Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2018-2019

Nội dung

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:

Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển

-Áp suất này tác dụng theo mọi phương

1.Thí nghiệm 1

C1: khi hút hết không khí trong hộp ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn áp suất trong hộp nên nó làm vỏ hộp bị bẹp lại.

2.Thí nghiệm 2

C2: Nước không chảy ra vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất do trọng lượng cột nước gây ra

 C3: Áp suất do trọng lượng của nước cộng với áp suất không khí trong ống lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài.

3.Thí nghiệm 3

C4: Vì không khí trong quả cầu lúc này không có (chân không) nên áp suất trong bình bằng 0. Áp suất khí quyển ép 2 bán cầu chặt lại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 
TIẾT 9
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Ngày soạn: 16/10/2018
Ngày dạy: 22/10/2018 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
- Học sinh mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
- Lấy được ví dụ về áp suất khí quyển
2.Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển.
3.Thái độ: ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập
- Chú ý đến việc sử dụng các dụng cụ có sử dụng áp suất khí quyển.
- Từ các hiện tượng thực tế về áp suất khí quyển học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn.
4. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn sinh học, môn thể dục.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Một ống thủy tinh dài 10-15cm, tiết diện 2-3 mm, một cốc nước.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ SGK
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp.
Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
H? So sánh áp suất gây ra bởi chất rắn và áp suất gây ra bởi chất lỏng?
Hãy viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu rõ các đại lượng trong công thức?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Khi lộn ngược một cốc nước được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước (H9.1 SGK) thì nước có chảy ra ngoài không? Vì sao? 
GV Đặt vấn đề và vào bài.
Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển. 
1. Mục tiêu: Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Rút ra nhận xét về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Cho 1 hs đứng lên đọc phần thông báo ở sgk
GV: Vì sao không khí lại có áp suất? Áp suất này gọi là gì?
GV: Làm TN như H9.2
GV: Em hãy giải thích tại sao?
GV: Làm TN2:
GV: Nước có chảy ra ngoài không? Tại sao?
GV: Nếu bỏ ngón tay bịt ra thì nước có chảy ra ngoài không? Tại sao?
GV: Cho HS đọc TN3 SGK.
GV: Em hãy giải thích tại sao vậy?
GV: Thống nhất câu trả lời và cho HS ghi vào vở.
HS: Thực hiện
HS: Vì không khí có trọng lượng nên có áp suất tác dụng lên mọi vật, Áp suất này là áp suất khí quyển.
HS: Quan sát
HS: Vì khi hút hết không khí trong hộp ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn atrong hộp nên vỏ hộp bẹp lại.
HS: Quan sát
HS: Nước không chảy được ra ngoài vì áp suất khí quyển đẩy từ dưới lên lớn hơn trọng lượng cột nước.
HS: Nước chảy ra vì áp suất trong ống nhỏ hơn áp suất bên ngoài tác dụng vào
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển 
-Áp suất này tác dụng theo mọi phương
1.Thí nghiệm 1
C1: khi hút hết không khí trong hộp ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn áp suất trong hộp nên nó làm vỏ hộp bị bẹp lại.
2.Thí nghiệm 2
C2: Nước không chảy ra vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất do trọng lượng cột nước gây ra
 C3: Áp suất do trọng lượng của nước cộng với áp suất không khí trong ống lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài.
3.Thí nghiệm 3
C4: Vì không khí trong quả cầu lúc này không có (chân không) nên áp suất trong bình bằng 0. Áp suất khí quyển ép 2 bán cầu chặt lại.
Năng lực hình thành 
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lý (P3)
Trao đổi kiến thức (X1)
Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống (X2)
Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý (X7).
Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)
Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân (C2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bước vận dụng:
1. Mục tiêu: Giải thích các hiện tượng về áp suất khí quyển. 
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải thích được các hiện tượng về áp suất khí quyển. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Em hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
GV: Hãy nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển?
GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu C13
HS: Nước không chảy xuống được là vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất do trọng lượng cột nước gây ra
 HS: Trả lời C13
II. Vận dụng:
 C8: Nước không chảy xuống được vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất do trọng lượng cột nước gây ra.
C13: Không tính trực tiếp công thức tính áp suất khí quyển: p = d. h
Vì: Nếu đo trực tiếp độ cao của cột không khí thì sẽ không chính xác
Năng lực hình thành: 
Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lý (P3)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình một cách phù hợp (X6).
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Áp suất khí quyển
(K1) Nêu nhận xét tác dụng của áp suất khí quyển.
(K1) Giải thích hiện tượng nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?
(K4) Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?
(K4) Làm bài tập 9.5SBT
V.Hướng dẫn về nhà
- Làm BT 9.1 đến 9.6 SBT và cho học sinh lấy thêm ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển
- Học thuộc ghi nhớ SGK- chuẩn bị ôn tập các câu hỏi cuối chương I
VI. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_9_bai_9_ap_suat_khi_quyen_nam_hoc.doc