Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn được về con vật mình biết (BT3)

 2. Kỹ năng : Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc)

 HS khá, giỏi biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/ phút.

 3. Thái độ : BVMT: Giáo dục ý thức góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

 - Học sinh : SGK, vở.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc28 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề bài tập 3.
- HS tự làm bài vào Vở bài tập 
- Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài của HS. 
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể những điều em biết về bốn mù
- Hát
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài.
- Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
Toán
 Số 0 trong phép nhân và phép chia
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0
 Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
 Biết số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 Biết không có phép chia cho 0.
 2. Kỹ năng : Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bộ thực hành Toán. Bảng phụ. 
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Số 1 trong phép nhân và phép chia.
- Sửa bài 3
a) 4 x 2 = 8; 8 x 1 = 8 viết 4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
b) 4 : 2 = 2; 2 x 1 = 2 viết 4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
c) 4 x 6 = 24; 24 : 1 = 24 viết 4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu:
- Số 0 trong phép nhân và phép chia.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (7’) Giới thiệu phép nhân có thừa số 0.
Mục tiêu : HS biết số nào nhân cho 0 cũng bằng 0 và ngược lại .
Phương pháp : Trực quan, hỏi đáp. Dựa vào ý nghĩa phép nhân, GV hướng dphép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
	0 x 2 = 0 + 0 = 0,	vậy 	0 x 2 = 0
	Ta công nhận:	2 x 0 = 0
- Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
	0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0	vậy 0 x 3 = 3
	Ta công nhận:	 3 x 0 = 0
- Cho HS nêu lên nhận xét để có:
	+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
	+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
v Hoạt động 2:(7’)Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0
Mục tiêu : HS biết số 0 chia cho số nào cũng bằng 0 .
Phương pháp : Trực quan, hỏi đáp .
- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau:
- Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 
0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 ; 0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 
- Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
GV nhấn mạnh:Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.
- GV nêu chú ý quan trọng: Không có phép chia cho 0.
- Chẳng hạn: Nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 (điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS). Hoạt động 3: (13’) Thực hành
Mục tiêu : HS biết dựa vào phép nhân, chia cho 0 để thực hành các bài tập .
Phương pháp : Luyện tập , thực hành .
+ Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 x 4 = 04 x 0 = 0
+ Bài 2: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:0 : 4 = 0
+ Bài 3: Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn:
	0 x 5 = 0 0 : 5 = 0
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 3HS lên bảng sửa bài 3, bạn nhận xét.
- HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
 0 x 2 = 0	
 2 x 0 = 0
- HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
- HS nêu nhận xét:
+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Vài HS lặp lại.
- HS thực hiện theo mẫu:
- 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
-HS làm: 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
- 0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
- HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
- HS tính
- HS làm bài. Sửa bài.
- HS làm bài. Sửa bài.
- HS làm bài. Sửa bài.
Tự nhiên xã hội
 Loài vật sống ở đâu?
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 2. Kỹ năng : Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.
 3. Thái độ : Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật .
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Băng hình (thế giới động vật), tranh ảnh con vật, mô hình con vật, phiếu học tập . 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) “Một số loài cây sống ở dưới nước” 
- GV cho HS đưa thẻ Đ, S .
- Cây hoa sen, cây lúa là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước ? Vì sao ?
- Cây lục bình, cây bèo, cây hoa súng là nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước ? Vì sao ?
- Lợi ích của cây bèo tấm và cây bèo dây là dùng để trang trí cho đẹp ?
- Nhị của cây hoa sen dùng để ướp trà, lá để gói sôi, cốm ,  hoa để trang trí.
- GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài : (1’) Loài vật sống khắp mọi nơi, để phân biệt được loài vật sống như thế nào ? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài “ Loài vật sống ở đâu ? ”
- GV ghi tựa .
4. Phát tiển các hoạt động :
+ Hoạt động 1 : (8’) Kể tên các con vật
Mục tiêu : HS biết kể tên các con vật.
Phương pháp : Trò chơi.
- GV cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên ”.
- GV đưa ra luật chơi : Em bị bắn tên sẽ nêu tên một con vật mà em biết rồi bắn tên cho một bạn khác .
- GV chia 3 dãy cho HS chơi thử .
Nhận xét : Lớp mình biết rất nhiều con vật . Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu . Để biết rõ, cô và các em sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.
+ Hoạt động 2 : (10’) Xem băng hình hoặc tranh.
Mục tiêu : HS biết kể tên các con vật và nơi sống của nó .
Phương pháp : Trực quan, thi đua, vấn đáp, giảng giải.
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập .
- Yêu cầu các em vừa xem phim vừa ghi vào phiếu học tập :
- GV gắn câu gợi ý lên bảng : Động vật trong phim tên gì và sống ở đâu ?
- GV làm nháp : Ví dụ “Voi sống ở đâu ?”
- GV mở băng hình cho HS xem .
- Yêu cầu nhóm nào xong gắn lên bảng .
- GV nhận xét :
+ Vậy động vật có thể sống ở những đâu ?
+ GV hỏi thêm : Sống ở trong rừng hay trên đồng cỏ nói chung lại là sống ở đâu ?
+ Vậy động vật sống ở những đâu ?
GV chốt ý - HS nhắc lại : Loài vật sống trên mặt đất, sống dưới nước và bay lượn trên không .
- Vừa rồi các em xem băng hình về thế giới động vật, các em đã nêu những nơi ở của loài vật. Nhưng để nắm rõ hơn vấn đề này . Bây giờ các bạn vào hoạt động 3 của tiết học là làm việc với SGK .
+ Hoạt động 3 : (10’) Làm việc với SGK .
Mục tiêu : HS biết kể tên các con vật nơi sống và ích lợi của nó qua trang vẽù .
Phương pháp :Trực quan, thực hành, động não 
- Yêu cầu HS mở SGK/56 .
- Yêu cầu quan sát hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó .
- 1 HS đọc yêu cầu ở trang 56 .
- Tiếp theo các em quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5 và miêu tả , trả lời yêu cầu về bức tranh . Nếu nêu đúng thì lớp vỗ tay , sai thì không vỗ tay .
- GV hỏi : Tại sao loài chim chỉ sống và bay lượn ở trên cao ?
- GV giáo dục, nói thêm : Thường thấy chim làm tổ và sống ở trên cao (cành cây, ngọn cây ,  ) đa số các loài chim hiền lành và quý  bảo vệ các loài chim.
- GV hỏi : Ngoài tranh vẽ, các em đã từng thấy voi ở đâu ? Chúng có đáng yêu và thông minh không ? 
- GV giáo dục , nói thêm : Voi cũng thích dầm mình dưới nước. Nhưng cuộc sống chủ yếu của chúng là trên mặt đất. Voi là động vật rất quý hiếm  bảo vệ loài voi sắp bị tiệt chủng vì giết chúng lấy ngà.
- GV nói về lợi ích của dê.
- GV lưu ý : Vịt , rắn  là loài vật sống được dưới nước và trên cạn.
- Giáo dục cho HS rắn cắn rất độc nên phải tránh xa nếu thấy rắn 
- GV giới thiệu cho HS biết về con cá ngựa.
- GV giáo dục : Bảo vệ tài nguyên dưới biển.
5. Củng cố : (7’)
- Vừa rồi cô thấy các em đã nêu và hiểu loài vật sống ở những đâu. Vậy bạn nào nhắc lại cho cô và các bạn biết loài vật sống ở những đâu ?
* Dặn dò : 
- Sưu tầm tranh ảnh trên báo về cuộc sống các loài vật .
- Chuẩn bị : Xem bài “ Một số loài vật sống trên cạn ”
- Hát
- HS đưa bảng Đ , S .
- Nếu đưa bảng sai thì giải thích vì sao sai .
- 1 HS nhắc lại tựa .
- HS tham gia chơi bắn tên giữa 3 dãy : Dãy nào nêu nhiều được cộng điểm .
- HS nhóm 6 
- Ở trong rừng .
- HS quan sát xong -> thảo luận, ghi nhớ và ghi vào phiếu .
- HS trình bày lên bảng .
- Đại diện từng nhóm đọc kết quả ghi được.
- Sống ở trong rừng, ở đồng cỏ, ao hồ, bay lượn trên trời , 
- Trên mặt đất .
- Trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không .
- HS quan sát, động não, phát biểu trả lời cá nhân, bạn khác nhận xét.
+ Tranh 1 : Đàn chim đang bay trên bầu trời  là loài vật bay lượn trên không.
+ Tranh 2 : Đàn voi đang đi trên đồng cỏ trong rừng, có chú voi con đi bên mẹ thật đáng yêu  là loài vật sống trên mặt đất.
+ Tranh 3 : Một chú dê có bộ lông vàng nâu rất đẹp  Là loài vật sống trên mặt đất.
+ Tranh 4 : Hai con vịt đang bơi lội trên mặt hồ, cạnh đó một con rắn nước  
+ Tranh 5 : Cảnh dưới biển có cá, tôm, ốc, san hô, rong rêu  là các loài vật sống dưới nước .
- Loài vật sống ở khắp mọi nơi : trên mặt đất, dưới nước và bay trên không 
- Gắn tiếp sức .
Thứ tư ngày	tháng	năm 2016
Tiếng Việt
 Ôn tập (tiết 3)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết đặt và trả lời câu hỏi với Ở đâu? (BT2, BT3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
 2. Kỹ năng : Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc)
 HS khá, giỏi biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/ phút.
 3. Thái độ : KNS: Giao tiếp:Ứng xử có văn hóa. Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi. 
 - Học sinh : SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập tiết 2
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (10’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
Mục tiêu : Đạt được kỹ năng đọc thành tiếng .
Phương pháp : Thực hành .
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
v Hoạt động 2: (9’) Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
Mục tiêu : HS nắm được cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
Phương pháp : Đàm thoại, thực hành.
+ Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
- HS tự làm phần b.
+ Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: (8’) Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác
Mục tiêu : HS biết đáp lại lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp .
Phương pháp : Sắm vai, thực hành.
- Bài tập yêu cầu các em đáp lời xin lỗi của người khác.
- 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Khi đáp lại lời xin lỗi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
- HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Ở đâu?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác.
- Hát
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?” 
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn).
- Đọc: Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Hai bên bờ sông.
- Hai bên bờ sông.
- Suy nghĩ và trả lời: trên những cành cây.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Bộ phận “hai bên bờ sông”.
- Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm.
- Câu hỏi: Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?/ Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án: 
b) Ở đâu trăm hoa khoe sắc?/ Trăm hoa khoe sắc ở đâu?
Đáp án:
a) Không có gì. Lần sau bạn nhớ cẩn thận hơn nhé./ Không có gì, mình về giặt là áo lại trắng thôi./ Bạn nên cẩn thận hơn nhé./ Thôi không sao./
b) Thôi không có gì đâu./ Em quên mất chuyện ấy rồi./ Lần sau chị nên suy xét kĩ hơn trước khi trách người khác nhé./ Không có gì đâu, bây giờ chị hiểu em là tốt rồi./
c) Không sao đâu bác./ Không có gì đâu bác ạ./
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi đã biết lỗi rồi.
Tiếng Việt
 Ôn tập (tiết 4)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nắm được một số từ ngữ về chim chóc (BT2); viết được một đoạn văn ngắn về một loài chim hoặc gia cầm (BT3)
 2. Kỹ năng : Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc)
 HS khá, giỏi biết đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/ phút.
 3. Thái độ : BVMT: Giáo dục ý thức góp phần bảo vệ môi trường sống của loài chim. Không tự ý bắt chim hoặc phá nơi sống của chúng
 KNS: Giao tiếp: Ứng xử có văn hóa. Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến 26. Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ. 
 - Học sinh : SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập tiết 3.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động : 
v Hoạt động 1: (8’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
Mục tiêu : HS đọc trơn và hiểu nội dung bài.
Phương pháp : Ôn tập .
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Hoạt động 2: (7’) Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc 
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về chim chóc .
Phương pháp : Trò chơi .
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để dành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 1: Các đội được quyền ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ 2 điểm, đội giải đố được cộng 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 1 điểm.
- Tổng kết, đội nào dành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
v Hoạt động 3: (12’) Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) về một loài chim hay gia cầm mà em biết
Mục tiêu : HS biết kể chuyện ngắn về một loài chim hay gia cầm .
Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập .
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Em định viết về con chim gì?
- Hình dáng của con chim đó thế nào? (Lông nó màu gì? Nó to hay nhỏ? Cánh của nó thế nào)
- Em biết những hoạt động nào của con chim đó? (Nó bay thế nào? Nó có giúp gì cho con người không)
- 1 đến 2 HS nói trước lớp về loài chim mà em định kể.
- Cả lớp làm bài vào Vở bài tập 
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Chia đội theo hướng dẫn của GV.
- Giải đố. Ví dụ:
Con gì biết đánh thức mọi người vào mỗi sáng? (gà trống)
Con chim có mỏ vàng, biết nói tiếng người. (vẹt)
Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. (sơn ca)
Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu: “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không” (chích bông)
Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực? (cánh cụt)
Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo? (cú mèo)
Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất? (công)
Chim gì bay lả bay la? (cò)
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS khá trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài, sau đó một số HS trình bày bài trước lớp.
Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Lập được bảng nhân 1, bảng chia 1
 Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0
 2. Kỹ năng : Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác. 
 3. Thái độ : Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bộ thực hàng Toán, bảng phụ.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Số 0 trong phép nhân và phép chia.
- Sửa bài 4:
	Nhẩm:	 2 : 2 = 1;	1 x 0 = 0.	
	Viết	 2 : 2 x 0 	= 1 x 0.
	= 0
	Nhẩm	0 : 3 = 0;	0 x 3 = 0.	
	Viết	0 : 2 	= 0 x 3
	= 0
- GV nhận 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2015_2016_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan