Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Biết so sánh phân số với 1; Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết gải bài toán về phân số.

II/Các hoạt động dạy - học:

A/Bài cũ:

-GV y/c HS chữa BT tập 2 trang 7

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

Hoạt động 2: Thực hành:

Bài 1:

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- HS làm vở. / Chữa bài.(Khi chữa bài cho HS nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1để giải thích. Sau đó nêu nhận xét chung)

Bài 2:

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- HS làm vở. / Chữa bài.(Khi chữa bài cho HS nhận xét để nhớ lại Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.)

Bài 3: (Phần a, c còn phần b tự học)

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

HS làm vở. / Chữa bài.(Khi chữa bài phần c: nên khuyến khích HS làm các cách khác nhau)

Bài 4:

- 1 HS đọc đề toán.

- HS làm vở. / Chữa bài.

 

doc78 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( lược đồ)
II/Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Quả địa cầu.
2 lược đồ trống như SGK; 2 bộ bìa nhỏ, mỗi bộ gồm bảy tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-phu-chia.
III/Các hoạt động dạy- học:
A/Bài cũ:
-Em hãy cho biết giới hạn và hình dạng nước ta? 
B/Bài mới
1/Vị trí địa lí và giới hạn:
Hoạt động 1: (làm việc nhóm)
a-	Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK rồi trả lời câu hỏi:
+	Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào? (đất liền, biển, đảo &quần đảo).
+	Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+	Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? (Trung Quốc, Lào, Cam-phu-chia).
+	Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? (đông, nam & tây nam) Tên của biển là gì? (biển Đông)
+	Kể tên 1 số đảo & quần đảo của nước ta. (Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc; Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa).
b-	Bước 2:
HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ & trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
GV bổ sung: Đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo & quần đảo; ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta.
c-	Bước 3:
2 HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
+	Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác.
d-	Kết luận:
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là 1 bộ phận của châu Á có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển & đường hàng không.
2/Hình dạng, diện tích:
Hoạt động 2: (nhóm)
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+	Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? (hẹp ngang, chạy dài & có đường bờ biển cong như hình chữ S)
+	Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki lô mét?
+	Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu ki lô mét?
+	Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu ki lô mét vuông?
+	So sánh diện tích nước ta với 1 số nước khác trong bảng số liệu.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
*	Kết luận: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
Hoạt động 3: Cũng cố bài học (trò chơi)
GV treo lược đồ trống lên bảng.
2 nhóm HS (mỗi nhóm 7 em) tham gia chơi xếp thành 2 hàng dọc phía trước bảng. Mỗi nhóm được phát 1 tấm bìa.
Khi GV hô: “Bắt đầu” , lần lượt từng HS lên dán tấm bìa vào lược đồ trống.
HS đánh giá 2 đội chơi, GV kết luận, khen đội thắng cuộc.
C/Cũng cố dặn dò: 
-Nêu đặc điểm địa hình của nước ta? 
-Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
II/Nội dung:
1/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+	Nề nếp: Bước đầu đã ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ; tham gia tập huấn Đội nghiêm túc. Tuy nhiên 1 số em khăn quàng, mũ ca lô chưa đầy đủ.
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài. Một số em sách vở, ĐDHT chưa đày đủ, chưa bao bọc cẩn thận, còn rụt rè trong phát biểu ý kiến của mình, cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; vệ sinh trường lớp sạch sẽ; hoàn thành công việc được giao.
- Họp phụ huynh đầu năm thành công
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Nhắc nhở động viên những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2/Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Bổ sung đầy đủ sách vở, ĐDHT (có KT).
- Tiến hành lao động vệ sinh lớp học vào trước và sau buổi học.
- Hoàn thành các khoản thu tự nguyện sớm nhất
- Hoàn thành hồ sơ bảo hiểm kịp thời
3/Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn” 
TUẦN 2:
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2017
TẬP ĐỌC:
Nghìn năm văn hiến
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê. 
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra:
 GV kiểm tra 2 HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
B/Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh và nhận xét bức tranh chụp cảnh văn miếu Quốc Tử Giám Hà nội
 2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài văn.
- HS quan sát ảnhVăn Miếu- Quốc Tử Giám.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau”
 Đoạn 2: Bảng thống kê.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
*Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi sau:
- Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
- HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu theo yêu cầu đã nêu.
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về văn hóa VN?
*Luyện đọc lại. 
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV đọc mẫu đoạn 3 và hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo N3.
- Tổ chức cho HS thi đọc. Nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Em có nhận xét gì về nền văn hiến nước ta?
- GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài học sau
 ____________________________
 TOÁN:
 	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- HS làm bài tập 1, 2, 3. Khuyến khích HS hoàn thành cả 5 bài tập tại lớp. 
II. Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- Nêu cách chuyển một PS thành PSTP cho ví dụ
B/ Bài mới
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Cá nhân tự làm ở VBT, GV đánh giá
Bài 2: HS làm việc cặp đôi
- Gọi 2 HS làm bài ở bảng phụ , cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
Kết quả: .
Bài 3: HS làm việc cặp đôi
- Gọi 2 HS làm bài ở bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm ở bảng, chữa bài.
 Kết quả: ; .
Bài 4: Làm việc cá nhân 
- HS tự đọc đề, làm bài: so sánh các phân số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5: Làm theo nhóm đọc đề và giải bài vào vở.
Chữa bài, nhận xét.
 Đáp số: 9 học sinh; 6 học sinh.
C/ Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành các bài tập còn lại ở VBT.
 Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2017
TOÁN:
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
I/ Mục tiêu:
- HS biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cócùng mẫu số.
- HS cần làm bài tập 1, 2(a,b), 3. Khuyến khích HS hoàn thành cả 3 bài tập tại lớp. 
II/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ
Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4; 5 tiết trước.
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Ôn tập:
Hoạt động 1:Hướng dẫn ôn tập phép cộng, trừ hai phân số. (Làm việc nhóm)
- HS đọc phần chữ xanh trong sgk toán 5 trang 10 và tìm hiểu ví dụ a,b
- HS rút ra quy tắc cộng hoặc trừ hai phân số
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm ở bảng nhóm, cả lớp làm vào vở
- Đối chiếu nhận xét
Kết quả là: .
Bài 2 : Làm việc cặp
- 3 HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét đối chiếu kết quả.
Bài 3 : Làm việc cả lớp
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra PS chỉ số bóng trong hộp là
- HS tự làm bài vào vở.
- Động viên HS giải bằng nhiều cách khác nhau, nhận xét cách nào thuận tiện
- Chữa bài, nhận xét kết quả làm bài của HS.
 Đáp số: hộp bóng.
C/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số
- Dặn HS hoàn thành các bài tập còn lại.
 ______________________________ 	
TUẦN 3
 Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2018
TOÁN:
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
I/Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số
- HS làm vào vở bài 1(cột 1,2); bài 2(cột a,b,c); bài 3. Khuyến khích HS hoàn thành cả 3 bài tập. 
II/Hoạt động dạy học:
1/ Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số
(HS làm nhóm 4, đọc kĩ phần chữ xanh sgk trang 11, nghiên cứu và đưa ra cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số)
GV hỏi: Nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số?
2/ Luyện tập
Bài 1: 
- HS tự làm bài, 2 HS lên làm ở bảng.
- Chữa bài, đối chiếu kết quả.
- GV lưu ý HS: có thể rút gọn sau khi tính ra kết quả cuối cùng hoặc rút gọn ngay trong khi tính.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài, 2 HS làm ở bảng.
- Nhận xét bài bạn làm.
Kết quả: a) b) c) 16 d) .
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài., 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, đối chiếu kết quả.
 Đáp số: m2.
3/ Củng cố, dặn dò
- Gọi HS yếu nhắc lại cách nhân, chia hai phân số.
- Dặn HS về hoàn thành các bài tập còn lại, ôn lại cách nhân, chia hai phân số.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Mở rộng vốn từ : Tổ quốc
I/Mục tiêu:
- HS tìm đựoc một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc; tìm được một số từ chứa tiếng quốc.
- HS năng khiếu đặt câu được với một trong số từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Từ điển từ đồng nghĩa T/V.
- Sổ tay từ ngữ T/V tiểu học.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra:
- GV kiểm tra HS làm bài tập của tiết học trước.
B/Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập : Làm việc cặp
- HS đọc thầm các bài Thư gửi các học sinh và bài Việt Nam thân yêu để tìm các từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong mỗi bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét .
- HS chữa bài : nước nhà, non sông, đất nước, quê hương.
Bài tập 2: HS trao đổi theo nhóm 4.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần; mời 3 nhóm tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức; HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc, cho một HS đọc lại. 
Bài tập 3: Trao đổi theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy A4, đại diện nhóm dán nhanh kết quả lên bảng lớp, đọc lại kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS viết vào vở khoảng 5-7 từ chứa tiếng quốc.
Bài tập 4; làm việc cả lớp, nối tiếp nhau đặt câu
- Một HS đọc y/c của BT4 .
- GV cho HS giải thích một số từ.
- HS làm vào VBT.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV khen những em đặt được câu văn hay.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- HS nối tiếp nhắc lại một số từ về chủ đề tổ quốc.
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
CHÍNH TẢ:
Nghe – viết: Lương Ngọc Quyến
I/Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT 2. Chép đúng vần của tiếng vào mô hình theo yêu cầu (BT 3).
II/Hoạt động dạy học : 
A/Bài cũ: 
- Một HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh; ng/ngh; c/k.
B/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt .
- GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc không quá 2 lượt.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa từ 7 - 10 bài. Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài tập 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.- Cả lớp đọc thầm lại từng bộ phận của câu văn, viết ra nháp phần vần của những tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó trong vở bài tập .
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình .
- HS làm vào vở bài tập.
- Một số HS trình bày kết quả.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. 
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2018
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
- HS biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và Chiều tối 
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh quang cảnh 1 số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy.
III/Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ
- Nhắclại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- Nhắc lại cấu tạo bài của bài Nắng trưa.
2/Dạy bài mới
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp:
+ Đọc kĩ bài văn. Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
+ Giải thích lí do vì sao thích.
- Gọi HS trình bày các câu hỏi đã gợi ý.
- Nhận xét.
Bài tập 2: Một HS đọc y/c của BT2 
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa vườn cây, công viên, đường phố.
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS
- Mỗi HS tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Một số HS tiếp nối nhau trình bày 
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố,dặn dò
- HS nhắc lại dàn ý bài văn tả cảnh
- HS chuẩn bị cho tiết học sau
TOÁN
Hỗn số
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết hỗn số, biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK
III/Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bước đầu về hỗn số
- GV treo hình vẽ như SGK lên bảng, rồi hỏi: 
? Có bao nhiêu hình tròn?
- HS trả lời, GV ghi và h/d 2 và hay 2+ ta viết gọn là 2(gọi là hỗn số) và được đọc là: Hai và ba phần tư.
- GV giới thiệu từng thành phần của hỗn số: phần nguyên, phần phân số, cách viết hỗn số.
2/Thực hành
- HS làm BT 1,2 
Bài 1: HS nhìn hình vẽ tự nêu các hỗn số và cách đọc. theo mẫu.
- Lớp cùng Gv nhận xét.
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài.
- HS chữa bài
- GV treo hình vẽ như SGK lên bảng, rồi hỏi: 
? Có bao nhiêu hình tròn?
- HS trả lời, GV ghi và h/d 2 và hay 2+ ta viết gọn là 2(gọi là hỗn số) và được đọc là: Hai và ba phần tư.
- GV giới thiệu từng thành phần của hỗn số: phần nguyên, phần phân số, cách viết hỗn số.
C/ Củng cố, dặn dò
- HS nêu những gì em đã học
- Dặn HS về nhà lấy VD, tập đọc, viết hỗn số cho thành thạo.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/Mục tiêu: 
- Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn cho trước (BT 1).
- Phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm thích hợp (BT 2).
- Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu (BT 3).
II/Hoạt động dạy học : 
A /Bài cũ: 
- HS làm lại bài 2, 4 ( tiết LTVC trước) 
B/Bài mới: 
a/Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu giờ học
b/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1 HS làm bài đúng lên bảng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn để chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS giải thích cho bạn hiểu yêu cầu của bài tập: Đọc 14 từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp vào cùng 1 nhóm. 
VD: xếp bao la cùng nhóm với bát ngát . 
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng cho 1 HS đọc lại kết quả 
 + bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang .
 + lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh .
 + vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt .
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS làm việc cá nhân vào vở VBT.
- Từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét , biểu dương , khen ngợi những đoạn viết hay, dùng từ đúng chỗ. 
VD : Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Ngày nào em cũng đi học băng qua con đường đất vắng vẻ giữa cánh đồng. Những lúc dừng lại ngắm cánh đồng lúa xanh rờn xao động theo gió,em có cảm giác như đang đứng trước mặt biển bao la gợn sóng. Có lẽ vì vậy người ta gọi cánh đồng lúa là “ biển lúa”.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học .
 - Yêu cầu những HS viết đoạn văn ở VBT chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành
KỂ CHUYỆN:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/Mục tiêu:
- HS chọn được một chuyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/Đồ dùng dạy hoc:
- Một số sách, truyện báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra;
2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu y/c giờ học
2/Hướng dẫn HS kể chuyện:
a/ Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài
 - GV chép bảng đề bài.
- Một HS đọc đề bài,GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý :đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân của nước ta.
- GV giải nghĩa từ danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4 trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
b/HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
+ Thi KC trước lớp
 HS xung phong KC hoặc đại diện kể, nêu ý nghĩa câu chuyện, đặt câu hỏi cho bạn.
VD: + Bạn thích nhất hành động nào của người anh hùng trong câu chuyện tôi kể ?
 + Bạn thích nhất chi tiết nào trong chuyện? Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì ?
- Cả lớp và GV nhận xét.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK bài học tiết sau
Thứ tư, ngày 19 tháng 9 năm 2018
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I/Mục tiêu:
- HS nhận biết bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày bảng số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng.
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu.
II/Hoat động dạy học
A/Kiểm tra:
- Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
B/Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, cách đọc một bảng thống kê. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: HS làm việc theo nhóm 4, cùng trao đổi thảo luận tìm câu trả lời:
+ Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919 ?
+ Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại ?
+ Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay
b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào ?
c. Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ?
(Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta).
- Đại diện các nóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS tự làm bài, một HS làm ở bảng phụ. 
- Chữa bài, nhận xét.
+ Nhìn và bảng thống kê em biết dược điều gì ?
+ Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất ?
+ Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ?
+ Bảng thống kê có tác dụng gì ? - HS nhắc lại tác dụng số liệu thống kê .
C/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học; Y/c HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê
- Tiếp tục quan sát một cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát. 
TOÁN:
Hỗn số (T2)
I/Mục tiêu:
- HS biết cách chuyển một hỗn số thành một PS và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập.
- HS làm bài tập 1(3 hỗn số đầu), 2(a,c), 3( a,c). Khuyến khích HS hoàn thành cả 3 bài tập. 
II/Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập 2b tiết trước.
B/Bài mới:
 HĐ1. Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số.
- GV gắn hình vẽ như bài họ
c SGK lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc hỗn số chỉ phần hình vuông đã tô màu.
- GV giúp HS nhận ra : 2.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao : 2.
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển 2thành rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành PS như SGK.
HĐ2. Luyện tập
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS l

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_den_5_nam_hoc_2018_2019.doc