Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.

II/Đồ dùng:

Bảng phụ.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- GV chấm một số đoạn văn HS viết lại ở tiết trước.

- GV nhận xét.

B/Bài mới:

1/ Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu bài học

2/ Hướng dẫn ôn tập

Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi

 

doc26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS làm bài tập 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
-HS nhắc lại công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 2 em làm ở bảng để chữa bài.
Kết quả: a) 3,6 m2; 5,5 m2 ; b) 8,1 m2; 12,6 cm2.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Hãy nêu các yếu tố đã biết, các yếu tố cần tìm trong từng trường hợp.
- HS thực hành tính các yếu tố chưa biết rồi điền vào bảng.
- HS nêu miệng kết quả.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
Cho HS trình bày kết quả so sánh.
- GV giúp HS đưa ra kết quả đúng: gấp 3 lần.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lạ quy tắc và công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hoàn thành VBT Toán 
________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế câu ghép trong mẩu chuyện. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nhắc lại cách nối câu ghép ĐK(GT)-KQ.
- Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- Đọc hai câu a, b.
- Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- HS làm và chữa bài.
Bài 2:
 a.Thêm quan hệ từ nhưng
 b.Thêm quan hệ từ Mặc dù.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung mẩu chuyện “ Chủ ngữ ở đâu?”
 HS làm bài, 1 HS làm ở bảng phụ.
- Cả lớp chữa bài.
+Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Trò chơi: Thử tài đối đáp
Cách chơi: GV ra một vế đối, HS điền nhanh vế còn lại để thành câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
C/Củng cố, dặn dò:
- Câu ghép thể hiện quan hệ tương phản thường có cặp quan hệ từ gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS kể lại mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân nghe.
KỂ CHUYỆN
Ông Nguyễn Khoa Đăng
I/Mục tiêu: HS biết:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp bảo vệ cuộc sống bình yên
 cho dân.
*Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo II/Đồ dùng: 
Tranh minh họa câu chuyện.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- 1 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hóa.
- GV nhận xét,cho điểm.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV kể lần 1 nội dung câu chuyện.
- GV viết lên bảng các từ ngữ và giải thích: Truông, sào huyệt, phục binh.
- GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh).
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 a. HS kể trong nhóm : Từng nhóm 2 HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
 ( mỗi em kể một hoặc hai tranh ), sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
 b. HS thi kể chuyện trước lớp. 
- HS lên bảng thi kể theo từng đoạn của câu chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào.
- Câu chuyện nói về điều gì?
C/Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe
_____________________________
Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Kể chuyện 
( Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
-Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết hoàn chỉnh được một bài văn kể chuyện. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn HS làm bài.
- GV ghi 3 đề bài lên bảng. HS đọc từng đề bài và nhắc lại yêu cầu của đề.
- HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, tên câu chuyện sẽ kể.
- GV : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích . Cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng. 
3/ HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
4/ Thu bài.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
-Về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần 23.
________________________________
TOÁN
 Thể tích của một hình
I/Mục tiêu:
- HS có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II/Đồ dùng:
- Một số hình lập phương, hình hộp chữ nhật trong suốt.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nhắc lại đặc điểm của HHCN và HLP
B/Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài
2/Tìm hiểu khái niệm ban đầu về thể tích
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a.Ví dụ 1:
- GV trưng bày đồ dùng trực quan, HS quan sát.
- Hỏi:
 +Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
 +Hình nào lớn hơn, hình nào nhỏ hơn?
- GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
- Hãy nêu vị trí của hai hình khối? 
- Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
- GV treo hình minh họa.
- Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
- Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
- GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
- HS tách hình xếp được thành 2 phần.
- Hình P gồm mấy hình lập phương?
- Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
- Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
- Hãy nêu cách tìm?
 + Đếm trực tiếp trên hình.
 + Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp.
Bài 2:
- HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận.
- HS nêu cách làm.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3:
- GV chuẩn bị lên bàn 6 hình lập phương.
- Cho HS xung phong xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật khác nhau.
- GV kết luận: các hình có kích thước, hình dạng khác nhau nhưng thể tích của chúng có thể bằng nhau.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
-HS về nhà nắm một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình và luyện tập BT ở sgk
__________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 23
- Phổ biến kế hoạch tuần 24
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ đánh giá bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 23
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học
- HS đi học đầy đủ, trong tuần không có HS vắng học. 
- Học sinh cố gắng nhiều trong học tập, đi học chuyên cần
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp
- Giúp đỡ bạn trong học tập, tuyên dương Kiệt, Gia Bảo, Hoàng
- Nghỉ tết Nguyên đán đúng lịch và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tuyên truyền gia đình và người thân không đốt pháo, đánh bạc dịp Tết; nghỉ tết tươi vui lành mạnh
 + Tồn tại: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh chưa tích cực trong tết nên cây bị chết nhiều.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Phổ biến kế hoạch tuần 24:
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn lại bài cũ và nghiên cứu trước bài mới khi đến lớp
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Ôn luyện lại các nội dung đã học để nắm chắc kiến thức
- Thường xuyên có ý thức tự học, tự nghiên cứu bài
-Trồng thêm cây cảnh và chăm sóc cây tươi tốt
-Rèn kĩ năng tự tin trong giao tiếp
-Ôn tập cho đội thi Tuổi thơ khám phá
-Rèn kĩ năng tính toán cho nững em còn hạn chế như Diệu Linh, Nam, Hoàng, Đạt
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 2019
GẶP MẶT ĐẦU XUÂN
Thứ ba, ngày 12 tháng 2 năm 2019
KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng chất đốt (T2)
I/Mục tiêu:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
*GDMT: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II/Chuẩn bị: 
Giáo viên: SGK. bảng thi đua.
 Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III/Các hoạt động trên lớp:
A/Bài cũ:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày và ở gia đình em?
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục tiêu bài học
2/Tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng?
- Trong đó chất đốt nào ở thể khí? Thể lỏng? Thể rắn?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
a. Sử dụng các chất đốt rắn.
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
- Than đá được sử dụng trong những việc gì?
- ở nước ta than đá chủ yếu được khai thác ở đâu?
- Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
 b. Sử dụng chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết?
- ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong HĐ thực hành.
 c. Sử dụng các chất khí đốt
- Có những loại khí đốt nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
C/Củng cố,dặn dò:
- Em hãy kể tên một số loại chất đốt mà em biết.
- Tìm hiểu về sự an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
___________________________
ĐẠO ĐỨC
Uỷ ban nhân dân dân xã phường em (T2)
I/Mục tiêu: HS biết:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã, phường với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã, phường đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết trách nhiệm của mọi người là phải tôn trọng UBND xã, phường. 
- Có ý thức tôn trọng UBND xã, phường
- HS có năng khiếu tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã, phường tổ chức.
II/Các hoạt động dạy học : 
A/Bài cũ: HS nêu những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng thể hiện tình yêu quê hương
B/Bài mới : 
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
Mục tiêu : HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
Cách tiến hành:
HS quan sát tranh, trao đổi, bình luận
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung
GV nhận xét:
Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia ký tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
Tình huống b: Nên đăng ký tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, dồ dùng, áo quần ... ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Bài 4:
Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
Cách tiến hành: 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND phường về các vấn đề liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1 tháng 6, rằm trung thu ...
Các nhóm chuẩn bị
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến
GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-HS thực hiện tốt như bài học.
KĨ THUẬT 
Lắp xe cần cẩu (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành .
II/ Chuẩn bị
- G: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. G+ H chuẩn bị bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B/Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- G yêu cầu H nêu tác dụng của xe cần cẩu.
+ Để lắp được xe cần cẩu theo em cần lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết. G + H chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk tr76
b/Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ cẩu (H2-SGK)
+Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào 
- G yêu cầu H q/s H2 và lên bảng chọn các chi tiết để lắp.
- G lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
+ Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng7 lỗ.G h/d HS lắp. 1H lên lắp các thanh chữ U dài vào các thanh thẳng7 lỗ.
- G dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ.
* Lắp cần cẩu( H3- SGK)
- G gọi 1 HS lên lắp H3a, H3b. G n/x bổ sung hoàn thiện bước lắp.
- G h/d lắp Hình 3c. 
- H lên thực hành lắp. H khác n/x.
- H quan sát.
* Lắp các bộ phận khác( H4- SGK).
+Dựa vào hình 4a,4b,4c em hãy chọn chi tiết và lắp các bộ phận đó.
- Htrả lời câu hỏi và thực hành lắp.
- G n/x, bổ sung cho hoàn thành bước lắp
* Lắp ráp xe cần cẩu.( H1- SGK).
- G lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sgk.
- G kiểm tra sự h/đ của cần cẩu.
d/Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
C/Cũng cố - dặn dò
- G nhận xét ý thức học tập của HS và khen ngợi những nhóm, cá nhân học tập tích cực; Nhắc nhở H chuẩn bị cho giờ học sau.
TOÁN
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương
I/Mục tiêu: Giúp HS :
- HS nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Rút ra được quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Làm được bài 1,2.HS có năng khiếu làm được toàn bộ các BT.
II/Chuẩn bị: Một số hình lập phương có kích thước khác nhau
III/Lên lớp:
A/Bài cũ: 
-HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, toàn phần của hình hộp chữ nhật.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương:
- HS quan sát các mô hình trực quan
- GV nêu câu hỏi - HS rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau.
- 6 mặt bằng nhau và hình vuông
- HS làm một số bài tập cụ thể SGK
- Diện tích xung quanh = diện tích một mặt x 4
- Diện tích toàn phần = Diện tích một mặt x 6
áp dụng công thức để giải toán như SGK
Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1:
- HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài tập theo công thức.
- HS đọc kết quả, HS khác nhận xét
- GV đánh giá bài làm của học sinh
Lưu ý: Diện tích bìa bằng chính diện tích toàn phần hình lập phương có 5 mặt
Bài 2:GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán ; GV đánh giá bài làm của HS 
Hoạt động 3: Cñng cố 
- HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và toàn phần hình lập phương.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Ôn lại bài học và chuẩn bị bài sau Luyện tập
Thứ tư, ngày 13 tháng 2 năm 2019
KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
I/Mục tiêu: 
 HS biết:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất. 
- Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,
*GDMT: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
 II/Đồ dùng học tập:
-Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- Hình trang 90, 91 SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- HS quan sát hình 1, 2 sgk và nói cho nhau nghe về những hình ảnh đó
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả
- GV hỏi thêm: 
- Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
- Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? 
GV kết luận: 
 + Năng lượng gió có tác dụng điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- HS quan sát hình 4,5,6,7 sgk và nói cho nhau nghe về những hình ảnh đó
- Đại diện các báo cáo kết quả
- GV hỏi thêm: Nêu một số ví dụ về năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
- Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
GV kết luận: 
 + Sử dụng năng lượng nước chảy làm quay guồng nước, chạy máy phát điện,
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
- HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua-bin của tua-bin nước.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nêu tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong đời sống và sản xuất?
- HS đọc thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Xác định được các vế câu và các quan hệ từ, cặp quan hệ từ . 
 - Thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới.
 - Nhận biết được nghĩa một số từ chỉ quan hệ. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
2/Hướng dẫn luyện tập 
Hoạt động 1: Củng cố bài học
 - Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
Bài 1: Xác định các vế câu và các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong từng câu ghép dưới đây:
 a. Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
 b. Vì bão to nên cây cối đổ rất nhiều.
 c. Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
 d. Do nó học giỏi Văn nên nó làm bài văn rất nhanh.
 Đáp án: 
 a. Tại lớp trưởng vắng mặt //nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
 b. Vì bão to// nên cây cối đổ rất nhiều.
 c. Tớ không biết việc này// vì cậu chẳng nói với tớ.
Bài 2: Từ mỗi câu ghép ở BT1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu ( có thể thêm bớt một vài từ).
 Đáp án: Chẳng hạn: a. Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt.
 - HS có thể tạo ra được nhiều câu khác nhau.
Bài 3: Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:
 A B
( 1) Do
a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
( 2) Tại
b) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.
( 3) Nhờ
c) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
 Đáp án: 1- b; 2 - c; 3 - a.
C/Hướng dẫn học ở nhà - Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau 
ĐỊA LÍ
Châu Âu
I/Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu : Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu :
 + diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lươc đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
*GDMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường 
II/Đồ dùng dạy - học:
-Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bản đồ Các nước châu Âu; Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
III/Các hoạt động dạy - học:
1/Vị trí địa lí, giới hạn:
Hoạt động 1: (cá nhân)
-HS quan sát hình 1, xem bảng số liệu về diện tích các châu lục (bài17) và trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài, để nhận biết: vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
HS báo cáo kết quả làm việc: chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ...
GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu so với các châu lục khác.
GV nói thêm: Châu Âu, châu Á gắn liền với nhau tạo thành đại lục Á- Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
2/Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: (nhóm nhỏ)
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+Quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu & Đông Âu.
Tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_22_nam_hoc_2018_2019.doc