Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng: Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần).

- Chữ viết rõ ràng, t¬¬ương đối đều nét và thẳng hàng; b¬¬ước đầu biết nối nét đúng quy định.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ; giáo dục HS cần phải chăm chỉ học tập.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: chữ mẫu viết hoa D, Đ ; phấn màu - HS: bảng con , phấn

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu cấu tạo, 1 HS nêu cách viết chữ hoa C.

- HS viết bảng con: Chu Văn An.-> Lớp, GV đánh giá, nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.

+ Luyện viết chữ hoa:

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
- HS có ý thức học bài, làm bài và yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Bảng con, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- 2HS lên bảng làm: Tìm của 24; 36.- Lớp làm bảng con: Tìm của 30 m. -> HS, GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
*GVHDHS thực hiện phép chia 96:3
- GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng.
- HS nêu nhận xét: Đây là phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- GVHDHS đặt tính rồi thực hiện như SGK.
- Gọi vài HS nêu miệng cách chia. GV ghi cách thực hiện lên bảng.
(?) Ta thực hiện phép chia theo thứ tự nào? 
- GV lưu ý HS : Khác với phép nhân, phép chia thực hiện từ trái sang phải (từ hàng cao nhất).
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV nêu phép tính trên bảng- HS lần lượt làm vào bảng con
- Gọi hs nhắc lại cách chia ở một vài trường hợp. Cả lớp nhắc lại.
*Bài 2(28): - HS đọc đề bài.
- Để củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta phải làm ntn?
- HS làm bài tập vào vở rồi chữa bài.
*Bài 3(28).- HS đọc bài toán.
	+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
	+ Muốn tìm 1/3 của 36 ta làm thế nào? 
- Lớp làm bài tập vào vở, 1 hs làm bảng- GV chữa bài. 
Bài giải :
Số quả cam mẹ biếu bà là :
36 : 3 =12 ( quả)
Đ/S: 12 quả cam
- GV nhấn mạnh cách chia số có 2 chữ số cho số có một chữ chữ số.
- HS nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3.Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học. 
 - 1 HS: Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được 1 số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. Kể được tên 1 số bệnh thường gặp ở cq bài tiết nước tiểu. Nêu cách phòng tránh bệnh kể trên.
- Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 GD KNS-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu power point.
	 - HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: + Chỉ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Chỉ vào sơ đồ và nói tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Lớp, GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp:
* Mục tiêu: Ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: HSTL nhóm: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? 
(?) Không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu có hại gì? - HS TL nhóm đôi.
+ Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
+ KL: Cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. 
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu : Đề phòng bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Cách tiến hành:
+Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS mở SGK, qs hình 2, 3, 4, 5 trang 20 SGK và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ VS và bảo vệ và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp - Lớp, GV bổ sung.
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 1 số câu hỏi:
- Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? HS ( tắm rửa
thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo)
- Tai sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước? 
* GV chốt về 1 số biện pháp đề phòng bệnh ở cơ quan bài tiết nước
- Kết luận: Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, chúng ta cần thường tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót
 3.Củng cố- Dặn dò: - HS đọc ND bài học trong SGK.
- Liên hệ: + Hàng ngày, các em đã tắm rửa thường xuyên và thay quần áo chưa?
 + Các em có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không?\
- Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Thực hiện tốt bài học.
Buổi chiều
	TIẾNG VIỆT*
Ôn luyện: So sánh
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố các kiểu so sánh đã học, cách dùng các từ để so sánh.
- Phát hiện nhanh các hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. 
- Yêu thích thơ văn và luôn sử dụng hình ảnh so sánh
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các kiểu so sánh đã học, các từ thường dùng để so sánh.
- HS nêu trước lớp-> HS- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Trong những khổ thơ, bài thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Từ so sánh được dùng ở đây là gì ?
 a. Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
 Bố mẹ già đi ông bà già nữa
 Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
 Vội vàng nên con đừng để muộn 
 b. Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
 Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
 Bà nhìn: như hạt cau phơi
 Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn
 Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
 Trăng như cánh võng chập chờn trong mây
- HS đọc. - xác định yêu cầu bài.
- HS làm vở.- HS lên bảng chữa bài 
- HS- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: HS nêu lại các kiểu so sánh.
*Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây. 
a. Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như......( những ngọn lửa xanh )
b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như........( đồng hun ấy )
c. Cành bàng trụi lá trông giống .........( những bàn tay gầy guộc, khô khốc.. )
d. Tán bàng xoè ra giống ........( mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn tầng )
- Cách tổ chức làm bài tương tự bài 1
- Khuyến khích HS tìm các từ thích hợp khác nhau để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung vừa học, liên hệ...- GV nhận xét tiết học . 
	TOÁN*
Ôn luyện : Bảng chia 6; Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố bảngchia 6, cách thực hiện nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Có kĩ năng nhân thành thạo các bài tập. 
- Chăm chỉ, tự giác luyện tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3-4 HS đọc ngược, xuôi bảng chia 6. HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 12 : 6 = 54 : 6 = 24 : 6 = 
 	 36 : 6 =	 60 : 6 = 42 : 6 =
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
 - HS dưới lớp làm vào bảng con, GV nhận xét.
 => Củng cố bảng chia 6.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
30 x 9 54 x 6 	42 x 3 19 x 4 56x 2
- HS nêu yêu cầu bài toán- HS nêu cách thực hiện các phép tính.
- HS làm bảng con – HS lên bảng chữa bài => Củng cố cách nhân hai chữ số với một chữ số.
*Bài 3: Có 54 con gà, nhốt đều vào 6 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu con gà?
- HS đọc - phân tích bài toán
- 1 HS tóm tắt bài toán, 1 HS lên bảng trình bày bài
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài: Đ / S : 9 con gà
>
<
=
*Bài 4: 
	36 : 6 + 24	16 x 7 24 : 6 x 9 1 8 : 3 x 6
	? 
	48 : 6 + 57 42 : 6 + 57 60 : 6 x 7 54 : 6 + 78
- HS làm vở - lên bảng chữa bài - giải thích cách làm.
- HS- GV nhận xét.
3. Củng cố -Dặn dò: 
 - HS đọc thuộc lại bảng chia 6.
- Nhận xét tiết học.
AN TOÀN GIAO THÔNG 
Bài 5: Con đường an toàn đến trường
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết tên đường phố xung quanh trường. Biết các đặc điểm an toàn và kém
 an toàn của đường đi.
- Biết lựa chọn đường an toàn đến trường.
- GD ý thức chấp hành qui định của luật GT đường bộ.
II/ ĐỒ DÙNG : tranh , phiếu đánh giá các điền kiện của đường.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu kĩ năng đi bộ an toàn, qua đường AT?-> HS nêu trước lớp.
- HS- GV nhận xét tuyên dương HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn.
a. Mục tiêu:Nắm được đặc điểm của đường an toàn,đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
b. Cách tiến hành:- Cho quan sát tranh 1, 2 SGK- GV chia nhóm.- >HSTL
- Đây là những con đường an toàn hay kém an toàn? vì sao?( con đường an toàn vì có dải phân cách, có vỉa hè)
- Từ nhà em đến trường em đi trên con đường nào?
- Con đường ấy có đặc điểm gì?( đường dải bê tông, ít quanh co)
- Theo em con đường ấy Đoạn nào an toàn, đoạn nào chưa an toàn?
- GV nhấn mạnh những đặc điểm an toàn và kém an toàn của con đường mà các em vẫn đi đến trường.->Các nhóm báo cáo KQ.
*KL: Con đường an toàn: Có mặt đường phẳng, đường thẳng ít khúc ngoặt, mặ có vạch kẻ phân chia làn đường , có đèn tín hiệu GT, có biển báo GT, có vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng
* Hoạt động 2: Luyện tập tìm đường đi an toàn.
a.Mục tiêu:Vận dụng đặc điểm con đường an toàn, kém an toàn và biết cách xử lý khi gặp trường hợp kém an toàn.
b. Cách tiến hành:- GV Chia nhóm.Giao việc. -> YC quan sát sơ đồ SGK
- YC TL nhóm để tìm con đường an toàn nhất ( nêu lý do an toàn và kém an toàn)
HS thảo luận-> Đại diện báo cáo kết quả, trình bày trên sơ đồ.
- Gọi HS trình bày, giải thích vì sao chọn đường đó.
*KL: Nên chọn đường an toàn để đến trường.
* Hoạt động 3: Lựa chọn con đường an toàn để đi học.
a. Mục tiêu: HS đ/g con đường hàng ngày đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? Vì sao?
b. Cách tiến hành:
- Hãy GT về con đường tới trường? - Phân tích đặc điểm an toàn và chưa an toàn.
3. Củng cố- dặn dò.
- Hệ thống kiến thức.	
- Thực hiện tốt luật GT.
 Ngày soạn : 21/ 9/2016
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng TẬP ĐỌC
Nhớ lại buổi đầu đi học
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: náo nức, mơn man, quang đãng. Hiểu nội dung bài: Bài văn là những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên tới trường. (trả lời các câu hỏi 1,2,3). HS học thuộc lòng một đoạn văn mà em thích.
- Giáo dục HS yêu quý trướng lớp. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu power point.
- HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2-3 HS đọc bài: Bài tập làm văn và trả lời câu hỏi 1, 2 (Tr. 47)
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?- > HS- GV đánh giá, nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 Luyện đọc.: 
. GV đọc mẫu bài văn, nêu cách đọc. 
. Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS: làm văn, loay hoay, lia lịa, rửa bát đĩa...
+ Đọc từng đoạn trước lớp: GV cùng HS chia đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (lần 1); Lần 2: 3 HS đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc ở trên màn hình cách ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ.
- GV giúp hs hiểu nghĩa 1 số từ: ngắn ngủn, lia lịa, khăn mùi xoa... 
+ Đọc đoạn trong nhóm.
+ HS đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1: - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.-> HS trả lời câu hỏi 1.
+ Đoạn 2: - GV nêu câu hỏi 2 (45). 
=>GV chốt lại: Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ và với gia đình của mỗi trẻ em đều là ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ. Vì vậy, ai cũng hồi hộp trong ngày đến trường, khó có thể quên kỉ niệm của ngày đến trường đầu tiên.
+ Đoạn 3: GV nêu câu hỏi 3(52). 
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GVchọn đoạn văn đọc mẫu, hướng dẫn các em đọc diễn cảm đoạn văn và học thuộc. 
- 1- 2 HS thi đọc thuộc đoạn văn. -> Lớp, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học. - >1 HSTL: Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- GV liên hệ cho HS nhớ lại kỉ niệm đầu tiên khi tới trường.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TOÁN
TIẾT 28: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết).
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số và vận dụng giải toán.
- Có ý thức hợp tác trong học tập và yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: SGK, SGV, phấn.
	- HS: SGK, Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm bài tập 2 tr. 28 (1 HS làm phần a; 1 HS làm phần b)
- Lớp, GV nhận xét, củng cố dạng toán về tìm 1/ 2; 1/ 3 của 1 đơn vị.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1(28) a:
a. 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV ghi bảng các phép tính của bài 1 và yêu cầu 3 HS lên bảng làm.
- HS làm bảng lớp, bảng con theo dãy bàn.
- Vài HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV củng cố cách chia. 
b. GVHD mẫu và tiến hành tương tự như phần a.
Bài 2(28):- 1 HS nêu cách tìm 1/ 4 của 1 số. 
- Lớp làm bảng con theo dãy. 
- GV củng cố cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
Bài 3(28):- 1 HS đọc đề bài.- >GV tóm tắt bài toán, phân tích đề bài.
- HS cả lớp giải vào vở. GV thu đánh giá và nhận xét, 1HS chữa bài.
Bài giải :
Số trang truyện My đã đọc là:
84 : 2 = 42 (trang)
Đ/S: 42 trang
- GV củng cố bài.
3. Củng cố- Dặn dò:- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu các bước chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
 Ngày soạn : 21/ 9/ 2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng	 CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Nhớ lại buổi đầu đi học
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài: Nhớ lại buổi đầu đi học. Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu, ghi đúng các dấu câu.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/oeo (BT2) và BT(3)a.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ chép bài tập 2. 
 - HS: vở nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc các từ: đèn sáng, xanh xao, giếng sâu, nũng nịu.
- 2 HS viết bảng lớp, ở dưới viết bảng con.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả. 
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- 1 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra. GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+ Đánh giá, nhận xét, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu1 số bài, nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2(52):- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm bài tập vào vở nháp.
- GV mời 2 HS lên bảng điền vào bài tập, sau đó đọc kết quả.
- GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
- 1HS đọc lại bài: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
Bài 3a(52):- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp, 2 - 3 HS đọc trước lớp. 
- GV nhận xét sửa sai. 1 HS đọc lại đáp án: siêng năng- xa- xiết.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TOÁN
Tiết 29: Phép chia hết, phép chia có dư
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. Số dư phải bé hơn số chia. 
- Đặt tính và thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Bộ đồ dùng biểu diễn. Bảng phụ ghi nội dung bài tập số 2. 
- HS: SGK, bbảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS làm bài tập 1b (28), lớp làm bảng con. -> HS, GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư:
+ GV gắn lên bảng 8 chấm tròn và hỏi: Có 8 chấm tròn chia làm 2 hàng, mỗi hàng có mấy chấm tròn? 
- GV hướng dẫn thực hiện phép chia 8: 2
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép chia theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính chia như SGK.
+ Tiếp theo GV gắn 9 chấm tròn và làm tương tự.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính.
+ GV nêu câu hỏi để HS nhận ra đặc điểm của từng phép chia: 
 8 chia 2 được 4 và không còn thừa; 9 chia 2 được 4 và còn thừa1.
*GV nói: . 8 chia 2 được 4, không thừa, ta nói 8: 2 là phép chia hết, và viết:
 8 : 2 = 4
	 . 9 chia 2 được 4, còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư,và số dư là 1, và viết 9 : 2 = 4 (dư 1)
*GV yêu cầu HS nhận xét về số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. 
*Hoạt động 2 Thực hành.
Bài 1(29):- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- 1 HS làm mẫu. HS cả lớp làm bảng lớp, bảng con theo dãy.
- GV củng cố phép chia hết và phép chia có dư.
Bài 2(29):- HS mở SGK làm nhẩm nội dung bài tập.
- GV treo bảng phụ đã chép ND bài tập 2.
- 2 HS lên bảng ghi đúng sai vào 2 ô trống (a, b).
- 2HS lên bảng điền vào 2 ô trống (c, d); các HS khác theo dõi, n/xét.
- GV hỏi củng cố tại sao lại điền như vậy? 
Bài 3(29): - GV yêu cầu HS quan sát vào hình vẽ xem hình nào đã khoanh 1/2 ô tô.
- 1 HS trả lời miệng. HS giải thích tại sao.
- Củng cố cách tìm thành phần bằng nhau trong một số.
3. Củng cố- Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách đặt tính và cách tính về phép chia hết và phép chia có dư.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
	THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng(Tiết2)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. 
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng tương đối đều. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. (HS khéo tay: các cánh ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối).
- Yêu thích sản phẩm gấp cắt dán.
II/ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng, kéo, giấy màu, keo. Tranh quy trình kĩ thuật.
- HS: Giấy thủ công màu đỏ, vàng kéo, keo dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
- HS nêu các bước gấp ngôi sao năm cánh.
- HS- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 3: Thực hành gấp cắt ngôi sao và lá cở đỏ sao vàng.	
	 + 1HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán ngôi sao và lá cờ đỏ. 
 + 1HS lên bảng thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao và lá cờ đỏ.
 + Lớp, GV nhận xét và bổ sung.
	 + GV tổ chức cho HS thực hành:
- Gọi 1- 2 HS lên bảng thực hành cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS cả lớp thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh. 
- GV quan sát, theo dõi giúp đỡ HS làm được sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS- GV đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán ngôi sao và lá cờ đỏ. 
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài cắt dán hoa 5 cánh.

Buổi chiều 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Biết điền đúng dấu phấy vào chỗ thích hợp trong câu văn.
- Yêu quý trường lớp, có ý thức giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu power point.
- HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS làm miệng BT1, 3 tiết trước? 
- Lớp, GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: HD bài tập.
Bài 1(50): GV chiếu lên màn hình:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ.
- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập:
	 + Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán xem từ đó là từ gì?
	 + Ghi từ vào ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái( nếu từ đúng thì khớp với ô trống).
 + Từng HS thi đua trả lời (mỗi em trả lời 1 từ vào ô chữ). Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
	 + Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào.
- HS trao đổi theo cặp.
- GV hỏi nội dung từng dòng.
- HS trả lời miệng và tìm được từ được tô màu: Lễ khai giảng.
Bài 2(50):
- HS đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp đọc thầm bài tập, làm bài vào vở.
- GV thu và chấm bài. 
- 3 HS lên bảng mỗi em viết một câu và điền dấu phẩy vào câu đó.
- GV nhận xét bài làm của HS và bài đã chấm.
- Vài HS đọc bài làm đúng.
- Củng cố cách 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_06_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc