Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000. Giải được BT bằng 2 phép tính.

 - Thực hiện đặt tính, nhẩm tính thành thạo.

 - Có ý thức học tập tốt.

II/ĐỒ DÙNG:

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ - 4HS lên bảng làm 4 phép tính của bài 2( 171).

- HS_ GV nhận xét tuyên dương.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: trực tiếp

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Thực hành

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười 
+ Dưới lòng đất : -mỏ than , mỏ vàng , mỏ dầu , kim cưong , đá quý , 
- GV cùng HS nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh kết quả.
*Bài 2: Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giầu thêm?
- YC HS đọc nội dung.
- YC HS trao đổi theo nhóm và ghi ra tờ giấy to.
- Gọi đại diện một số nhóm lên dán bài, đọc kết quả.
+ Xây nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc
+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ
+ Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích
+ Xây bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm.
+ Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc . . .
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí .
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 *Bài 3: Chọn dấu chấm, dấu phẩy điền vào ô trống.
- Gọi 1 HS em đọc đoạn văn- >YC HS làm bài ra nháp
- Dán 3 tờ phiêú lên bảng, mời 3 tốp HS ( mỗi tốp 4 em) lên bảng thi làm bài tiếp sức. Đại diện mỗi tốp trình bày kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lời giải đúng.
- Gọi 1 em đọc lại câu chuyện.
+ Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? (HS- Ban đêm, Tuấn không nhìn thấy mặt trời nhưng thực ra mặt trời vẫn có và trái đất vẫn quay quanh mặt trời.)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhớ những từ ngữ vừa học, kể lại được truyện vui.
- Nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
TOÁN
Tiết 167: Ôn tập về đại lượng
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: Độ dài, khối lượng, thời gian, tiền VN, làm tính
- Biết giải toán có liên quan về đại lượng đã học.
- HS hứng thú với giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG: 
 - GV: 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật.
 - HS: SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm lại bài tập 1, 2 trong SGK.
- Lớp, HS, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS tự viết ra nháp. 1 HS chữa.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Em làm thế nào để biết?HS ( Đổi 7m 3cm = 703 cm)
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
*Bài 2:
 - Gọi HS đọc đề.
- GV HD HS quan sát tranh rồi thực hiện phép cộng, trừ
+ Quả cam cân nặng bao nhiêu gam? 200g + 100g = 300 g ÞQuả cam cân nặng 300 g
+ Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?500g +200g =700 gÞQuả đu đủ cân nặng700 g
+ Quả đu đủ nặng hơn quả cam bao nhiêu gam? 700 g - 300g = 400g	 Þ Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- Gợi ý để HS tìm cách giải thứ hai để tính trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam. 
*Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
- Hai HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài .
- GV nhận xét việc thực hiện của HS.
- GV yêu cầu HS vẽ thêm kim phút vào mô hình đồng hồ . 
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào? 
- >Tính từ vạch ghi số 11 (vị trí kim phút lúc ở nhà) đến vạch ghi số 2 (vị trí kim phút lúc tới trường) (theo chiều quay của kim đồng hồ), có 3 khoảng, mỗi khoảng là 5 phút; nhẩm 5 phút x 3 = 15 phút. Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút 
- GV quan sát giúp đỡ HS.
*Bài 4:
- HS tự đọc và tóm tắt đề toán. 1 HS lên bảng tóm tắt.
 Tóm tắt
 Bình có: 2 tờ giấy bạc loại 2000đồng
 Mua : 2700 đồng 
 Còn :tiền ?
- YC HS tự giải vào vở
- Gọi 1 HS chữa bài 
Giải :
Số tiền Châu mua 2 quyển vở là :
1500 x 2 = 3000 ( đ)
Số tiền Châu còn lại là :
 5000 – 3000 = 2000 ( đồng )
 Đ/S: 2000 đồng
- GV nhận xét, củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
ĐẠO ĐỨC
 Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh môi trường
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe.
- HS biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm. Cần có thái độ với những hành vi phá hoại môi trường sống. 
- GDHS bảo vệ môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG Tranh về môi trường 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Các hoạt động:
*Hoạt động1. Báo cáo kết quả điều tra 
- YC nộp tranh mô ta môi trường nơi em đang sống ? 
- Hình dung lại môi trường nơi mình đang ở trong tranh .
-Mời lần lượt từng e hay mô tả lại nội dung từng tranh mà em vẽ.
- Lần lượt từng HS mô ta lại nội dung bức tranh của mình.
- Từng nhóm nhận xét việc bảo vệ môi trường.
- Bình chọn những việc làm tốt. 
- Giữ vệ sinh chung không xả rác bừa bãi
- Theo em nơi mình ở môi trường trong sạch chưa?
- Em đã tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?
- GV lắng nghe và nhận xét bổ sung cho HS .
 Hoạt đông 2 : Thảo luận nhóm
-Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm tham gia trao đổi bày tỏ thái độ với các ‎ nội dung giáo viên đưa ra và giải thích lí do
-Lần lượt đưa ra các ‎ ‎ kiến để HS bày tỏ.
-Đại diện các nhóm trả lời
- Lớp bình chọn cho các nhóm đưa ra cách giải quyết hay.
- GV nhận xét, đánh giá hiệu quả làm việc của các nhóm.
- GV củng cố cho HS biết bày tỏ thái độ của mình về những việc làm đúng để bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
-Chúng ta cần làm những gì để làng quê và trường lớp của mình luôn sạch sẽ.
-GV nhận xét tiết học
Buổi chiều:	TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa: A, M, N, V (Kiểu 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2): A, M (1 dòng), N,V (1 dòng); viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng: Tháp Mười...Bác Hồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- HS viết đúng chữ A, N, M, V, viết đẹp.
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. 
II/ ĐỒ DÙNG: Chữ mẫu
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng lớp: Văn Lang, Vỗ tay.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn viết trên bảng con:
* Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài A, D, V, T, M, N, B, H.
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.
- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
*Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giảng từ ứng dụng: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 200 năm. Ông là người cho xây dựng thành Cổ Loa	
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li? 
- GV viết mẫu trên bảng lớp- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con.
- GV nhận xét sửa sai.
*Luyện viết câu ứng dụng:
 - HS đọc câu ứng dụng
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
- HS viết bảng con: Tháp Mười, Việt Nam. 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết.
- HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại câu tạo các chữ đã học. 
- Nhắc lại nội dung giờ học
- Nhận xét giờ học.
 TIẾNG VIỆT*
Luyện viết bài: Sự tích chú Cuội cung trăng
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nghe bài: "Sự tích chú Cuội cung trăng (đoạn3)".
- HS nghe viết đúng bài chính tả, trình bày bài đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS có ý thức luyện viết đúng, đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG :
- HS: bảng con, vở viết.
- GV: SGK, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại tên bài tập đọc trước. HS nhắc lại ND bài tập đọc.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện viết:
+ HDHS chuẩn bị:
 - GV đọc bài viết- 2 HS đọc lại - lớp đọc thầm theo.
 + Tìm những tiếng viết hoa trong bài? 
 + Nêu cách trình bày bài thơ? 
	- GV đọc cho HS viết 1 số tiếng khó vào bảng con. 1 HS lên bảng viết: ùa ra, ruộng rộng, quăng lờ, ...
+ Luyện viết vào vở:
	- GV đọc cho HS viết bài.
	- GV quan sát HS viết, uốn nắn...
*Hoạt động2: Nhận xét, đánh giá, chữa bài:
	- GV thu 1 số bài.
	- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố dặn dò:
	- HSnhắc lại tên bài học.
	- HS nêu cách trình bày bài văn xuôi.
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
THỦ CÔNG
Ôn tập chương 3 và chương 4
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS về đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- HS làm được một sản phẩm đã học. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Các mẫu về chương đan nan và làm đồ chơi.
- HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS.
? Nêu tên các bài đã học ở chương III và chương IV? 
- 2 HS nêu, GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. GV ghi bảng:
+ Đan nong mốt
+ Đan nong đôi
+ Làm lọ hoa gắn tường
+ Làm đồng hồ để bàn
+ Làm quạt giấy tròn
- Vài HS nhắc lại tên các bài.
- GV cho HS quan sát lại các mẫu.
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu: Hãy làm một sản phẩm (tuỳ theo ý thích ở chương III và chương IV). Với HS khéo tay làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Vài HS nêu tên sản phẩm định làm.
- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- Vài HS nhắc lại các bước làm sản phẩm mình vừa làm.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :27/04/ 2017
 Ngày dạy:Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2017
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Dòng suối thức
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe viết chính tả bài thơ: Dòng suối thức. Trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 a/b, hoặc BT3a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức viết chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:
 	 GV: SGK.
	 HS: bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2HS lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á 
HS, GV nhận xét và chữa bài
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc cả bài thơ
- HS đọc lại, lớp theo dõi SGK
GV hỏi: Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào? 
 Trong đêm, dòng suối thức để làm gì? 
- HS nói cách trình bày bài thơ.
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó, GV nhận xét bổ sung.
- GV đọc cho 2HS lên bảng viết các từ khó, HS dưới lớp viết vào bảng con
+ Viết bài.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV nhận xét 1 số bài. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 (137)/a:- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV đọc từng câu.
- HS trả lời các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ ch.
*Bài 3(138/)a:
- HS làm bài cá nhân điền vào bài thơ tiếng có âm tr/ ch.
- GV gọi HS đọc lại bài thơ.
- HS đọc bài thơ.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày bài thơ. 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học. 
TOÁN
Tiết 168: Ôn tập về hình học
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. HS làm bT1, 2, 3, 4.
- HS tích cực, tự giác, hứng thú trong giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS đổi : 1 ngày 4 giờ = .giờ; 4 km 6hm = .hm
- HS, Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành :
 Bài 1:- HS đọc yêu cầu của bài.-> GV cho HS quan sát kĩ hình vẽ trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm góc, đỉnh, góc vuông, góc không vuông, trung điểm của đoạn thẳng. 
- Yc HS tự làm bài rồi chữa.
a/ Có 7 góc vuông , các đỉnh góc vuông là : A, E , M, N, B , D , C và các cạnh ,
b/Trung điểm của đoạn AB là M đoạn ED là N
c/ Trung điểm của đoạn AE là I, đoạn MN là K.
- HS- GV nhận xét.
 Bài 2 :- HS đọc yêu cầu của bài.- >HS nhắc lại cách tính chu vi của tam giác.
- Yc HS tự làm bài vào vở- HS lên bảng chữa bài.
Giải 
 Chu vi tam giác ABC là :
35 + 26 + 40 = 101 ( cm)
 Đ/S: 101 cm
- HS, GV nhận xét chốt lại cách tính chu vi hình tam giác.
Bài 3 :- HST nêu y/c của bài.- >GV y/c HS nhắc lại cách tính chu hình chữ nhật.
- HS tự làm vào vở- GV quan sát giúp đỡ những bạn học chậm.
- GV thu 1 số bài- nhận xét cách trình bày, lời giả đúng.
Giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là :
( 125 + 68 ) x 2 = 386 (m)
 Đ/S: 386 m
- GV chốt cách tính chu vi hình chữ nhật.
 Bài 4:- HS đọc y/c BT- HS phân tích đề bài.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- HS nêu lại cách tính- > HS tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở -> trao đổi vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét , chữa bài.
Giải
 Chu vi hình chữ nhật là :
( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m)
- Diện tích hình vuông là :
200 : 4 = 50 ( m)
Đ/S: 50m
- GV củng cố chú ‎ về kí hiệu của diện tích.
3. Củng cố, dặn dò :
- 2 HS nêu lại cách tính chu vi và cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Nhận xét giờ học
___________________________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 68: Bề mặt lục địa (tiếp)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết so sánh 1 số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
- Rèn KN quan sát, KN trình bày.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
GDKNS:- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
- Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
II/ ĐỒ DÙNG:GV: Phiếu học tập, bút màu. HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Nước suối, sông thường chảy đi đâu? 
	 Cần làm gì để bảo vệ các nguồn nước? 
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
+Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa đồi và núi. 
+ Cách tiến hành:
-Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1SGK trang 130 và sự hiểu biết để thảo luận theo bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
- HS quan sát và thảo luận ghi vào phiếu học tập, 2 nhóm ghi vào phiếu học tập khổ lớn.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS thảo luận.
-Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- GV cùng các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*KL: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc, còn có đỉnh tròn, sườn thoải..
*Hoạt động2: Quan sát tranh theo cặp
+ Mục tiêu: Nhận biết được, đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 SGK trang 131 và trả lời câu hỏi :
- So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên? 
- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào? 
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
KL: Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
*Hoạt động 3: HS làm việc cả lớp.
+ Mục tiêu: So sánh sự khác nhau giữa sông và suối.
+ Cách tiến hành: 
 - GV nêu câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa sông và suối?
 - HSTL. Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sông hồ khỏi tình trạng khai thác và ô nhiễm môi trường, đồi núi cây rừng bị chặt phá?
- GV hệ thống lại nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
 Buổi chiều:
TOÁN
Tiết 169: Ôn tập về hình học (Tiếp theo)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tính diện tích các hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2,3.
- Rèn kĩ năng giải bài toán thành thạo.
II/ ĐỒ DÙNG:
 	- GV: Bộ đồ dùng dạy toán.
 - HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS giải miệng bài 4(173). 
- HS, GV củng cố dạng toán có lời văn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1(174):- GV yêu cầu HS đếm số ô vuông để tính diện tích của các hình A, B, C, D 
- HS trao đổi theo cặp tính diện tích các hình.
- HS đọc diện tích các hình trước lớp.
+ Diện tích hình A là 8cm2
+ Diện tích hình B là 10cm2
+Diện tích hình C là 18cm2
+ Diện tích hình D là 8cm2
- GV củng cố cho HS thấy được các hình A, D tuy có dạng khac nhau nhưng có diện
tích bằng nhau. 
*Bài 2(175):- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm bảng lớp và giấy nháp. HS so sánh chu vi, diện tích hai hình.
Bài giải(a)
Chu vi hình chữ nhật là
( 12 + 6 ) x 2 = 36 cm
Chu vi hình vuông là
9 x 4 = 36 (cm)
Hình vuông và hình chữ nhật có chu vi bằng nhau.
Đáp số: 36cm; 36 cm; có chu vi bằng nhau .
Bài giải( b)
Diện tích hình chữ nhật là
12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình vuông là
9 x 9 = 81 (cm2 )
Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật
Đáp số: 72 cm2 ; 81cm2
 - GV củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông
*Bài 3(175):- HS đọc yêu cầu BT. 
- GV cho HS phát hiện cách tính diện tích của hình. 
- GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng nhiều cách.
- HS làm bài vào vở. HS lên bảng làm.
- HS- GV chốt: 
+ Cách 1 
 Diện tích hình ABEG + Diện tích hình CKHE
 6 x 6 + 3 x 3 = 45( cm2)
+ Cách 2:
Diện tích hình ABCD + Diện tích hình DKHG 6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2)
- GV củng cố về cách tính diện tích của hình bằng nhiều cách.
*Bài 4(175): - GV cho HS lên bảng thi ghép hình.
- HS lấy bộ đồ dùng học toán để xếp theo yêu cầu.
- HS, GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
TIẾNG VIỆT*
Ôn luyện: Nhân hóa. So sánh. Dấu chấm, dấu phẩy
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố, ôn luyện về biện pháp nhân hoá, so sánh. Cách dùng dấu chấm, dấu phẩy 
- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách so sánh. Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.
- HS có ý thức học tập tốt
II/ ĐỒ DÙNG :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Tìm một câu văn, câu thơ có hình ảnh nhân hoá?
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: HDHS làm bài tập.
* Bài 1:Đọc hai đoạn thơ sau:
a)Trông kìa máy tuốt
 Rung triệu vì sao
 Đầy sân hợp tác
 Thóc vàng xôn xao
Máy tròn quay tít
Núi thóc dần cao
Máy không biết mệt
Cười reo rào rào
b) Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế:
- Cậu đi như con rùa ấy! Xem tớ đây này!
Nói rồi xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Điền câu trả lời cho cho mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống: 
+ Sự vật trong đoạn a hay đoạn b được nhân hoá bằng cách coi vật như người?........
 + Sự vật trong đoạn a hay đoạn b được nhân hoá nhờ vào dùng các từ tả người để tả vật......
- GV và lớp nhận xét bổ sung.
* Bài 2: Đặt 3 câu có sử dụng hình ảnh so sánh:
- 1 HS Tđọc yêu cầu-> HS làm bài cá nhân
- Vài HS đọc bài làm của mình- >Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 3: Điền từ gọi người hoặc từ tả người vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn tả cây trong vườn vào buổi sớm.
Anh ban mai vừa bừng lên những làn gió đã lướt đến vườn cây sau nhà 
ổi găng đã khoe những quả ổi căng tròn da đang chuyển dần từ mầu xanh thẫm sang mầu hanh vàng 
- 1 HS lên bảng làm- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- GV củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
+ Dấu chấm, dấu phẩy được đặt ở dâu trong câu.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhân hoá là gì?
- Đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét tiết học.
	TOÁN*
Ôn tập về đại lượng và hình học
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về 1 số đại lượng đã học: đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.
- Vận dụng làm 1 số bài tập.
- HS có hứng thú trong tiết học.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo đọ dài.
- HS, GV nhận xét và bổ sung.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Điền vào chỗ chấm:
 1m 12cm = ...c

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc