Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng đẹp và tương đối nhanh chữ viết hoa P1 dòng ,Ph,B 1dòng Viết đúng tên riêng Phan Bội Châu 1dòng và viết câu ứng dụng 1 lần

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao Phá Tam Giang.vào Nam.

- HS có ý thức tham gia học bài.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: chữ mẫu viết hoa P.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu cấu tạo, 1 HS nêu cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ.

- HS viết bảng lớp, bảng con: Lãn Ông, Quảng Bá, Hồ Tây, Hoàng Đào

- >GV, HS nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng con

+ Luyện viết chữ hoa:

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tháng 5 có ... ngày
- Tháng 6 có ... ngày
- Tháng 7 có ... ngày
- Tháng 8 có ... ngày
- Tháng 9 có ... ngày
- Tháng 10 có ... ngày
- Tháng 11 có ... ngày
- Tháng 12 có ... ngày
- HS yêu cầu.-> HS tra lịch nêu miệng trước lớp.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
* Bài 3: Xem lịch 2017 cho biết
- Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy?
- Ngày 1 tháng ba là thứ mấy?
- Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?
- Ngày 2 tháng 9 là thứ mấy?
 - Tháng ba có .... ngày chủ nhật?
- HS nêu yêu cầu-> HS tra lịch. Trả lời trước lớp
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
3. Củng cố- Dặn dò: 
 - GV và HS củng cố toàn bài
- Nhận xét giờ học.
 	Ngày soạn : 1/ 2/2017
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2017
Buối chiều:	
CHÍNH TẢ
 Nghe- viết: Ê- đi- xơn
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác đoạn văn về Ê - đi- xơn. Làm bài tập phân biệt âm, giải câu đố.
- Trình bày đúng hình thức bài chính tả. Viết đúng tên riêng nước ngoài.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp, học tập tấm gương của Ê- đi- xơn.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng phụ viết NDBT 2a.
- HS: Vở nháp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS viết 4 từ có âm đầu là tr, ch.
- 1HS lên bảng viết, ở dưới viết vào nháp.
- GV nhận xét HS viết bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị.
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi: 
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
- Tên Ê- đi- xơn viết như thế nào? 
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2(33)a:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, quan sát 2 tranh minh hoạ để giải câu đố.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bài làm và chốt lời giải đúng.
- HS đọc lại câu đố.
3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nêu cách viết hoa tên riêng nước ngoài.
- 1 HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 	 TOÁN
Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Có biểu tượng về hình học. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
 - Xác định được đường kính, bán kính, dùng com pa vẽ được hình tròn.
 - Có tính cẩn thận trong học tập.
II/ĐỒ DÙNG: - GV: com pa, mô hình đồng hồ hình tròn.	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV hỏi miệng nội dung bài tập 1 và 2SGK.
- HS trả lời miệng câu hỏi GV nêu. 
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
+ Giới thiệu hình tròn:
- GV đưa ra một số vật có dạng hình tròn: đồng hồ và giới thiệu mặt đông hồ có dạng hình tròn.
- GV vẽ một hình tròn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB. HS theo dõi và nhắc lại.
+ Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn:
- GV đưa ra chiếc com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa, công dụng của chiếc com pa.
- HS quan sát cái com pa.
- GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước.
- Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
- HS tập vẽ trên giấy nháp, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(111):- 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - GV yêu cầu HS mở SGK tự đọc tên các đường kính, bán kính.
 - HS làm bài cá nhân, sau đó đọc trước lớp. GV nhận xét và sửa sai.
Bài 2(111): 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - HS vẽ ở vở nháp, 1HS nhắc lại cách vẽ.
Bài 3(111):- 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - HS quan sát hình vẽ và vẽ như nội dung yêu cầu SGK, sau đó trả lời các câu hỏi SGK. -> GV hỏi vì sao lại chọn ý đó. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- HS nhắc lại cấu tạo của com pa và cách vẽ hình tròn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 TIẾNG VIỆT *
Luyện viết bài: Nhà bác học và bà cụ 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS nghe đoạn 3 bài "Nhà bác học và bà cụ".
 - HS nghe viết đúng bài chính tả, trình bày bài đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS có ý thức luyện viết đúng, đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại tên bài tập đọc trước. HS nhắc lại ND bài tập đọc.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện viết:
+ HDHS chuẩn bị:
- GV đọc bài viết( Đoạn 1)- 2 HS đọc lại - lớp đọc thầm theo.
- Đoạn văn gồm có mấy câu? 
- Đoạn văn có những dấu câu nào? 
- Tìm các tên riêng có trong bài viết. Các tên riêng ấy được viết như thế nào? HS
- GV đọc cho hs viết 1 số tiếng khó vào bảng con.
- 1 HS lên bảng viết: Ê-đi-xơn
+ Luyện viết vào vở:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV quan sát HS viết, uốn nắn...
*Hoạt động2: Nhận xét, chữa bài:
- GV thu 1 số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :1/ 2/2017
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017
Buối sáng:
	TẬP ĐỌC
Cái cầu
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc đúng nhịp của từng dòng thơ.
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ , khổ thơ. Hiểu nghĩa các từ: chum, ngòi, Sông Mã. Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha. Học thuộc khổ thơ HS thích.
- Yêu quý, giúp đỡ cha mẹ.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu 2 HS kể lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ già.
- GV nêu tiếp câu hỏi về nội dung toàn bài.-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Tranh
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc:
. GV đọc mẫu, nêu cách đọc. HS theo dõi SGK.
. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng dòng thơ:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 dòng thơ.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp	:	
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ của bài.
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
+ Đọc từng khổ trong nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV nêu câu hỏi 1 (35).- >HS đọc thầm và trả lời.	
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? ->Người cha làm nghề xây dựng cầu.
+ Cha bạn nhỏ gửi cho bạn chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào?
- GV cho HS quan sát ảnh cây cầu Hàm Rồng.
- Khổ 2 + 3 + 4: + Từ chiếc cầu của cha làm bạn nhỏ đã nghĩ đến những gì ? ->Bạn nghĩ tới sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước ; nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo qua sông 
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?-. Bạn yêu nhất chiếc cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và đồng nghiệp làm nên. 
+ Trong bài em thích nhất khổ thơ nào ?Vì sao 
+ Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào ? 
- HS trả lời; lớp, GV nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn các em học thuộc bài thơ bằng cách đọc nhẩm.
- HS thi đọc thuộc khổ thơ, bài thơ trong nhóm.
- HS thi đọc thuộc khổ thơ.- >Vài HS thi đọc cả bài thơ trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc, cho điểm những HS đọc tốt.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.-> GV: Bài văn nói lên điều gì? 
- GV liên hệ giáo dục HS về công lao to lớn của cha mẹ vì vậy các em cần phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
________________________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Mở rộng vốn từ: sáng tạo. Ôn luyện dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Tìm đúng từ vể chủ đề sáng tạo, điền đúng các dấu câu.
- Nói, viết câu đủ ý gọn lời.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu 2 HS chữa bài 2, 3(26).-> Lớp; GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(35) :- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc HS dựa vào các bài tập đọc ở tần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- HS trao đổi theo nhóm đôi lần trong từng bài để tìm.
- GV chia bảng làm 3 cột, gọi đại diện 3 em ở 3 dãy lên chữa bài.
- Cả lớp cùng GV chốt lại lời giải đúng: tiến sĩ , đọc sách , học , mày mò, nhớ nhập tâm , nghề thêu, nhà bác học , viết , sáng tạo , người trí thức yêu nước vv
- 1 HS đọc lại các từ trên bảng.
Bài 2(35):
- 1 HS đọc yêu cầu và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân.
- GV ghi 4 câu văn lên bảng, gọi HS lên chữa bài.
- 4 HS lên bảng chữa bài. GV chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại 4 câu văn đã điền đúng dấu.
Bài 3(36): Bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu và câu chuyện vui: Điện
- GV giải nghĩa từ: phát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa đối với cuộc sống.
- GVgiải thích nội dung bài và yêu cầu HS làm bài.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ. 
- Lớp; GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- GV hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào? (2 HSTL).
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài. 
- 1 HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy trong câu.	 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
________________________________________________________________
TOÁN
Tiết 108:Ôn Phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Củng cố cho hs cách cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- HS thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- HS yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Bảng con, vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính: 1825 + 455 8090 - 7131
- HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp. 
- HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét và củng cố lại cách nhân.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài1: Đặt tính và tính.
	 6927 - 4385 8493 - 6546 7106 + 978
	 4216 + 4207 9877 - 8983 3182 + 1989
- 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Khi chữa bài yêu cầu vài HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
	 4532 - 2937 + 5006 	(9700 + 100) - (5900 + 100)
	 (4642 + 21) - (3021 - 21)	4 x (7358 - 6419)
- 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Khi chữa bài yêu cầu vài HS nêu cách thực hiện phép tính.
 ? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào?
- GV củng cố về cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Một cửa hàng có 9398 kg gạo. Buổi sáng bán 2700 kg, buổi chiều bán 3678 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
- 2 HS nêu yêu cầu của bài và câu trả lời.
- HS làm bài vào vở. Những HS làm nhanh có thể làm 2 cách.
- 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 1 cách).
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: Xe thứ nhất chở được 3240 kg hàng, xe thứ hai chở hơn xe thứ nhất 475 kg hàng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu kg hàng?
- 2 HS đọc bài toán.- >HS nêu cách làm. HS làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng làm bài.-> Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.-> Bài học hôm nay ôn lại kiến thức gì?
- GV củng cố, chốt lại KT cần nhớ cho HS.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương, dặn dò.
____________________________________________________________
	TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Tiết 43: Rễ cây
I/MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
- HS nêu được đặc điểm của rễ cọc rễ chùm, rễ phụ , rễ củ.
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
- HS thích tìm hiẻu
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: - Các hình trong SGK
- GV và HS sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:- Em hãy nêu chức năng của thân cây?-> HS- Vnhận xét, 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu được dặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát các hình1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
* Kết luận:
	Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy gọi là rễ củ.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
* Mục tiêu: Biết phân biệt các loại rễ cây sưu tầm được
* Cách tiến hành:- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn dính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- HS nhắc lại đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.- Có mấy loại rễ cây? Cho ví dụ? 
- Em cần làm gì để bảo vệ cây trồng? GV liên hệ GDHS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :2/ 2/2017
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017
Buổi sáng:
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Một nhà thông thái
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết bài: Một nhà thông thái. Làm bài tập tìm tiếng bắt đầu bằng âm d, r, gi. Tìm từ chỉ hoạt động có r, d, gi.
- Trình bày đúng đoạn văn, làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:- GV yêu cầu HS viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng ch/ tr.
- 2 HS lên bảng, ở dưới viết giấy nháp. - GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
- Hướng dẫn chuẩn bị:
- 2 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK, đọc chú giải từ mới.
- GV giúp HS nhận xét: 
	 + Đoạn văn gồm có mấy câu?
	 + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 + Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?	 
- Viết từ khó: - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
- Viết bài:- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a:- 1 HS đọc yêu cầu a, sau đó tự làm bài vào vở nháp.
- GV chia bảng làm 3 cột.
- 3 HS lên bảng thi viết các từ bắt đầu bằng r, d, gi.
- Lớp, GV nhận xét về nội dung chính tả, phát âm rồi chốt lời giải đúng.
- Vài HS đọc lại bài tập.
Bài 3a:- 1 HS đọc yêu cầu a.
- HS làm bài tập theo nhóm đôi thi viết nhanh các tiếng bắt đầu bằng d, r, gi. 
- HS trình bày miệng trước lớp. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài. 
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?	 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 44: Rễ cây ( Tiếp)
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Nêu chức năng của rễ cây và ích lợi của nó. 
	- Phân biệt được chức năng của mỗi loại rễ cây.
	- Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Một số loại rễ cây
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Rễ cây gồm có mấy loại? Đó là những loại nào? Lấy ví dụ.
- Lớp; GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
+ Mục tiêu: Nêu chức năng của rễ cây 
+ Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát và nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu SGK trang 82 và giải
thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
=>GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đông thời còn
bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.	
+ Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số cây
+ Cách tiến hành: 
-Bước 1: Làm việc theo cặp	
- HS quan sát các rễ cây sưu tầm được.
- GV yêu cầu HS quay mặt vào nhau thảo luận chỉ đâu là rễ, cây đó được sử dụng làm
gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ
cây để làm gì?
=> GV kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
3. Củng cố-Dặn dò:
-1 HS nhắc lại tên bài học. 
- Kể tên một số loại rễ cây làm thức ăn, làm thuốc mà em biết?
- GV liên hệ GDHS thông qua bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN
Tiết 109: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần).
- Giải được bài toán có gắn với phép nhân.
- Chăm chỉ, tự giác luyện tập.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bảng phụ viết NDBT 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ:- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con: 102 x 3 171 x 4 
- Khi chữa bài 2 HS nhắc lại cách tính.-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
+ Ví dụ 1:	1034 x 2 = ?
- HS nêu cách đặt tính, tính.
- GV viết bảng như SGK.
+ Ví dụ 2:	2125 x 3 = ?
- Hướng dẫn tương tự như trên.
- GV lưu ý cho HS : 
. Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
	. Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liên tiếp (nếu có).
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(113):- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làn bảng con theo dãy, 3 HS lên bảng làm.
- Khi chữa bài vài HS nêu cách nhân. 
- GV nhận xét, chốt lại cách nhân.
Bài 2a(113):- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự đặt tính rồi tính (HS làm nhanh làm thêm phần b).
- HS làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra KQ.
- GV nhận xét, chốt lại cách nhân.
Bài 3(113):- 2 HS đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn làm bài. -> 1HS lên chữa bài. GV nhận1 số bài, chốt KQ đúng.
Giải :
Số viên gạch xây 4 bức tường :
1015 x 4 = 4060 ( viên )
 Đ/S: 4060 viên gạch
Bài 4a(113):- HS tự nhẩm theo mẫu rồi làm vào vở (HS làm nhanh làm thêm phần b).
- 2 HS lên bảng làm.-> HS, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
- GV củng cố số tròn nghìn nhân với 1 số.
3. Củng cố-Dặn dò:- 1 HS nhắc lại tên bài. 
- 1 HS nêu cách đặt tính số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- 1 HS nêu cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương	
 TIẾNG VIỆT *
Ôn tập: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm hỏi
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố từ ngữ về sáng tạo. Cách dùng dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
- HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
- HS yêu quý sự trong sáng của Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG : 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- Tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức? 
- >HS nêu miệng-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Dựa vào nghĩa hãy chỉ các từ sau thành 2 nhóm: luật sư, nghiên cứu, giảng dạy, bác sĩ, chế tạo, kĩ sư, phát minh, chế tao, giáo sư, chữa bệnh, dược sĩ.Thành 2 nhóm từ chỉ hoạt động của trí thức và từ chỉ người trí thức.
- HS nêu yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT.-> HSTL nhóm đôi. HS nêu miệng.-> HS-Nhận xét chốt bài làm đúng.
- GV củng cố lại về các từ ngữ của trí thức.
* Bài 2: Đặt 5 câu với mỗi từ sau: 
	“Chế tạo, phát minh, giáo sư, nghiên cứu, giảng dạy”
- HS nêu yêu cầu.- >HS làm bài vào vở.
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc