Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Vật lý lớp 6, 7, 8

Tên chủ đề: Kiểm tra 1 tiết-Vật lý 6-Hk2

I.Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định:

1.Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.

- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Vật lý lớp 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chủ đề: Điện học-kt1t VL7
I.Chuẩn kiến tthức, kỹ năng quy định:
1.Kiến thức:
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
2.Kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
II.Nội dung
Câu
Nội dung câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ yêu cầu HS phải làm qua đó có thể đánh giá trình độ phát triển năng lực của HS
Năng lực thành phần chuyên biệt vật lí được hình thành. (ghi rõ nội hàm)
NLTPCB, các cấp độ năng lực 
(kí hiệu)
Chuẩn kiến thức kĩ năng quy định
1(1,5 điểm)
Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Tái hiện kiến thức vật lý
K1-I
2(2,0 điểm)
-Nêu được đặc điểm của chất dẫn điện, chất cách điện. -Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Trình bày kiến thức vl
-K2-I
3(2,0 điểm)
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
So sánh và đánh giá các khía cạnh vl....
K3-II
4(2,0 điểm)
-Nêu được biểu hiện của các tác dụng của dòng điện.
-Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. 
Trình bày kiến thức vl
Vận dụng kiến thức
-K1- I
-K2-II
5(2,5 điểm)
-Vẽ được sơ đồ của mạch điện đã được quy ước.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Vận dụng kiến thức
-K4 - II
-K1 - I
ĐỀ:
Câu 1: (1,5 Điểm) 
Có thể nhiễm điện cho một vật bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những khả năng nào?
Câu 2: (2 Điểm) 
- Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? 
- Mỗi chất lấy 3 ví dụ minh họa.
Câu 3: (2 Điểm) 
Giải thích tại sao khi cánh quạt thổi gió mạnh thì sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí. 
Câu 4: (2 Điểm) 
-Dòng điện là gì? Dòng điện đã gây ra những tác dụng nào ? 
-Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh họa .
Câu 5: (2,5 Điểm) 
Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng và một số dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
BIỂU ĐIỂM
1
Có thể làm vật nhiễm điện là cho vật này cọ sát lên vật kia
Vật nhiễm điện có khả năng hút vật khác
Vật nhiễm điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua
Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua
Vd: chất dẫn điện: dây đồng, nhôm,chì
Vd: chất cách điện: nhựa, cao su, gỗ khô
Có thể Hs cho ví dụ khác vẫn ghi điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
- Nêu được ý cánh quạt và không khí cọ sát với nhau làm cho chúng bị nhiễm điện nên hút chặt vào nhau.
2đ
4
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích
Dòng điện có các tác dụng: phát sáng, từ, hóa học và sinh lý.
Mỗi ví dụ ghi
0,5đ
0,5đ
0,25đ
5
 + _
 K
Vẽ và sắp xếp đúng vị trí các phần tử trong sơ đồ
Vẽ đúng mũi tên chỉ chiều dòng điện 
2 đ
0,5đ
Tên chủ đề: Kiểm tra 1 tiết-Vật lý 6-Hk2
I.Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định:
1.Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.
- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
- Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình.
- Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
II.Nội dung
Câu
Nội dung câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ yêu cầu HS phải làm qua đó có thể đánh giá trình độ phát triển năng lực của HS
Năng lực thành phần chuyên biệt vật lí được hình thành. (ghi rõ nội hàm)
NLTPCB, các cấp độ năng lực 
(kí hiệu)
Chuẩn kiến thức kĩ năng quy định
1 
(2điểm)
-Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất răn, chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Vận dụng kiến thức VL
K1 . I
2
(2điểm)
Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
Vận dụng kiến thức VL
K4. II
3
(3điểm)
 Biết sử dụng kỹ năng quan sát thí nghiệm mô tả hiện tượng vật lý về sự nở vì nhiệt của chất khí.
 Xử lý kết quả thí nghiệm VL 
P8.II
4
(3điểm)
Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
Sử dụng kiến thức VL
K4.II
ĐỀ
Câu 1: Nêu một ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, rắn, khí?
Câu 2: Nêu công dụng của nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu?
Câu 3: Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?
Hình 2
Câu 4: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục:
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
Nhiệt độ (OC)
20
30
40
50
60
70
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2 điểm) 
Nêu được ví dụ về sự nỡ vì nhiệt của chất rắn trong thực tế
Nêu được ví dụ về sự nỡ vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế
1 điểm
1 điểm
Câu 2 (2 điểm) 
Ứng dụng của một số nhiệt kế:
 - Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước.
 - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
 - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3. (3 điểm)
 - Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.
 - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.
1,5 điểm
1,5 điểm
Câu 4. (3 điểm)
 - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
- Mô tả được sự tăng nhiệt độ theo từng giai đoạn
1,5 điểm
1,5 điểm
Tên chủ đề: Nhiệt học-Vật lý 8
I.Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình:
1.Kiến thức:
-Nhiệt năng là gì?
-Các cách làm biến đổi nhiệt năng?
-Thế nào là dẫn nhệt?
-Tính dẫn nhiệt của các chất?
-Thế nào là đối lưu?
-Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt như thế nào?
-Khái niệm năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu?
-Nêu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?
2.Kĩ năng
- Rèn kỹ năng giải bài toán về công suất 
- Xác định đại lượng tỏa nhiệt, thu nhiệt?
II.Nội dung
Câu
Nội dung câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ yêu cầu HS phải làm qua đó có thể đánh giá trình độ phát triển năng lực của HS
Năng lực thành phần chuyên biệt vật lí được hình thành. (ghi rõ nội hàm)
NLTPCB, các cấp độ năng lực 
(kí hiệu)
Chuẩn kiến thức kĩ năng quy định
1
(3 điểm)
Nêu được nguyên lý truyền nhiệt giữa hai vật
Trình bày kiến thức VL
K1 . I
2
(2 điểm)
Trình bày được khái niệm nhiệt năng, vận dụng giải thích được sự tăng giảm nhiệt năng phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ.
Trình bày kiến thức VL
Vận dụng kiến thức VL
K2.II
3
(2điểm)
Vận dụng được công thức vật lý, tính toán các dự kiện trong thực tế về công suất.
 Vận dụng kiến thức VL
K4 .I
4
(3 điểm)
Vận dụng tính được nhiệt lượng thu vào của một vật khi tăng nhiệt độ. 
Vận dụng kiến thức VL
K4.II
Đề ra
Câu 1: Em hãy cho biết nguyên lý truyền nhiệt khi hai vật trao đổi nhiệt cho nhau. 
Câu 2: Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
Câu 3: Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.
Câu 4: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 250C. Để đun sôi ấm nước này cần phải sử dụng một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt bằng 4200J/kg.K và 880J/kg.K; (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm) Nêu được ba nguyên lí truyền nhiệt:
+ Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.	(1đ)
+ Nhiệt được truyền cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.	(1đ)
+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.	(1đ)
Câu 2: (2 điểm)
+ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật 	(1 đ).
	+ Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật tăng 	 (0,25 đ).
 Tại vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (động năng tăng) dẫn đến nhiệt năng của vật càng lớn 	(0,75 điểm).
Câu 3: (2 điểm)
	+ A = 10000 . 40 = 400000 (J), (0,5 điểm); t = 2h = 7200 (s), 	(1 điểm)
	+ P = , 	(1 điểm).
(Nếu viêt đúng công thức, chấm 0,25 điểm, kết quả không ghi đơn vị, trừ 0,25 điểm).
Câu 4: (3 điểm)
	+ Phần tóm tắt trong đó có ghi V = 2 lít => m2 = 2 kg 	(0,25 điểm)
	+ Viết đúng công thức (0,25 điểm) và tính nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là 33000 (J) (0,75 điểm). 
	+ Viết đúng công thức (0,25 điểm) và tính nhiệt lượng nước thu vào là 630000 (J)
 (0,75 điểm). 
+ Tính đúng nhiệt lượng cần cung cấp 663000(J)	 (0,75 điểm).

File đính kèm:

  • docBai_24_Cong_thuc_tinh_nhiet_luong_20150725_092738.doc