Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa M ( 1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng: Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây . núi cao (1 lần bằng cỡ chữ nhỏ).

- HS viết tương đối đúng, đẹp.

- Có ý thức giữ gìn VS – CĐ.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: chữ mẫu viết hoa M, T, B ; phấn màu

 - HS: bảng con , phấn

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết bảng: Lê Lợi. Lựa lời.

- HS: Lựa lời. HS, GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

* Hoạt động1: Hướng dẫn viết trên bảng con

+B1: Luyện viết chữ hoa

- HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B

- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.

- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.

- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.

- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : (13 x 3).
- 125 + 10 - 4 tính và nêu rõ giá trị của BT:
 125 + 10 - 4.
*Hoạt động 3: Thực hành.
*Bài 1: 
- GV viết 284 + 10 - HS đọc biểu thức - tính. - HS nêu cách làm.
Þ Vậy giá trị của BT 284+ 10 là bao nhiêu?- HS trả lời.
* Các phần khác làm tương tự.
- HS làm bảng, lớp làm vào vở.-> GV- HS nhận xét chốt, củng cố dạng toán.
*Bài 2: 
- HS nêu y/c của bài.
- GV hướng dẫn 1 cột: HS tính giá trị của BT 50 + 23 = ? (nhẩm = 75) vậy BT 52 + 23.
Có giá trị là 75 ta nối BT với giá trị đó.
- HS dưới lớp theo dõi. 2 HS lên bảng làm phần b.
- HS làm bảng - vở. HS, GV nhận xét, củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS lấy VD 1 biểu thức. HS tính giá trị biểu thức đó.
- GV củng cố cách giải. Dặn chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh nơi em đang sống. Nêu được ích lợi của các hạot động công nghiệp, thương mại. 
-Phân biệt được hoạt động công nghiệp, thương mại với các hoạt động khác.
- Thấy được ích lợi và tác dụng của hoạt động công nghiệp và thương mại
GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình đang sống.
- Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình đang sống.
II/ ĐỒ DÙNG GV: máy tính, bài giảng trình chiếu popwer point.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-GV nêu câu hỏi: Hãy nêu một số hoạt động nông nghiệp và thương mại?
- HS trả lời câu hỏi.
- HS- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Làm viêc theo cặp
+Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh nơi em đang sống
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS kể hoạt động công nghiệp ở nơi mình đang sống
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi mình đang ở
- Đại diện một số cặp lên trình bày
- GV gới thiệu thêm một số hoạt động công nghiệp khác như khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy đều gọi là hoạt động công nghiệp
Hoạt động2:Thảo luận nhóm
+Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó
+Cách tiến hành:
Bước 1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK
Bước 2: Mỗi HS theo nhóm đôi nêu tên từng hoạt động đã quan sát được trong hình
Bước 3: Từng cặp HS trình bày trước lớp.
?Em nào cho cô biết ở thành phố ta hoặc ở nơi khác có những hoạt động công nghiệp nào? Và ích lợi của nó?
+ HS có thể nêu như: xí nghiệp giầy da , xi măng, Nhà máy điện, ...
+ Nó có ích lợi cung cấp lương thực, thực phẩm, phát triển kinh tế, xuất khẩu xi măng đi các nước khác.
- GV giới thiệu và phân tích các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó 
=> GV kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm	
+ Mục tiêu: Kể được tên một só chợ, siêu thị cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.	
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo yêu cầu SGK.
Bước 2: Đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
=> GV kết luận: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại.
- GV đưa một số ảnh chụp các chợ và siêu thị
- HS quan sát và nêu ích lợi củâ các chợ và siêu thị đó 
3. Củng cố -Dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xết tiết học.
_____________________________________________________________-
Buổi chiều:	
TIẾNG VIỆT*
Ôn luyện: Các từ ngữ về các dân tộc. So sánh
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố các từ ngữ về các dân tộc- Cách so sánh.
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu.
- HS có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ- Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta?
-HS kể tên-> HS- GV nhận xét
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập : 
* Bài1:Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời .
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 2: Tìm các từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm?
Khắp ......... Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn Tơ- rưng. Chính tiếng đàn Tơ- rưng rộn rã suốt ngày đem trong .......... ngoài ..... đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.
( buôn làng, núi rừng, nương rẫy)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu có các hình ảnh so sánh?
 a) Giờ ra chơi sân trường ồn ào như...........
 b) Trưa hè mặt trời sáng loá như............
 c) Trời mưa đường trơn như.................
- HS đọc BT 3
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 HS lên bảng điền, lớp làm vở nháp.
* Bài 4: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
VD: Sóng biển rì rầm như tiếng hát. 
- HS đọc yêu cầu
- HS đặt ra nháp
- 3,4 HS đọc câu văn của mình.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV và HS củng cố toàn bài.
- Đánh giá tiết học
_______________________________________________________________
TOÁN*
Ôn luyện: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(chia hết và chia có dư).
- HS vận dụng kiến thức làm các bài tập.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, chính xác khi học toán. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 2- 3 HS đọc thuộc bảng chia.-> HS đọc thuộc trước lớp-> HS- Gv nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a. 872: 4 420 : 6 	 b. 390 : 6 	 725 : 6 
- HS tự làm vào vở. 4 HS lên bảng.- >HS, GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: 
Số bị chia
435
732
830
855
Số chia
6
7
9
9
Thương
Số dư
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 3: Một xí nghiệp xuất khẩu có 569m vải may quần áo, mỗi bộ may hết 4m. Hỏi xí nghiệp may được bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa bao nhiêu mét?
-1 HS đọc yêu cầu- >2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV và HS nhận xét chốt bài làm đúng 
- GV cho HS làm bài sau đó chữa bài, củng cố bài toán.
Bài 4: Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Năm 2004 có 366 ngày. Hỏi năm 2004 gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên hướng dẫn HS cách làm.
- GV HD học sinh - HS tự làm bài vào vở => GV chữa bài.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- HS nêu các bước thực hiện phép chia.
- HS nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữa số.
___________________________________________________________________
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bài 4: Yêu thương và chia sẻ (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp HS biết quan tâm, thể hiện tình yêu thương và chia sẻ tình cảm với mọi người.
- Biết yêu thương, bảo vệ động vật và thiên nhiên.
- GD học sinh biết thể hiện tình yêu thương và chia sẻ.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy kể lại những việc làm thể hiện sự yêu thương, chia sẻ mà em đã từng làm?
Việc làm em đã từng làm thể hiện sự yêu thương, chia sẻ:
- HS- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Cảm nhận 
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những cách thể hiện sự yêu thương, chia sẻ
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát hình.-> HS thảo luận nhóm đôi và TLCH:
- Các em hãy nêu tên các việc làm trong hình:
- Em đã làm được những việc nào đã nêu trên:
- Đại diện các nhóm trình bày.- > HS- GV nhận xét tuyên dương.
=> Kết luận: Có rất nhiều cách thể hiện sự yêu thương, chia sẻ:
Hoạt động 2: Chia sẻ
a. Mục tiêu: Biết được những việc làm thể hiện tình yêu thương động vật và thiên nhiên.
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:+ Em thích con vật( loài cây) nào nhất.
 + Em thường làm gì để chăm sóc chúng.
 + Em nêu những việc làm thể hiện tình yêu thương động vật và thiên nhiên.
- HS nêu miệng trước lớp.->HS GV nhận xét.
- GV kết luận: Ở trên là những việc làm thể hiện sự yêu thương động vật, thiên nhiên. Các em cần cố gắng thực hiện.
Hoạt động 3: Bày tỏ
a. Mục tiêu: Biết được những việc không nên làm.
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:
+ Đã bao giờ em làm người khác buồn chưa?
+ Em hãy nêu những việc không nên làm để tránh mất tình cảm, sự yêu thương của mọi người.
- HS nêu miệng trước lớp.->HS GV nhận xét.
=> GV kết luận: Trên là những việc các em cần hết sức tránh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì? ->Yêu thương và chia sẻ.
- Em hãy kể lại một số việc làm thể hiện sự yêu thương, chia sẻ.
- GV nhận xét tiết học.
 ___________________________________________________
 Ngày soạn : 30/ 11/ 2016
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2016
 Buối sáng: 
TẬP ĐỌC
Về quê ngoại
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. 
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê hương ,yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu ).
- HS có ý thức học bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II/ ĐỒ DÙNG: 
GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
HS: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "Đôi bạn"
- Lớp- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a . Giới thiệu bài:- GV giới thiệu bằng tranh.
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- HS hay phát âm sai luyện đọc- >Lớp đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hướng dẫn luyện đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài:
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? -> Bạn ở thành phố về thăm bà ngoại ở nông thôn.
+Câu nào cho em biết điều đó?->Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu cho em biết điều đó.
Quê ngoại bạn ở đâu? - >ở nông thôn.
+ Những điều gì ở quê khiến bạn thấy lạ? ->Đầm sen nở ngát hương thơm, gặp trăng gió bất ngờ, con đường rực rơm vàng, bờ tre...
- GV nói: Qua câu hỏi này các em đã thấy cảnh ở quê ngoại bạn nhỏ rất đẹp, yên bình. Mỗi làng quê có những cảnh vật khác nhau những cảnh vật đó đều đẹp, vì vậy chúng ta cần trân trọng, yêu quý những cảnh vật ở nông thôn các em nhé.
+ Ở quê ngoại em có những cảnh vật nào? Em có thích và yêu quý nó không?
*GV chốt: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp và đáng yêu các em ạ, vì vậy chúng ta phải yêu quý và trân trọng những cảnh đẹp đó.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 2. - >HS đọc thầm khổ thơ 2: 
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra hạt gạo?-> Bạn thấy họ rất thật thà, thưong họ như thương người ruột thịt như bà ngoại mình.
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ? ->Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?-> HS nêu nội dung bài.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ theo từng dòng thơ, khổ thơ, cả bài thở.
- HS thi học thuộc lòng khổ thơ.- HS thi học thuộc lòng bài thơ.
- Bình chọn em học thuộc lòng bài thơ.
3 - Củng cố - Dặn dò.
- HS nêu nội dung của bài tập đọc. 
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
 TOÁN
Tiết 78: Tính giá trị của biểu thức
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có các phép tính: cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng điền dấu =, >, <. HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: SGK, bảng con.- GV: SGK, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:- HS lấy VD về biểu thức. HS tính giá trị biểu thức: 125 + 10 - 4=?
- HS, GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia.
1. Biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ người ta quy ước thực hiện các phép tính từ trái sang phải: 
VD :60 + 20 - 5 = 80 - 5
	 = 75
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tính.
- HS nêu cách làm- HS nhận xét- GV nhận xét nêu quy tắc.
2. Biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện các phép tính đó theo thứ tự từ trái sang phải .
 VD: 49 : 7 x 5 = 7 x 5
 = 35
- GV cho HS nhắc lại các quy tắc trong SGK.
* Hoạt động 2: Thực hành:
*Bài 1(79): Hướng dẫn học sinh làm vào bảng con.
- 2 HS lên bảng tương ứng với 2 dãy.
	 + Muốn tính giá trị biểu thức gồm các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia làm như thế nào? 
- HS, GV nhận xét, chữa bài. GV chốt KT.
*Bài 2(79):- HS đọc yêu cầu BT:
- HS làm bảng con phần a. 2 HS lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3(79): - HS nhắc lại yêu cầu BT.
- HS làm cột 2, 3. HS cột 1.- HS, GV nhận xét. 
*Bài 4(79): (HS làm nhanh)- HS đọc yêu cầu BT.-HS tóm tắt BT.
? Muốn biết 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ta phải làm như thế nào?
- 1 HS lên bảng giải. HS tự trình bày bài giải.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có chứa dấu cộng, trừ, nhân, chia.
- GV nhận xét giờ học.
 Ngày soạn : 30/ 12/ 2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016
 Buối sáng:	
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: Về quê ngoại
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nhớ viết lại nội dung 10 dòng thơ đầu bài: Về quê ngoại. Phân biệt dấu hỏi, ngã. 
 - Viết đúng chính tả, trình bày bài đúng theo thể thơ lục bát.
 - Yêu quý quê hương nơi đó mình sinh ra và lớn lên.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng phụ viết BT 2(a). (HĐ2)
- HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc các từ: chầu hẫu, sửa soạn, chật chội
- 2 HS viết bảng lớp, ở dưới viết vở nháp. 
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc 10 dòng thơ đầu của bài viết.
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát.
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS, cách trình bày bài.
+ Đánh giá, nhận xét, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu1 số bài, nhận xét từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2(a):
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài, suy nghĩ làm nhẩm.
 - 1 HS lên bảng điền trên bảng phụ.
 - Lớp, GV nhận xét chữa bài. 
 - 2 HS đọc kết quả bài tập sau khi đã điền đúng. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- 2 HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát..
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
TOÁN
Tiết 79: Tính giá trị của biểu thức (Tiếp theo)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có các phép tính: cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng điền dấu =, >, <. HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: SGK, bảng con. - GV: SGK, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- GV yêu cầu HS phát biểu qui tắc về tính giá trị của biểu thức có cộng trừ hoặc nhân chia.
- HS phát biểu qui tắc và tự lấy ví dụ.- >GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động1: Hình thành kiến thức.
+ GV nêu quy tắc SGK trang 79.
2HS đọc lại quy tắc, lớp đọc đồng thanh
GV đưa ra ví dụ: 60 + 35 + 5
HSnêu cách tính và làm nháp, bảng lớp, nhận xét bài làm.
GV chữa bài và chú ý HS cách trình bày bài
+GV đưa ra tiếp một ví dụ khác: 86 - 10 x 4
GV hướng dẫn làm tương tự ví dụ 1.
HS làm vở nháp và bảng lớp
HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có dấu cộng, trừ, nhân, chia.
*Hoạt động2: Thực hành
*Bài 1(80):GV hướng dẫn làm trên bảng lớp, bảng con
3HS lên bảng làm, dưới làm bảng con theo dãy bàn.
GV củng cố cách tính giá trị của từng biểu thức. HS nhắc lại.
*Bài 2( 80):HS tự làm ghi đúng sai vào ô trống, sau đó trình bày miệng
GV hỏi lí do tại sao lại điền dấu đó vào ô trống 
*Bài 3(80):1HS đọc đề bài
GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích đề bài. HS tóm tắt lại.
HS trả lời câu hỏi GV nêu sau đó làm vở toán và bảng lớp.
HS_ GVNX chốt.
Bài giải
Số táo của mẹ và chị hái được tất cả là:
+ 35 = 95 ( quả )
Số táo có ở mỗi hộp là :
: 5 = 19 (quả )
Đáp số : 19 quả táo
GV hỏi củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính.
*Bài 4( 80):HS tự làm vở.
- GV nhận xét chữa bài và củng cố dạng toán.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS lấy VD về biểu thức. 
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
_______________________________________________________________
THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ E
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Mầu, giấy thủ công.
	 - HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- HS nhắc lại quy trình cắt dán chữ V. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát mẫu và thực hành:
- GV treo chữ mẫu E lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ E
- GV hướng dẫn HS quy trình cắt, dán chữ E.
- Vài HS nhắc lại cách cắt, dán chữ E.
- HS thực hành cắt, dán chữ E.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV đánh giá SP của HS. Tuyên dương những HS làm đúng, đẹp.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học. 
- HS nhắc lại các bước cắt dán chữ E .
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được một số từ về thành thị, nông thôn ( BT1,BT2). Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- Biết tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.- Tìm một số câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh?.
- HS đặt 1 câu có hình ảnh so sánh với nhau theo gợi ý của GV.
- HS tìm- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
2.Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Từ ngữ về thành thị, nông thôn 
*Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài tập? -> Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
	- Yêu cầu học sinh trung bình kể tên các thành phố lớn của nước ta theo vị trí từ Bắc vào Nam => báo cáo kết quả thảo luận.
	- Đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm mình.
+ Hải Phòng, Vinh, Hải Dương, Huế, cà Mau, HCM, Cần Thơ
 - GV nhận xét và nêu thêm một số thành phốù khác.
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT.	
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm => thảo luận nhóm đôi để nêu tên một số sự vật và công việc tiêu biểu ở thành phố và nông thôn.
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
* Ở thành phố:
- Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, công viên, trung tâm văn hoá, bến xe, tắc xi,...
- Công việc: kinh doanh, chế tạo máy móc chế tạo ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,...
* Ở nông thôn:
- Sự vật: nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, ruông tôm, trâu bò, heo gà, cuốc giá,...
- Công việc: cấy lúa, gặt lúa, chăn trâu xổ vuông, lựa tôm,...
- HS- GV nhận xét.
*Bài 3:- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập - 2 HS lên bảng làm bài.
? + Trong câu dấu phẩy nằm ở đâu? Thường dùng khi nào?
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn.
?+ Khi đọc đoạn văn có dấu phẩy cần ngắt giọng như thế nào? - HS trả lời.
- HS thi đọc đoạn văn có dấu phẩy.
3. Củng cố - Dặn dò : 
- HS kẻ tên một số từ ngữ về nông thôn, thành thị.
- HS nhắc lại cách ngắt giọng trong đoạn văn có dấu phẩy.	-
- GV nhận xét giờ học.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 32: Làng quê và đô thị
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được một số đặc điểm làng quê và đô thị. 
- Kể được về làng, b

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc