mi – li. con......
Trả lời các câu hỏi trong SGK
B - Dạy bài mới:
GTB:
Với bài thơ “Bài ca về trái đất” các em đã biết, trên thế giới có nhiều dân tộc, nhiều mầu da, màu da nào cũng dáng quý. Nhưng ở một số nươc, vẫn tồn tại nạn phân biệt chủng tộc. Để hiểu rõ về nạn phân biệt chủng tộc và làm thế nào để xoá bỏ được nó, học bài “Sự sụp đổ của chủ nghĩa a-pác-thai” các em sẽ rõ.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
Đọc cả bài.
Đọc từng đoạn.
Chia bàI thành 3 đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến “..... cái tên a-pác-thai”.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến “.... dân chủ nào”.
+Đoạn 3: Còn lại.
Từ ngữ: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
Đọc diễn cảm bài văn
Tìm hiểu bài:
*.Đoạn 1:
Nam phi là nước như thế nào?
(rất giầu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương; cũng nổi tiếng vì nạn phân biệt chủng tộc).
ý1:.............
*. Đoạn 2:
Câu 1: Dưới chế độ a-pác-thai người da đên và da mầu bị đối xử như thế nào?
(- Gần hết đất đai, thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng..... trong tay người da trắng.
Người da đen và da mầu bị đối xử rất bất công: phảI làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp (1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng), phải sống, chữa bệnh và làm việc ở khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào).
ý2:............
*. Đoạn 3:
Câu 2: Người dân Nam phi đã làm gì để xáo bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
(Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen, da mầu ở Nam phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm về bền bỉ của họ cuối cùng đã dành được thắng lợi).
Câu 3:Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
(HS có thể diễn đạt suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau; VD:
+ Những người có lương chi yêu chuộng hoà bình và công lý không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo, khinh miệt những người không có mầu da trắng.
+ Chế độ a-pác-thai là chế độ xấu xa nhất hành tinh, cần phải xoá bỏ để tất cả mọi người có mầu da khác nhau đều được hưởng quyền bình đẳng.
+ Mọi người sinh ra dù mầu da khác nhau đêu là con người, đều bình đẳng. Không thể có mầu da cao quý và mầu da thấp hèn. Không thể có dân tộc thống trị và dân tộc bị trị).
Câu 4: Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của đất nước Nam Phi?
(Đó là luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai. Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen, da mầu ở Nam phi đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh cho một xã hội công bằng, tự do, dân chủ).
(HS có thể nói nhiều hơn về vị tổng thống này nếu biết).
ý3:..............
Đại ý:............
Đọc diễn cảm:
GV đọc mẫu:
Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn bản có tính chính luận.
+ Nhấn giọng vào các số liệu và từ ngữ phản ánh chính sách bất công đối với người da đen và da mầu ở Nam phi, cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh.
Đấnh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt dọng một vài câu, đoạn. VD:
ở nước này,/ người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt,/ 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng... // Ngược lạI, người da đen và da màu phảI làm những công việc nặng nhọc,/ bẩn thỉu;// lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng.// Họ phảI sống,/ chữa bệnh,/ đI học ở những khu riêng/ và không được hưởng một chút tự do,/ dân chủ nào.
C - Củng cố, dàn bài:
Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Chuẩn bị bàI sau: Tác phẩm của Sin- le và tên phát xít.
PP kiểm tra, đánh giá:
- Ba HS đọc thuộc hai khổ thơ (hoặc cả bài) và lần lượt trả lời các câu hởi trong bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Phương pháp thuyết trình trực quan:
- Treo tranh ảnh và giới thiệu.
- GV Ghi tên bàI
*. Phương pháp luyện tập, thực hành.
- 2 HS giỏi đọc cả bàI
- Một nhóm 3 HS đọc nối nhau đến hết bài.
- HS cả lớp đọc thầm theo.
- HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
- GV hướng đẫn cách đọc từng đoạn.
- 3 HS khác luyện đọc đoạn.
- HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng.
- 2,3 HS đọc từ khó, lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 2 HS giỏi đặt câu.
- GV đọc (hoặc HS giỏi) đọc, giọng thông báo, rõ ràng, mạch lạc, tốc độ khá nhanh.
*. Phương pháp trao đổi đàm thoại trò – trò.
GV tổ chức cho h/s hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của 3 h/s khá, giỏi.
HS 1 điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1.
1 h/s đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
Một vài h/s trả lời câu hởi.
H/s rút ra ý đoạn 1.
GV chốt lại và ghi bảng
HS 2 điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2.
Một h/s đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
H/s trao đổi nhóm 2.
2,3 h/s trả lời câu hỏi.
H/s rút ra ý đoạn 2.
GV chốt lại và ghi bảng.
HS 3 điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 3.
1 h/s đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.
Một vài h/s trả lời câu hởi 2.
H/s trao đổi nhóm 4.
2,3 h/s trả lời.
1,2 h/s trả lời.
H/s rút ra ý đoạn 3
GV chốt lạI và ghi bảng
H/s đặt câu hởi phụ
H/s nêu đạI ý của bàI
GV chốt lạI và ghi bảng
H/s ghi đạI ý vào vở soạn
1 h/s đọc đạI ý
GV đọc diễn cảm
GV yêu cầu h/s nêu cách đọc diễn cảm
GV treo bảng phụ dã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
2 h/s đọc mẫu câu, đoạn văn
Nhiều h/s đọc diễn cảm câu, đoạn văn 
Cả lớp đọc đồng thanh
H/s thi đọc diễn cảm
Từng nhóm 3 h/s nối nhau đọc cả bàI
 *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo án môn : Tập làm văn
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 12 - Tuần 6
Luyện tập làm đơn
I.Mục đích yêu cầu:
Nhớ được cách trình bày một lá đơn.
Biết cách viết một lá đơn ; biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3 (Tiếng việt 3, tập 1) để tham khảo: Đơn xin ra nhập đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đơn xin phép nghỉ học, Đơn xin cấp thẻ học sinh.
Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn dùng trong tiết học.
Phô-tô-cóp-pi mẫu đơn đủ cho số học sinh trong lớp để các em luyện tập viết đơn theo mẫu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
I- Kiểm tra bài cũ:
Vở về nhà của học sinh.
Bài viết lại của học sinh ( sau tiết trả bài cuối tuần 5).
II- Dạy bài mới:
GTB : Giờ học này các em sẽ luyện tập làm đơn để biết cách trình bày và viết một lá đơn gọn, rõ và đầy đủ nguyện vọng.
Xây dựng mẫu đơn:
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.......ngày......tháng......năm200...
Đơn xin ..............................
................................................
Kính gửi:
........................................................ ........................................................
Tên tôi là:
......................................................
Sinh ngày:
......................................................
Học sinh lớp:
..................................................
Lí do viết đơn:
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Lời cảm ơn:
Người làm đơn kí
III- Hướng dẫn HS tập viết đơn.
VD:
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.......ngày......tháng......năm200...
Đơn xin ra nhập đội tình nguyện
giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam
Kính gửi: Ban Chấp Hành Hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu Học Bế Văn Đàn
Tên tôi là: Nguyễn Thành Trung.
Sinh ngày: 16-3-1992.
Học sinh lớp: 5C.
Lí đo viết đơn:
Sau khi đọc nội dung hoạt động của đội Tình nguyện giúp nạn nhân chất độc mầu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ trường ta, em thấy đây là những hoạt động nhân đạo, giúp đỡ rất thiết thực các nạn nhân. Xét khả năng cá nhân, em thấy có thể tham gia tốt tất cả các hoạt động này. Trước đây, em đã có một vài bức vẽ thể hiện sự cảm thông với những bạn nhỏ bị ảnh hưởng chất độc mầu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Đội Tình Nguyện, được góp phần nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa sẽ tham ra tích cực, với tinh thần trách nhiệm mọi hoạt động của đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn kí
Nguyễn Thành Trung
IV- Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp, khen thưởng HS viết đơn đúng yêu cầu.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn, viết lại vào vở ; tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại những đặc điểm của cảnh để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tiếp theo (Luyện tập tả cảnh sông nước).
*Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- GV chấm vở của 2;3 HS về nhà đã hoàn chỉnh viết lại vào vở bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.
- Chấm điểm 2;3 bài viết của HS về nhà viết lại bài (sau tiết trả bài cuối tuần 5).
*Phương pháp thuyết trình, trực quan:
- GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học
- GV ghi tên bài lên bảng.
*Phương pháp vấn đáp, luyện tập, thực hành:
- 1 HS đọc to các nội dung trình bày trong SGK (hoạt động của Đội Tình nguyện; Chú ý mẫu đơn).
- 1 HS đọc bài tham khảo (Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng).
- GV nhấn mạnh sự độc hại của chất độc mầu da cam, tội ác của giặc Mĩ khi giải hàng chục triệu lít chất độc này xuống đất nước ta, gây ra thảm hoạ môi trường ; với con người ; thiên nhiên vô cùng tàn khốc.
- Dựa vào phần chú ý chủa SGK và các mẫu đơn ( của sách TV3 - Tập 1), h/s nêu cách trình bày một lá đơn.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn mẫu đơn ( hoặc ghi theo lời phát biểu đúng của h/s lên bảng).
- GV nhắc h/s chú ý phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn, cần viết gọn, rõ, thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.
*. Phương pháp luyện tập thực hành:
- 1 HS đọc lại phần nội dung hoạt động của Đội Tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhắc h/s chú ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất trong lá đơn. Phần này cần nêu rõ bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội Tình nguyện, xem đó là những hành động nhân đạo cần thiết, bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham ra tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc mầu da cam.
- GV phát mẫu đơn cho h/s điền vào.
- HS làm việc cá nhân.
- Nhiều h/s đọc mẫu đơn.
- Cả lớp và GV nhận xét phần diễn đạt lí do, nguyện vọng của mỗi h/s ( các nội dung khác có thể không cần nhận xét vì chỉ là điền vào chỗ trống).
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét chung về kĩ năng viết đơn của h/s.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn : Luyện từ và câu
Ngày dạy:
Tiết 12 - Tuần 6
 Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I.Mục đích yêu cầu:
Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ. Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Cảm nhận được giá trị của việc dùng từ đồng âm để chơi chử trong thơ văn và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
Các mẩu chuyện, câu thơ, câu đố vui... sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
Bảng phụ viết sẵn một vài câu đồng âm khác nghĩa giúp GV vào bài.
Bảng phụ viết sẵn 3 cách hiểu các câu: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
4, 5 tờ phiếu phô-tô-cóp-pi phóng to nội dung bài tập 1, phần luyện tập cho HS các nhóm trao đổi.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi 
chú
A – Kiểm tra bài cũ:
 Bài: Mở rộng vốn từ: Hợp tác, hữu nghị.
- Làm lại BT5.
B - Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
Các em đã biết, trong Tiếng Việt, có 
những từ đọc khác nhau nhưng nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa có thể dùng để chơi chữ rất thú vị
Đi tu Phật bắt ăn chay.
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
Lại có những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau và cũng dùng để chơi chữ rất hóm hỉnh. Bài học hôm nay các em sẽ biết điều này.
Phần nhận xét:
 Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:
 Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không dá con ngựa đá.
 1. Có thể hiểu câu trên theo những cách nào
 2. Vì sao có thể hiểu theo cách như vậy?
 Lời giải:
 ý1: 3 cách hiểu khác nhau:
a). Con ngựa (thật)/ đá/ con ngựa (bằng) đá,/ con ngựa (bằng đá)/ không đá con ngựa thật.
b). Con ngựa (thật) đá / con ngựa (thật) / đấ / con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa thật.
c). Con ngựa (bằng) đá / con ngựa (bằng) đá/ đá / con ngựa (bằng) đá / không đá con ngựa thật.
 ý2: Câu văn trên có thể hiểu theo nhiều cách như vậy là do người viết từ đồng âm - từ “đá” để chơi chữ. “Đá” có lúc là động từ (hành động đưa nhanh chân hất mạnh làm tổn thương đối phương), có lúc là danh từ – chỉ một vật rắn – (hòn) đá ( trong câu văn trên có nghĩa là con ngựa bằng đá). Do vậy đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo những cách hiểu khác nhau.
*. Dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.
Phần ghi nhớ:
SGK trang 69.
Phần luyện tập:
Bài 1: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?
*. Lời giải:
Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
Bác (1): chú bác
Bác (2): bác (bắc) trứng cho chín để ăn
Tôi (1): tôi, mình
Tôi (2): làm cho vôi sống trở thành vôi dể xây nhà
Ruồi đậu mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt bò
Đậu (1): bu, đứng trên
Đậu (2): đậu (đỗ) xanh hay đen.
Bò (1): đi trên
Bò (2): thịt (con) bò
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Chín (1): biết kĩ, biết rõ, thành thạo
Chín (2): số 9
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Từ “non” hiểu theo 2 cách:
+ “non” trái nghĩa với “già”.
+ “non” = núi.
Hổ mang bò lên núi
“Mang” hiểu theo 2 cách:
+ hành động mang, vác....
+ tên loại rắn (hổ mang).
“Bò” hiểu theo 2 cách:
+ hành động trườn, bò.
+ con bò.
ị Tạo nên 2 cách hiểu câu văn khác nhau
 (Rắn) hổ mang / bò lên núi.
 Hổ / mang bò / lên núi.
Bài 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm nói trên.
 VD:
Với một lá trầu, một miếng cau tươi và một ít vôi tôi. là ngoại tôi têm thành một miếng trầu cánh phượng rất đẹp.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm việc tốt.
Yêu cầu HS về nhà xem trước bài Từ nhiều nghĩa.
Viết vào vở những câu văn phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm ( BT2 -phần LT).
*. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra 2 HS.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*. Phương pháp thuyết trình trực quan:
GV ghi tên bài lên bảng.
*. Phương pháp trao đổi đàm thoại nhóm:
Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm lại.
HS trao đổi theo cặp dựa vào 2 câu hỏi
HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá số HS hiểu đúng cách chơi chũ trong ví dụ.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn.
GV cùng HS giảng giải nghĩa của mỗi từ “đá” có trong từng cách hiểu.
1 HS nhìn bảng đọc nghỉ hơi đúng để tạo nên 3 cách hiểu khác nhau về câu văn.
GV chốt lại.
2;3 HS đọc thành tiếng ghi nhớ SGK.
Cả lớp đọc thầm lại.
GV yêu cầu HS học thuộc nội dung ghi nhớ.
*. Phương pháp luyện tập, thực hành:
1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm theo.
GV phát phiếu cho các nhóm. Các em trao đổi, gạch dưới những từ đồng âm, khác nghĩa, xác định chính xác nghĩa của các từ đồng âm được sử dụng để chơi chữ trong từng câu.
Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng và trìnhbàykết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
1 HS nêu yêu cầu của BT2.
HS làm việc cá nhân ( viết câu văn đặt được ra nháp).
Lần lượt từng HS đọc câu của mình đặt được.
Cả lớp và GV nhận xét.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn : Tập đọc
Ngày dạy:
Tiết 12 - Tuần 6
 Tác Phẩm Sin - le và tên phát xít
I- Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm ( Sin-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xin-na, Ooc-lê-ăng).
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể tự nhiên; đọc đoạn văn đói thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật; cụ già điềm đạm hóm hỉnh, thông minh; tên phát xít hống hách nhưng dốt nát, ngờ nghệch.
Hiểu các từ ngữ trong truyện
Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: tên sĩ quan phát xít hống hách bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về nhà văn Đức Sin-le hoặc tranh, ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới làn thứ 2 ( nếu có).
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
KTBC:
Đọc và trả lời các câu hởi trong bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai”.
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hôm nay, các em sẽ được học một truyện vui:”Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít”. Với truyện vui này, các em sẽ hình dung được bọn phát xít là những kẻ như thế nào? Kết thúc câu truyện thú vị ra sao?
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
Đọc cả bài
Đọc từng đoạn 
Chia bài thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “....chào ngài”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “...điềm đạm trả lời”
+ Đoạn 3: Còn lại
Từ ngữ: Sin-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xin-na, Ooc-lê-ăng
GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
*. Đoạn 1:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp người trên tầu?
( Chuyện xảy ra trên một chuyến tầu ở Pa-ri. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tầu, giơ thẳng tay và hô to: “Hít-le muôn năm”)
- Nói với h/s về lời chào rất đặc biệt trong quân đội của bọn phát xít – giơ thẳng tay và hô to:”Hit-le muôn năm! “ ( bọn cuồng tín tung hô thủ lĩnh của chúng, lấy đó làm lời chào rất chướng, rất hợm hĩnh khi tên sĩ quan phát xít buộc những người dân Pháp nghe những lời tung hô này).
ý1 : Tên phát xít hống hách. 
*.Đoạn 2:
 Câu 1: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
 ( ......vì: Cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng và hắn càng bực mình khi ông cụ thành thạo tiếng Đức mà không đáp lại lời hắn bằng tiếng Đức).
- GV hỏi thêm: Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lại

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_6_nguyen_thi_thu_thuong.doc