Giáo án Vật lý 8 - Tiết 10, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2012-2013

Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập

-GV làm thí nghiệm : Lộn ngợc một cốc nớc đầy đợc đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nớc thì nớc có chảy ra ngoài không? Vì sao lại có hiện tợng đó?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của

áp suất khí quyển (15ph)

-GV giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển.

-Hớng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển.

-Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 (H9.2), thí nghiệm 2 (H9.3),quan sát hiện tợng thảo luận về kết quả và trả lời các câu C1, C2 & C3

-GV mô tả thí nghiệm 3 và yêu cầu HS giải thích hiện tợng (trả lời câu C4)

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 10, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/08/2012 
 Tiết 10 : áp suất khí quyển
 A.Mục tiêu:
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.Giải thích được thí nghiệm Torixeli và một số hiện tượng đơn giản. Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị mmHg sang N/ m2
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và xác định được áp suất khí quyển
-Thái độ: Yêu thích và nghiêm túc trong học tập
 B.Chuẩn bị:
-Mỗi nhóm:1 vỏ hộp sữa(chai nhựa mỏng),1 ống thuỷ tinh dài 10- 15cm tiết diện 2- 3mm,1 cốc đựng nước
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Tổ chức:
Ngày dạy
Thứ
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
2.Kiểm tra
HS1: Viết công thức tính áp suất chất lỏng,giải thích các đại lượng có trong công thức.Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng và bình thông nhau
HS2: Chữa bài tập 8.4 (SBT)
3.Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
-GV làm thí nghiệm : Lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? Vì sao lại có hiện tượng đó?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của 
áp suất khí quyển (15ph)
-GV giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển.
-Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển.
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 (H9.2), thí nghiệm 2 (H9.3),quan sát hiện tượng thảo luận về kết quả và trả lời các câu C1, C2 & C3
-GV mô tả thí nghiệm 3 và yêu cầu HS giải thích hiện tượng (trả lời câu C4)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển (18ph)
-GV nói rõ cho HS vì sao không thể dùng cách tính độ lớn áp suất chất lỏng để tính áp suất khí quyển.
-GV mô tả thí nghiệm Tôrixenli (Lưu ý HS thấy rằng phía trên cột Hg cao76 cm là chân không.
-Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm để tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời các câu C5, C6, C7.
-Nói áp suất khí quyển 76cm Hg có nghĩa là thế nào? (C10)
Hoạt động 4: Vận dụng (7ph)
-Yêu cầu trả lời các câu C8, C9, C11
-Tổ chức thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời
-HS quan sát thí nghiệm,theo dõi hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi của GV
-HS đưa ra dự đoán về nguyên nhân của hiện tượng xảy ra
-Ghi đầu bài
1.Sự tồn tại của áp suất khí quyển
-HS nghe và giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển
+Khí quyển là lớp không khí dày hành ngàn km bao bọc quanh trái đất.
+Không khí có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất chịu áp suất của lớp khí quyển này gọi là áp suất khí quyển.
-HS làm thí nghiệm 1 và 2,thảo luận kết quả thí nghiệm để trả lời các câu hỏi
C1: áp suất trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài nên hộp bị méo đi
C2: áp lực của khí quyển lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống
C3: áp suất không khí trong ống + áp suất cột chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài.
C4: áp suất không khí trong quả cầu bằng 0, vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau.
2.Độ lớn của áp suất khí quyển
C12: Vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí thay đổi theo độ cao.
a.Thí nghiệm Tôrixenli
-HS nắm được cách tiến hành TN
b.Độ lớn của áp suất khí quyển
C5: áp suất tại A và B bằng nhau vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
C6: áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76 cm
C7: áp suất tại B là:
 pB=d.h=136 000.0,76=103 360 N/ m2
 Vậy độ lớn của áp suất khí quyển là 103 360 N/ m2 
C10: áp suất khí quyển có độ lớn bằng áp suất ở đáy cột thuỷ ngân cao 76cm 
3.Vận dụng
-HS trả lời và thảo luận theo nhóm các câu C8, C9, C11
C9: Bẻ một đầu ống thuốc tiêm,thuốc không chảy ra được,bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng,... 
C11: p = d.h h ===10,336m
Vậy ống Torixenli dài ít nhất 10,336 m 
4.Củng cố:
 -Tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
 -áp suất khí quyển được xác định như thế nào?
 -GV giới thiệu nội dung phần: Có thể em chưa biết
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài và làm bài tập 9.1- 9.6 (SBT)
-Ôn tập các kiến thức đã học để kiểm tra 1 tiết ____________________________ 

File đính kèm:

  • docBai_9_Ap_suat_khi_quyen.doc