Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Chính tả :

NGHE-VIẾT: TÌM NGỌC

I.MỤC TIÊU.:

 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện tìm ngọc.

 - Làm đúng bài tập2, bài tập3a

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Bảng phụ; VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Kiểm tra kiến thức: 5’

 Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau:

 nối nghiệp, nông gia, ngọn cỏ, ngoài đồng.

Gv nhận xét tuên dương

B. Dạy bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.3’

GV nêu MĐ, YC của tiết học.

Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

GV đọc đoạn cần viết chính tả. Gọi 2 HS đọc lại.

Hỏi: Chữ đầu đoạn viết như thế nào?

HS viết vào bảng con : Long Vương, mưu mẹo.

b. GV đọc, HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.

c. Chấm bài, chữa lỗi.

 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 10’

 

doc19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Do đâu chàng trai có viên ngọc quý? ( Anh gặp bọn trẻ định giết hại con rắn nên đã bỏ tiền ra mua,)
+ Ai đã đánh tráo viên ngọc? (Người thợ kim hoàn)
+ Ở nhà người thợ kim hoàn, Chó và Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại ngọc? (Mèo bắt chuột đi tìm ngọc)
+ Khi ngọc bị cá đớp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc? (rình bên sông, .Mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy)
+ Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc? (Giả vờ chết để lừa quạ)
+ Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó (thông minh, tình nghĩa)
Hoạt động 4. Luyện đọc lại (18’)
- HS chia nhóm luyện đọc lại bài. Gọi 1 số nhóm đọc bài
- 3 HS thi đọc lại toàn bài.
- Tuyên dương học sinh đọc bài tốt.
C. Củng cố, dặn dò (2’)
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài để chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
-Nhận dạng và gọi đúng tên các hình tứ giác và hình chữ nhật đã học. - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết vẽ hình theo mẫu.
 * Cả lớp làm bài 1,2,4. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra kiến thức : 5’
 Cả lớp đặt tính và làm vào bảng con: 48 + 48
 1 em nêu cách thực hiện, GV và cả lớp nhận xét .
B. Bài mới:
Hoạt động 1 .Giới thiệu bài:1’
Hoạt động 2. Thực hành: 27’
Bài 1: 2 em nêu yêu cầu bài tập( Mỗi hình dưới đây là hình gì?) 
 GV đính bảng phụ lên. HS quan sát và thảo luận theo cặp.
 Đại diện các nhóm lên gắn thẻ từ tương ứng với mỗi hình.
3 học sinh nhắc lại tên các hình trên bảng.
a, Hình tam giác.
b,c. Hình tứ giác.
d,g. Hình vuông.
e. Hình chữ nhật.
Bài 2: ( Cá nhân ) 2 em nêu yêu cầu bài. HS vẽ vào vở.
a, Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
GV hướng dẫn HS cách vẽ. Chấm 1 điểm sau đó dùng thước đo từ điểm đó và quan sát thước đo đến vạch số 8, thì ta chấm điểm thứ hai. Sau đó dùng thước nối 2 điểm lại. 
b, Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
 GV yêu cầu HS so sánh độ dài 2 đoạn thẳng. HDẫn HS đổi 1dm= ...cm 
 Cách vẽ tương tự như câu a. 
Củng cố vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
GV chấm bài, nhận xét.
2 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên đoạn thẳng đó.
Bài 3 : - Dành cho HSNK:- Cho HS đọc yêu cầu bài. Nêu 3 điểm thẳng hàng ( dùng thước thẳng để kiểm tra.)
 A. 
	 I
 . B
 D.	 E. C.
- HS dùng thước kiểm tra và nêu ba điểm thẳng hàng: A,B, E ; D, B, I
- HS năng khiếu làm
- GV nhận xét. - 
Bài 4: Trò chơi “Vẽ đúng, vẽ nhanh”
- GV vẽ mẫu lên bảng 
- 2 HS lên bảng thi nhau vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
- GV chấm bài cho HS.
Hoạt động 3. Củng cố dặn dò:2’Nhận xét tiết học
________________________________________
Buổi chiều : Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân. 
 -Xem lịch để biết số ngày trong một tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
 -Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
 Cả lớp làm bài tập 1,2(a,b), 3(a), 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Cân đồng hồ, tờ lịch, mô hình đồng hồ, đồng hồ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:2’ 
Hoạt động 2. Ôn tập: 32’’
Thực hiện cân 3 quả cam, đường, gạo, 
Học sinh nhìn số đo trên cân đọc to số đo mỗi vật.
Bài tập 1: (miệng)
- 2HS nêu yêu cầu: a. Con vịt nặng mấy ki lô gam? (3 kg)
 b. Gói đường nặng mấy ki lô gam?
 c. Lan cân nặng mấy ki lô gam?
- HS quan sát tranh ở SGK và trả lời.
 a. 3kg b. 4 kg c. 30 kg
- GV nhận xét.
Bài 2 a,b: Học sinh làm việc theo cặp.
Học sinh hỏi đáp theo cặp.
 Gọi nhiều em trả lời câu hỏi
 Lớp và giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng. - Cả lớp chữa bài
Bài 2 ( c ) Dành cho Hs năng khiếu 
Bài 3(a): Xem tờ lịch ở bài 2 rồi cho biết:
Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy? ..thứ tư.
Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy?..thứ sáu.
Gv cùng Hs nhận xét 
Bài 4: Học sinh nhìn đồng hồ rồi nêu các hoạt động ở trường của bạn. 
HS hỏi đáp trước lớp theo cặp.
Các bạn chào cờ lúc mấy giờ? ( Các bạn chào cờ lúc 7 giờ)
Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ? ( Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ)
1 số Hs nhận xét 
Hoạt động 3. Cũng cố dặn dò:1’Nhận xét tiết học 
 _________________________________________ 
Kể chuyện
 TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại được nội dung đoạn của câu chuyện (BT1)
 - HS NK kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ đoạn 1, 2 của chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Khởi động:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “ Con chó nhà hàng xóm" và nêu nội dung câu chuyện.
 - Nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2. Hướng dẫn kể chuyện
 - Lớp trưởng điều khiển cả lớp đọc SGK tìm hiểu yêu cầu tiết kể chuyện
2.1. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm
 HS kể lại chuyện trong nhóm.
 Đại diện nhóm lên trình bày.
 Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể. Đối với HS yếu GV nêu các câu hỏi gợi ý.
 Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp.
 GV khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên
 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện:
Nhóm trưởng điều khiển các bạn kể trong nhóm .
 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
 Gọi HS nối tiếp nhau kể. 
 Sau mỗi lần kể các nhóm nhận xét về các mặt: nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
 - Nhận xét giờ học khen những HS kể hay.
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe
______________________________________
Tập viết
CHỮ HOA O
I. MỤC TIÊU.
-Viết đúng chữ hoa O 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ.)
-Chữ và câu ứng dụng:Ong( 1dòng cỡ vữa, 1 òng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn ( 3 lần).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chữ hoa O
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra : 5’
Học sinh viết bảng con:N, Nghĩ. Cả lớp viết bảng con.
Gv nhận xét 
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1 .Giới thiệu bài: 2’
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa O.
O O O O
- GV gắn chữ mẫu lên bảng, HS quan sát và trả lời.
? Chữ O hoa có độ cao mấy li. ?Có mấy nét. - HS trả lời.
- Hướng dẫn cách viết.
 - GV viết mẫu kết hợp giải thích: Điểm đặt bút trên đường kể 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, dừng bút ở phía trên đường kể 4.
b.Hướng dẫn HS viết bảng con. .
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ong bay bướm lượn
Ong bay bướm lượn
Giáo viên giải nghĩa: Câu văn tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và rất thanh bình.
Học sinh quan sát , nhận xét.
Hướng dẫn học sinh viết chữ Ong vào bảng con.
Gv nhận xét sửa sai 
4. Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở
Học sinh viết từng dòng. Giáo viên hướng dẫn thêm.GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết đúng quy trình, và nội dung.
5 . Hoạt động 5. Cũng cố dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở bài HS hoàn thành viết. Tuyên dương những em viết đẹp
Thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2021
Toán
 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU.
 - Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 - BT cần làm: Bài 1,2,3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: ( Cá nhân ) 
HS đọc bài toán , tóm tắt và giải vào vở.
Tóm tắt: 	 Bài giải
Buổi sáng : 48 l	Cả hai buổi bán được là:
Buổi chiều : 37 l 48 + 37 = 85 (lít)
Cả hai buổi : .....l?	 Đáp số: 85 l
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét. 
Bài 2: ( Cặp đôi ) 
B1. HS thảo luận N2 đọc bài toán, tóm tắt 
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? (Dạng toán về ít hơn)
- HS tóm tắt: Bình 32 kg
 An 6 kg
	 ? kg
B2 – Hs làm bài vào vở 
 Bài giải
 An cân nặng là:
 32 – 6 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 3: ( Cá nhân ) Làm vào vở 
HS đọc bài toán, tóm tắt và giải vào vở:
Tóm tắt: Lan 24 bông hoa
 Liên 16 bông
	 ? bông hoa
- HS giải vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Hoạt động 3. Dặn dò: (1’)
- Các em về ôn lại bài xem trước bài sau.
Tập đọc
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ.
I. MỤC TIÊU :
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu nội dung: Loài gà có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG:
-Tranh ở SGK, Bảng phụ viết câu dài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra: (5’)
- 2HS đọc tiếp nối nhau bài Tìm ngọc (mỗi em đọc 1 đoạn)
- GV nhận xét .
B.Bài mới: 28 ’
Hoạt động 1.Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2.Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu bài văn với giọng kể tâm tình.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
 + HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong N2
 + HS tiếp nối nhau đọc từng câu trước lớp
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó: gõ mỏ, dắt, kiếm mồi, roóc roóc, nũng nịu.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc đúng các câu dài.
- Từ khi gà con nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ//.
- Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
- HS đọc cá nhân, lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp lần 2
- HS đọc chú giải ở SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc nhóm 3 em.
- Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 * Tổ chức cho hs làm việc N4. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời các câu hỏi trong sách.
- Gà con biết nói chuyện với gà mẹ từ khi nào? (khi chúng còn nằm trong trứng)
- Khi đó, gà mẹ nói chuyện với gà con bằng cách nào? .(gà mẹ gõ vào trứng, gà con nũng nịu đáp lời mẹ).
- HS đọc thầm các đoạn còn lại trả lời.
- Nói lại cách gà mẹ báo hiệu cho con biết “không có gì nguy hiểm” (gà mẹ kêu đều đều “Cúc, cúc, cúc”).
- Cách gà mẹ báo cho con biết”có mồi ngon , lại đây” (gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “Cúc, cúc, cúc”).
- Cách gà mẹ báo cho con biết “Tai hoạ, nấp nhanh!” (gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp”roóc, roóc”).
 * GV kiểm tra lại kết quả của các nhóm, nhận xét.
4.Luyện đọc lại.
- GV nhắc lại cách đọc bài: Nhịp chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều, đều...nhịp đọc hơi nhanh khi mẹ báo cho các con có mồi ngon, lại mau. giọng căng thẳng khi gà mẹ báo tin có tai hoạ.
-HS đọc bài.
GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Bài văn giúp em hiểu điều gì. ?.
GV: Loại gà củng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, thương yêu nhau như con người.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ xem lại bài, đọc trước bài tuần 18.
______________________________________
Chính tả :
NGHE-VIẾT: TÌM NGỌC
I.MỤC TIÊU.:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện tìm ngọc.
 - Làm đúng bài tập2, bài tập3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ; VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra kiến thức: 5’
 Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau: 
 nối nghiệp, nông gia, ngọn cỏ, ngoài đồng...
Gv nhận xét tuên dương 
B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.3’
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn cần viết chính tả. Gọi 2 HS đọc lại.
Hỏi: Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
HS viết vào bảng con : Long Vương, mưu mẹo...
b. GV đọc, HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm bài, chữa lỗi.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 10’
Bài tập 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm rồi làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu BT, GV chọn cho HS TB làm bài 2b; 
GV nêu yêu cầu bài – Thảo luận cặp đôi cách làm bài , sau đó HS làm vào VBT. Kiểm tra kết quả trong nhúm.
- GV mời đại diện 1 nhóm làm xong bài ở bảng phụ lên dán trên bảng lớp; sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Nhiều HS đọc lại các từ ngữ đã được điền hoàn chỉnh.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò : 2’
GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch, đẹp.
 Nhắc nhở những HS viết bài chưa đẹp, sai lỗi chính tả về chép lại bài.
____________________________________
 Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021
Thể dục:
 TRÒ CHƠI: “VÒNG TRÒN” VÀ “NHANH LÊN BẠN ƠI!”
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi 
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
 Sân trường; còi, 4 cờ nhỏ có cán; kẻ sân chơi 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Hoạt động 1. Phần mở đầu :7’ 
Gv phổ biến ND , YC giờ học 
HS xoay các khớp : cổ chân , đầu gối , hông 
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu 
 Ôn bài thể dục phát triển chung 
Hoạt động 2. Phần cơ bản 23’
+Ôn trò chơi : Vòng tròn :
Giáo viên hướng dẫn chơi, cho học sinh chơi thử 
Tổ chức cho học sinh chơi 
+Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi!:
Giáo viên nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức 
Hoạt động 3. Phần kết thúc : 5’
HS đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát 
HS múa tập thể 1 bài 
GV nhận xét tiết học 
_________________________________________
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
I. MỤC TIÊU. 
-Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. 
-Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
-Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ
-Giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
 HS làm bài; 1( cột 1, 2, 3); bài 2 ( cột 1, 2); bài 3:( a,b); bài 4.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
HĐ1.Giới thiệu bài: 3’
HĐ2.Thực hành:30’
-Học sinh lần lợt đọc yêu cầu bài.
Học sinh làm bài tập. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm.
Chấm chữa bài: 
Bài 1: Học sinh nối tiếp nêu kết quả
12 – 4 = 8 ..
15 – 7 = 8
13 – 5 = 8
Bài 2: 2 học sinh chữa bài ở bảng.
 28 + 19 73 – 35
Củng cố đặt tính và tính.
Bài 3: Củng cố cách tìm thành phần cha biết của phép cộng, phép trừ. 3 em chữa bài.
 x + 18 = 62 x – 27 = 37 40 - x = 8
 x = 62 – 18
 x = 44
Bài 4: Học sinh đọc bài toán.
Tìm hiểu bài toán. 
1 học sinh giải ở bảng.
 Bài giải
Lợn bé nặng số ki lô gam là:
92 – 16 = 76 (kg)
 Đáp số: 76 kg
HĐ3.Củng cố dặn dò:2’ Nhận xét tiết học 
________________________________________
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI- CÂU KIỂU AI - THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: 
 Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh (BT1 );bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh (BT2 ,BT3 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
 Thẻ từ ở bài tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.:
A. Kiểm tra kiến thức : 5’
3 HS lên đặt 3 câu có 3 từ chỉ đặc điểm của vật
GV nhận xét 
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1 . Giới thiệu bài: 2’
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bà tập:26’
Bài 1: ( Miệng ) GV treo các bức tranh con vật lên bảng.
Các nhóm thảo luận các từ chỉ đặc điểm của mỗi con vật.
4 HS lên đính các từ chỉ đặc điểm dưới mỗi con vật cho phù hợp.
GV nêu các câu tục ngữ: khỏe như trâu, nhanh như thỏ, chậm như rùa
Bài 2: Nhóm 4. 
- 1HS nêu yêu cầu: Thêm mỗi từ so sánh vào mỗi từ sau đây.
 + đẹp, cao, khoẻ;
 + nhanh, chậm, hiền;
 + trắng, xanh, đỏ;
M: đẹp đẹp như tiên.
- GV phát phiếu học tập
- HS làm việc cá nhân
- HS thảo luận ghi vào bảng phụ.
- Đại diện 1 nhóm lên gắn bảng phụ , Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt ý.
. Đẹp như tranh (như hoa, như tiên, như mơ như mộng)
Cao như sếu (như cái sào)
Khoẻ như trâu (như bò, như voi, như hùm)
Nhanh như chớp (như điện, như cắt, như sóc) ...
Bài 3. ( Viết ) 1 HS nêu yêu cầu. Dùng cách nói trên để viết nốt các câu sau: 
M: Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.
HS làm bài vào vở.
Gọi một số HS đọc bài.
GV viết bảng những câu hoàn chỉnh.
Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve./Tròn như hạt nhãn ...
Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung/mượt như tơ ...
 Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non/như 2 cái mộc nhĩ tí hon ...
Gv chấm , chữa bài 
Hoạt động 3. Cũng cố dặn dò:2’ GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Chính tả:
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. MỤC TIÊU: 
-Chép chính bài chính tả, trình bày đoạn văn có nhiều dấu câu trong bài: Gà “tỉ tê” với gà
-Làm được bài BT2 hoặc BT(3) b.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra kiến thức : 5’
2 học sinh viết bảng: dừng lại, mùi khét, 
GV nhận xét 
B. Dạy bài mới:
Hoạt đông 1. Giới thiệu bài: 1’
Hoạt đông 2.Hướng dẫn viết chính tả:21’
Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại bài.
Đoạn viết nói về con vật nào? ....nói về con gà.
Đoạn văn này nói điều gì?
Đoạn văn có mấy câu? Cần dùng dấu câu nào ghi lại lời gà mẹ.	
Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: thong thả, miệng, nguy hiểm lắm
Học sinh chép bài vào vở . GV theo dõi uốn nắn 
Gv chấm 1 số bài nhận xét 
Hoạt đông 3. Hướng dẫn làm bài tập: 7’
Bài 2 . ( Cá nhân ) 1 học sinh nêu yêu cầu . Cả lớp làm bài vào vở: 
2 em chữa bài. GV và cả lớp nhận xét.
 Điền vào chỗ trống ao hay au: sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào, 
Bài 3( b): Học sinh nối tiếp nêu từ của mỗi câu.
	 Bánh tét, eng éc, khét, ghét	
Hoạt đông 4. Củng cố dặn dò: 1’Nhận xét tiết học
________________________________________
 Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2021
Thể dục
SƠ KẾT HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU : 
-Biết và thực hiện cơ bản đúng các nội dung đã học trong học kì 1.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN : Sân trờng sạch sẽ, Còi, kẻ vòng
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1 . Phần mở đầu: 7’
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối
Đi thờng 2 – 3 hàng dọc và hát.
Hoạt động 2. Phần cơ bản: 23’
 GV sơ kết học kì 1.
Sơ kết học kì 1.
GV hệ thống lại những kiến thức đã học.
Công bố kết quả học tập ,tuyên dơng một số em có thành tích học tập.
Trò chơi: Vòng tròn:
Giáo viên hớng dẫn học sinh chơi theo đội hình vòng tròn.
Học sinh chơi.
Hoạt động 3 . Phần kết thúc: 5’
 HS tập động tác cúi ngời thả lỏng.
 HS nhảy thả lỏng.
GV nhận xét tiết học.
_________________________________________
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU : 
-Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
-Tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. 
-Biết tìm một thành phần chưa biết của tính cộng hoặc phép trừ.
-Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
* Cả lớp giải bài 1( cột 1,3,4); bài 2 cột 1,2; bài 3(b); bài 4. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 1’
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập :32 ‘
Bài 1: Tính 
HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng.
35 40 
+ +
 35 60
 70 100
Gv cùng Hs nhận xét 
Bài 2: Tính
GV cho HS chép bài vào vở, tính từ trái sang phải
1HS lên bảng, chú ý cách trình bày
 14 – 8 + 9 = 15 – 6 + 3 =
 5 + 7 – 6 = 8 + 8 – 9 =
16 – 9 + 8 = 11 – 7 + 8 =
Bài 3;b GV yêu cầu HS nêu kết quả tìm số bị trừ , số trừ , hiệu
 Số bị trừ 
 44
 
 64
 90
 Số trừ 
 18
 36

 38
 Hiệu 

 27
 34

Bài 4: 1 học sinh giải ở bảng: 
 Bài giải 
Can to có số lít dầu là:
14 + 8 = 22 ( l)
Đáp số: 22 l
Gv chấm , chữa bài 
Hoạt động 3.Cũng cố dặn dò:2’ Nhận xét tiết học
 Tiếng việt: 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT1+2 )
I. MỤC TIÊU:	
 - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I (phát âm rõ ràng, biết ngưng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn dã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2); biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học(BT3).
 - HS NK đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 40 tiếng / phút).
Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác ( BT2)
- Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúngCT ( BT3)
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên các bài tập đọc ở SGK. - 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1 . Giới thiệu bài: 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
Hoạt động 2. Kiểm tra đọc: (7-8 em) 15’
GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài.
HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài.
HS đọc bài .
GV nêu câu hỏi.
HS trả lời.
GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 3. (miệng) Hướng dẫn HS tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho: 
1HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
HS làm vào giấy nháp và đọc lên.
GV gạch chân: Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm,núi non.
Hoạt động 4. Viết bản tự thuật: (viết)
1HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
 HS làm bài và đọc lên.
 GV nhận xét.
Hoạt động 5. Tự giới thiệu: (miệng)
 3HS đọc yêu cầu bài, cả lớp 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc