Giáo án lớp 3 - Tuần 21 Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn ông (1 dòng), viết câu ca dao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- HS viết đúng chữ O, Ô, Ơ.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: chữ mẫu viết hoa O, Ô, Ơ; phấn màu.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu cấu tạo, 1 HS nêu cách viết chữ hoa N.

- HS viết bảng lớp, bảng con: Nguyễn, Nhiễu - >GV, HS nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 21 Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại, cho nhân dân
- GV giới thiệu thêm về Lê Quý Đôn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày thể văn xuôi. 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 41: Thân cây
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân mọc đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). 
- Phân loại được các loại cây.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác.
II/ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu tên bài học tiết trước.
- 1 HS: Hãy kể tên các bộ phận thường có của một cây?
- Lớp, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa 
* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được một số cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 học sinh ngồi cạnh bên nhau cùng quan sát hình trang 78, 79 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói các cây thân mọc đứng, leo, bò trong các hình. Trong đó cây nào là thân gỗ (cứng), cây nào thân thảo (mềm).
- Học sinh điền kết quả làm việc vào bảng sau:
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
Thân thảo
1
2
3
4
5
6
7
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số học sinh chưa đạt yêu cầu lên trình bày kết quả theo cặp, mỗi em chỉ trình bày cách mọc, cấu tạo thân cây của một cây.
- Cây su hào có đặc điểm gì? Học sinh đạt yêu cầu trả lời.
- Giáo viên kết luận:
+ Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây thân leo, thân bò.
+ Có loại cây thân gỗ có loại cây thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi
* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo 
của thân (Thân gỗ, thân thảo).
* Cách tiến hành.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
- Gắn lên bảng hai mẫu sau:
 Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Bò
Leo
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây.
Xoài
Ngô
Mướp
Cà chua
Dưa hấu
Bàng
Lúa
Cau
Lá lốt
Bưởi
Luồng
Rau ngót
Dưa chuột
Mây
Hoa cúc
- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm 1- 3 phiếu.
- yêu cầu các nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi có hiệu lệnh 
lần lượt từng em trong nhóm lên gắn các phiếu nếu nhóm nào gắn xong trước, đúng nhóm đó thắng cuộc.
Bước 2: Chơi trò chơi
- Giáo viên làm trọng tài.
Bước 3: Đánh giá.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét vào chữa bài theo đáp án.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- HS kể tên một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo?
- 1 HS nêu đặc điểm của thân cây?
- GV liên hệ HS 1 số loại cây trồng ở gia đình, GDHS chăm sóc, bảo vệ cây, ...
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
	TOÁN
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải toán có lời văn( có phép trừ các số trong phạm vi 10 000)
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2/b, 3, 4. HS làm thêm BT2/a.
- HS hứng thú trong giờ học toán.
II/ ĐỒ DÙNG:HS: SKG, bảng con. 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi phép tính lên bảng: 2541 + 4238	805 + 6475
- 2HS lên bảng đặt tính và tính, ở dưới làm vở nháp. 
- HS nhận xét.GV củng cố lại cách đặt tính, cách tính cộng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài( trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
+ GV đưa ra ví dụ: 8652 – 3917 = ? ->Yêu cầu 1 HS lên bảng, lớp bảng con. 
- GV hướng dẫn trừ nhẩm:
-
2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
	3917	 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
	4735	 6 không trừ được 9, lấy16 trừ 9 bằng7, viết 7, nhớ 1.	3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
- HS nhắc lại cách trừ nhiều lần. 
Vậy: 8652 – 3917 = 4735
+ Rút ra kết luận: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm như thế nào?- >2HS trả lời.
*Hoạt động2: Thực hành
*Bài 1(104): HS nêu yêu cầu. 
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? -> Bài yêu cầu tính.
- 4HS lên làm bảng lớp, ở lớp làm bảng con theo dãy bàn. HS nhận xét.
- GV củng cố cách trừ và quy tắc trừ.
*Bài 2(104)/b:- HS nêu yêu cầu. HS làm vào vở phần b. 
- Chữa bài: GV lưu ý cách đặt tính phép trừ có số bị trừ và số trừ không có cùng số các chữ số.-> GV mời HS nêu nhanh kết quả phần a.
- Lớp, Gv nhân xét, gv chôt lại kiến thức của bài.
*Bài 3(104): 1 HS đọc đề bài.
- GV tóm tắt đề bài bằng sơ đồ, sau đó phân tích đề toán.
- Bài toán cho biết gì ? ->Có 4283 m vải; Đã bán 1635 m vải
- Bài toán hỏi gì ?-> - Cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải ?
- HS trả lời sau đó làm bài vào vở ( GV giúp đỡ HS )
- 1 HS chữa bài trên bảng. Củng cố cách làm, cách trình bày lời giải. 
Bài giải
Số vải cửa hàng còn lại là:
 4283 – 1635 = 2648 ( m )
 ĐS: 2648 m
Bài 4 ( 104): Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
- HS tự xác định trung điểm.->GV hỏi củng cố cách xác định trung điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính trừ các số trong phạm vi 10 000. 
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________________________
 Ngày soạn :11/ 1/2017
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng:
	TẬP ĐỌC
Bàn tay cô giáo
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Hiểu nghĩa từ mới và nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Học thuộc 2 - 3 khổ thơ.
- Đọc đúng nhịp thơ, thể hiện được tình cảm.
- Biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS kể lại câu chuyện: Ông tổ nghề thêu (mỗi em kể 1đoạn).
- 1 HS TL: Hãy nêu nội dung của truyện?-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu, nêu cách đọc: Giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo. Giọng đọc chậm lại đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối. Giáo viên đọc xong, học sinh quan sát tranh minh hoạ để hiểu bài thơ nói về bàn tay khéo léo của cô giáo trong giờ học gấp và cắt dán giấy.
- HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, cả bài thơ trả lời những câu hỏi cuối bài và nêu được: 
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra được rất nhiều thứ như: Chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước.
+ Học sinh đọc cả bài thơ tự tả lại bức tranh cắt dán giấy của cô giáo tạo nên 
- HS thi tả về bức tranh do cô giáo tạo nên .
- >Lớp bình chọn bạn kể hay, sinh động nhất
+ Một học sinh đọc hai dòng thơ cuối.
 ->GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối. 
VD: Cô giáo rất khéo tay/ Bàn tay cô giáo như có phép màu./ .
- Giáo viên chốt: Bàn tay cô giáo khéo léo mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em học sinh. Các em đang say sưa theo dõi cô giáo gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên một quang cảnh biển thật 
đẹp lúc bình minh.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc lại bài thơ, lưu ý học sinh cách đọc bài thơ.
- 2 học sinh đọc bài thơ. 
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng tại lớp 3 khổ thơ theo hình thức: Xóa dần 
- Học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn thuộc bài nhanh, đọc thơ hay và hiểu nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài. 1 HS nêu ý nghĩa bài thơ.	
- Liện hệ việc học tập của HS và sự dạy dỗ dìu dắt của cô giáo đối với HS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	
____________________________________________________________	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Tiếp tục học về nhân hoá, nắm được ba cách nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
 - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu. Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/ b).
 - Nói, viết câu có hình ảnh nhân hoá. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm BT1, 3 ở tiết trước. 
- Lớp, GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT. 
Bài 1(27):
- GV đọc diễn cảm bài thơ: Ông trời bật lửa.
- HS theo dõi GV đọc, sau đó 3 HS đọc lại.
Bài 2(27):
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và 3 gợi ý a,b,c.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ để tìm sự vật được nhân hoá.
- GV gọi HS trả lời từng ý a,b,c.
- Chúng được nhân hoá bằng những cách nào? 
- GVnhận xét và hỏi: Qua bài tập đọc trên, em thấy có mấy cách nhân hoá?
 - 2 HS trả lời.
- GV chốt lại 3 cách nhân hoá:
	 + Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị
	 + Tả sự vật bằng từ dùng dể tả người: bật lửa, kéo đén, trốn, nóng lòng.
	 + Nói sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
Bài 3(27):
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3, sau đó tự làm bài cá nhân tìm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu?
 - GV gọi 3 HS chữa bài trên bảng phụ.
- GV- HS nhận xét và chốt lời giải đúng.
a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây .
b/ Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ .
c/ Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái , nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. 
KL: Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu là các từ chỉ địa điểm.
Bài 4(27)(a / b):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc bài : Ở lại với chiến khu.
- GV nêu từng câu hỏi.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trên. 
- GV viết nhanh lên bảng các câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- >2 HS nhắc lại 3 cách nhân hoá.
- GV nhấn mạnh 3 cách nhân hoá và sử dụng biện pháp nhân hoá trong khi viết văn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	 
TOÁN
Tiết 103: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số. Củng cố cách thực hiện phép trừ có 4 chữ số.
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng 2 phép tính.
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ viết BT1, 2.
- HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng lớp, bảng con: 
 + Đặt tính rồi tính: 8759 - 3862 3651 - 825
 + Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1:Thực hành.
Bài 1:
a. Giáo viên viết lên bảng phép trừ: 8000 - 5000 và yêu cầu học sinh trừ nhẩm. Học sinh tự nêu cách trừ. Giáo viên giới thiệu cách trừ như sách giáo khoa.
b. Cho học sinh tự làm tiếp các bài trừ nhẩm rồi chữa bài.
+ Lưu ý HS khi viết vào vở chỉ viết phép tính và kết quả như sau:
 VD: 6000 - 4000 = 2000
Bài 2:- Giáo viên viết lên bảng: 5700 - 200 và yêu cầu học sinh phải trừ nhẩm.
- Cho học sinh nêu cách tính nhẩm, chẳng hạn: 57 trăm - 2 trăm = 55 trăm.
 vậy: 5700 - 200 = 5500.
- Cho học sinh tự làm tiếp các bài trừ nhẩm theo nhóm, GV tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức. 
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc 
Bài 3:- GV yêu cầu, HS làm bảng lớp, vở nháp.
- 3 HS lên làm bảng lớp theo dãy bàn, ở dưới làm vở nháp.
- GVcủng cố cách đặt tính sao cho các hàng thẳng nhau và tính từ phải sang trái.
Bài 4(103):- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV tóm tắt bài toán, phân tích đề bài và hướng dẫn giải.
- HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó làm bài vào vở. GV nhận xét 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nêu cách trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
- 1 HS nêu cách đặt tính và cách tính trừ các số trong phạm vi 10 000. 
- GV hệ thống lại nội dung bài, nhấn mạnh lại cách cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm và cách trừ số có bốn chữ số.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	
Buổi chiều:
TIẾNG VIỆT *
Ôn tập: Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Củng cố từ ngữ về Tổ quốc. Luyện tập về dấu phẩy.
- HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
- Yêu quý quê hương đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: phiếu BT1, 3.	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS tìm các từ cũng nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, dựng xây.
- HS trả lời miệng trước lớp.-> Lớp, GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gạch chân dưới các từ không thuộc nhóm nghĩa của các từ còn lại.
Giang sơn, non sông, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.
Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn.
Xây dựng, kiến thiết, dựng xây, tôn tạo.
Tươi đẹp, hùng vĩ xanh tốt, gấm vóc.
 - GV chiếu nội dung bài lên màn hình.
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi> Gv HDHS nắm chắc yêu cầu bài.
 - GV chia lớp thành các nhóm đôi.
	 - GV phát phiếu BT cho HS, 3 nhóm HS làm vào giấy khổ lớn.
 - Các nhóm đôi thảo luận và làm vào phiếu.( GV quan sát giúp đỡ các nhóm)
 - Đại diện một số nhóm lên dán bài trên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình.
	 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chốt.
Giang sơn, non sông, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.
Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn.
Xây dựng, kiến thiết, dựng xây, tôn tạo, chăm sóc.
Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.
- GV- HS kết hợp giải thích một số từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại(làng xóm, bảo ban, chăm sóc, xanh tốt)
- 2 HS đọc lại các từ ở phần a.
- Theo các em các từ ở phần a thuộc nhóm nghĩa nào?
- GV yêu câu đặt câu với một số từ trên bảng.
- Các phần còn lại tương tự.
Nhóm nghĩa nói về Tổ quốc 
Giang sơn, non sông, Tổ quốc, đất nước
Nhóm nghĩa nói về việc bảo vệ Tổ quốc.
Bảo tồn, bảo vệ, giữ gìn.
Nhóm nghĩa nói về việc xây dựng Tổ quốc
 Xây dựng, kiến thiết, dựng xây, tôn tạo
Nhóm nghĩa nói về vẻ đẹp của Tổ quốc
Tươi đẹp, hùng vĩ, gấm vóc
=>Kết luận: Các từ ở BT1 đó là các từ chỉ Tổ quốc.
Bài 2: Em hãy kể về một vị anh hùng mà em biết
- 1 HS đọc thầm yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm chắc y/c đề bài.
- GV y/c HS nêu tên một số vị anh hùng mà em biết.
- Em biết rõ về vị anh hùng nào nhất?-> HS nêu tự do
- GV HD HS kể: nhắc HS kể tên 1 số vị anh hùng mà em biết, cần kể ngắn gọn, thoải mái, chú ý nói về công lao to lớn của các vị anh hùng đó.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Thi kể trước lớp, lớp bình chọn bạn kể hay, đúng, có hiểu biết về vị anh hùng đó.
- Nối tiếp nhau kể về các vị anh hùng và công lao của từng vị đó. 
- GV- HS cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng. 
- Gv cung cấp thêm về tiểu sử của các vị anh hùng mà hs chưa biết.
-Liên hệ giáo dục HS tình cảm và lòng biết ơn đồng thời tự hào về lòng yêu nước của các vị anh hùng dân tộc.
- Chúng ta cần làm gì dể tỏ lòng biết ơn tới các vị anh hùng dân tộc?
Bài 3:- GV chiếu nội dung bài lên màn hình( bảng phụ)
Trong một trận chiến đấu, thế cùng lực kiệt . Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Giặc tìm mọi cách tra hỏi ông để dò tin tức vua Trần và tình hình quân ta. Trước sau ông đều không nói.
 Biết ông là bậc anh hùng chẳng hề nào khuất phục được, giặc đem giết ông. Cảm phục cái chết dũng cảm của Trần Bình Trọng, vua Trần thương khóc và truy phong ông tước vương.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV giới thiệu qua về anh hùng Trần Bình Trọng.- ?GV phát phiếu BT cho HS
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì đặt dấu phẩy.( GV quan sát giúp đỡ và kết hợp nhận xét một số phiếu BT)
- HS nêu miệng trước lớp. - >Lớp, GV chữa bài và nhận xét.
=>Kết luận: Dấu phẩy thường được đặt ở đâu? Khi đọc , gặp dấu phẩy ta phải làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài ôn.
- Hãy nêu các từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc. 
- Các bạn có thấy quê hương mình đẹp không?
- Chúng ta cần làm gì để Tổ quốc, đất nước mình luôn tươi đẹp?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
__________________________________________________________
TOÁN*
Ôn luyện: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000. Giải toán
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện tập về phép cộngcác số trong phạm vi 10000 (nhẩm và viết).
- Giải toán bằng 2 phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng.
- HS sinh có ý thức học bài.
II/ĐỒ DÙNG :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS: 6385 – 2927	 2340 - 512.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm theo dãy bàn.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
 a. 703 + 1857 3516 + 4839 
 4324 + 5676 2415 + 4385 
- Lần lượt HS lên bảng.
- Chữa, nhận xét, vài em nêu cách làm.
*Bài 2: Tính nhẩm
 a. 6200 + 800 b. 4000 + 600
 5700 + 4300 7100 + 900
- Mỗi HS nêu kết quả một phép tính.
- Nhận xét bạn, nêu cách nhẩm...
*Bài 3: Tháng 1 đội công nhân sửa được 3075 mét đường. Tháng 2 đội công nhân sửa được nhiều hơn tháng 1 là 125 mét đường. Hỏi cả 2 tháng đội công nhân sửa được bao nhiêu mét đường?
- HS đọc yêu cầu BT. HS phân tích bài toán.
- 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cách cộng, trừ các số có bốn chữ số. HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
_______________________________________________________________
THỦ CÔNG
Đan nong mốt ( Tiết 1 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. HS có năng khiếu: Bước đầu đan được nong mốt đúng qui trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm đan nong mốt.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: + Mẫu tấm đan nong mốt.( HĐ1 )
	 + Quy trình đan nong mốt.( HĐ2)
	 + Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.( HĐ2)
- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu tấm đan nong mốt và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV liên hệ thực tế: 
- Đan nong mốt được ứng dụng làm những đồ dùng gì trong gia đình ? ->Làm đồ dùng trong gia đình: đan làn, đan rổ, rá,
- Những đồ vật đó được làm bằng vật liệu gì ? - >Hầu hết các vật liệu này là mây, tre, nứa lá dừa 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Treo tranh quy trình và hướng dẫn.
- GV hướng dẫn HS các bước.
+Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô => cắt theo các đường kẻ giấy.
- 1 hình vuông màu khác 9 ô =>.........
+Bước 2: Đan nóng mốt bằng giấy bìa.
- Đặt các nan dọc lên bàn.
- Nhấc nan dọc 2; 4 ; 6; 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào.
- Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7 lên và luồn nan thứ 2 vào.
- Tương tự đan cho đến hết nan ngang thứ 7.
+Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm nan.
- Hướng dẫn bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại rồi dán vào tấm đan để không bị tuột.
- HS nhắc lại cách đan.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS kẻ, cắt được các nan đan.
- GV theo dõi giúp đỡ các em.
- HS khéo tay đan được nong mốt theo yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu quy trình đan nong mốt.
- Đan nong mốt thường để làm gì ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 
 Ngày soạn : 11/ 1/2017
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng:
	CHÍNH TẢ 
Nhớ - viết: Bàn tay cô giáo
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhớ - viết đúng bài CT; Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Yêu quý mái trường và những người đã dạy dỗ mình. Có ý thức tự rèn chữ viết.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: trí thức ; nhìn trăng; tia chớp; trêu chọc.
- HS viết

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc