Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Bình thông nhau. Máy ép. Thủy lực. Bài tập - Năm học 2018-2019

Năng lực hình thành:

Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)

Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)

Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).

Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Bình thông nhau. Máy ép. Thủy lực. Bài tập - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 
TIẾT 8
Bài 8: BÌNH THÔNG NHAU – MÁY ÉP THỦY LỰC – BÀI TẬP
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày dạy: 15/10/2018 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
2. Kỹ năng: 
Quan sát được các hiện tượng của TN về bình thông nhau, rút ra nhận xét.
Quan sát hình vẽ về máy nén thủy lực nêu được cấu tạo của chúng.
Vận dụng được kiến thức về bình thông nhau, máy nén thủy lực để tìm ví dụ trong thực tế 
3. Thái độ: 
HS có thể chế tạo ra một số dụng cụ đơn giản có sử dụng đến máy nén thủy lực
Học sinh tích cực quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét
4. Kiến thức liên môn: Môn Công nghệ, môn sinh học
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bình thông nhau, cốc chứa nước, hình vẽ về máy nén thủy lực
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh lớp học và sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
H? Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào?Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
Trả lời: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV: giới thiệu về bình thông nhau, đưa ra một số ví dụ vè bình thông nhau 2 và nhiều nhánh. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta vào bài mới.
Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu bình thông nhau.
1. Mục tiêu. Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải thích và hiểu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh năm được trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 GV cho HS làmTN: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau.
GV: Khi không đổ nước nữa thì mực nước hai nhánh như thế nào?
GV: Nguyên tắc bình thông nhau được ứng dụng để làm gì?
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C8
GV yêu cầu HS trả lời C9
HS: Quan sát hiện tượng 
HS: Bằng nhau 
HS: Trả lời 
HS quan sát H8.8 và trả lời C8.
HS quan sát H8.9 và trả lời C9.
I. Bình thông nhau:
+ C5. 
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.
* Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng khác nhau, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở độ cao khác nhau.
 C8: Ấm có vòi cao hơn đựng nhiều nước hơn
C9: Quan sát mực chất lỏng ở nhánh B (ống trong suốt) ta biết được mực nước trong bình.
Năng lực hình thành: 
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ép thủy lực.
1. Mục tiêu. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ép thủy lực
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ép thủy lực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giới thiệu cấu tạo của máy ép thủy lực.
GV: Lấy tay tác dụng lực ép lên pít tông A, lực này gây 1 áp suất p lên mặt chất lỏng, chất lỏng này truyền áp suất đi nguyên vẹn tới pít tông B và gây ra lực ép F nâng pít tông lên pít tông B và gây ra lực ép nâng pít tông lên
F = p.S = S
H? Máy dùng chất lỏng được dùng trong trường hợp nào?
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C10.
S
A A
F
s
HS: nhắc lại cấu tạo
B
HS: nêu được nguyên tắc hoạt động của máy ép dùng chất lỏng.
HS làm việc cá nhân trả lời C10.
II. Máy ép thủy lực:
1. Cấu tạo:
Bộ phận chính của máy gồm: 2 ống hình trụ có tiết diện khác nhau: s và S nối thông với nhau trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có 1 pít tông
2. Nguyên tắc hoạt động
 Khi ta tác dụng 1 lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên. 
Ta có:
 = 
3. Ứng dụng
Máy ép dùng chất lỏng: dùng để ép dầu ép các kiện bông , ép mía đột dập các chi tiết máy
Phanh hãm dùng dầu: Tạo ra được lực hãm bằng nhau ở cả 4 bánh xe, nên hãm phanh được an toàn
C10. Tóm tắt:
f = 1000N
F = 50000N
S =? s
Giải
Ta có: = 
 Vậy S = 50s
Năng lực hình thành: 
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Trao đổi kiến thức (X1)
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Bình thông nhau
(K1) Nêu cấu tạo của bình thông nhau.
(K4) Nếu bình thông nhau chứa 3 chất lỏng khác nhau (không hòa tan) thì mực mặt thoáng ở 2 nhánh có như nhau không?
(K4) Bài tập 8.6SBT
Máy ép thuỷ lực
(K1) Nêu cấu tạo và hoạt động của máy ép thuỷ lực.
(K4) Bài tập 8.14SBT
V.Hướng dẫn về nhà
Về làm các bài tập 8.8 – 8.16 SBT
VI. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_8_bai_8_binh_thong_nhau_may_ep_thu.doc