Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng); L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. HS viết nhanh viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp.

 - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét đúng quy định.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ ; luôn yêu quý, kính trọng và biết ơn cha mẹ.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Chữ mẫu, câu ứng dụng, phấn màu.

 - HS: bảng con, phấn.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu tên chữ hoa tiết trước. 1 HS nêu từ, câu ứng dụng.

- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp: Bố Hạ, Bầu.- GV nhận xét, chỉnh sửa.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng lớp:

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GVHDHS thực hành. 
+ Áp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa bàn tay phải lên cổ tay phải của mình, đếm số mạch đập trong 1 phút.
- Vài HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
+ Bước 2: Làm việc theo cặp.
- GV mời 1 số cặp HS lên thực hành. -> Lớp, GV nhận xét, bình chọn.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
 - GV yêu cầu HS trả lời các CH trong SGK, trang 16.
+ Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình? Khi đặt mấy ngón tay lên tay mình em cảm thấy gì?
- GV chỉ định một số nhóm trình bày KQ; nhóm khác n/x, bổ sung
* Kết luận: Tim luôn đập để bơm máy đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Chỉ đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát H3( SGK – 17 ) đọc SGK và thảo luận nhóm ( 4 HS 1 nhóm ).
- GV nêu yêu cầu. HS làm việc theo gợi ý SGK.
- Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ? Nêu chức năng của từng loại mạch máu.
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn, nhỏ? Chúng có chức năng gì?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp. (GV chiếu lên màn hình sơ đồ vòng tuần hoàn).
- GV mời đại diện các nhóm lên bảng chỉ sơ đồ và trả lời 1 câu hỏi. 
- Các nhóm khác bổ sung. 
- KL: Tim luôn co bóp đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn ÒNêu chức năng của mỗi vòng tuần hoàn..
*Hoạt động 3: Chơi trò chơi ghép chữ vào hình. 
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về 2 vòng tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ chữ.
- 2 nhóm lên thi đua ghép chữ vào hình. - Lớp - GV n/x, bình chọn.
3.Củng cố- Dặn dò: 
 - 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 2 HS: Nêu t/d của tim, vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
- Chỉ và nói đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Buổi chiều
TIẾNG VIỆT*
LT&C: Ôn luyện So sánh. Dấu chấm
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Củng cố các hình ảnh so sánh trong câu. Dấu chấm 
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu.
- HS có ý thức nói, viết đúng câu.
II/ĐỒ DÙNG: - Bảng phụBT3. 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tìm câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh?
 - HS tìm, nêu miệng trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giíi thiÖu bµi: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1: Tìm và ghi lại các hình ảnh so sánh trong những câu văn, câu thơ dưới đây?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp.
b) Những đám bụi cuốn tung lên, uốn lượn như những con giồng quái dị.
c) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy những dải hoa xoan đã phủ kín cành cao cành thấp, tựa như những đám mây phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc. 
- 1 HS đọc các câu văn
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV củng cố cho HS cách xác định hình ảnh so sánh trong câu.
* Bài 2: Ghi lại các từ so sánh trong các câu văn trên? 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét chốt bài làm đúng.( giống hệt, như, tựa)
* Bài 3:Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa chữ cái đầu.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
 Mẹ bắt đầu nấu cơm chiều, tiếng lửa nổ lép bép mùi khói khen khét đàn gà đã nằm im, không còn tranh nhau chỗ ngủ nữa dãy núi phía xa bị nhuộm thành màu đen căn nhà lập loè đầy vơi theo ngọn lửa bóng mẹ trùm lên vách, thấp thoáng lung linh. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS, GV nhận xét.
- Củng cố cho HS cách dùng dấu chấm.
3. Cñng cè- DÆn dß: 
- GV và HS củng cố toàn bài.
- Dặn HS chú ý sử dụng dấu chấm cho đúng khi viết câu. 
TOÁN*
Ôn tập về giải toán
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố lại cách giải các bài toán có lời văn. 
- Rèn cho HS kỹ năng giải bài toán có lời văn . 
- HS có ý học tập và thực hành toán.
 II / ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân chia bất kì. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
- GV hd HS nêu các bước giải bài toán có lời văn.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm một số bài tập sau:
 Bài 1: Khối lớp ba có 115 học sinh. Khối lớp năm có 152 học sinh. Hỏi khối lớp năm có nhiều hơn khối lớp ba bao nhiêu học sinh?
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm và làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
- Chữa bài, nhận xét từng phép tính.
- Gv củng cố cho HS dạng toán nhiều hơn.
Bài 2: Giải toán theo tóm tắt sau:
Có tất cả : 821 l nước mắm
Bán đi : 376 l
Còn lại : ? l
- Cho học sinh đọc tóm tắt bài toán.
- Gọi học sinh nêu miệng bài toán.
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm và làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Hai đội công nhân sửa đường. Đội một sửa được 250 m, nhiều hơn đội hai 25 m. Hỏi đội hai sửa được bao nhiêu mét? 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh nêu cách làm và làm vở.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố -Dặn dò:
- GV, HS hệ thốnng lại bài.
- GV củng cố, nhận xét tiết học. 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
ATGT: Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh nhận biết hình dáng, mầu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: biểu báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- Có thói quen nhận dạng và vận dụng chấp hành luật lệ ATGT theo ý nghĩa của biển.
- Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành luật lệ ATGT. 
II/ ĐỒ DÙNG :- SGK, tranh, ảnh, biển báo hiệu. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Đường sắt dành riêng cho loại phương tiện nào?
- Tàu thường đỗ, đón khách ở đâu?
- Có đùa nghịch trên đường ray không? vì sao?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn lại các biển báo giao thông đã học ở lớp 2
- Giáo viên đặt các biển báo đã học ở lớp 2 trước lớp
- Giáo viên chia 3 nhóm, phát cho 3 nhóm 3 biển báo GT. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc
+ Nhóm 1 tên là gì? ( Nhóm 1 nói: Tôi là đường cấm )
+ Nhóm 2 tên là gì? ( Nhóm 2 nói: Tôi là đường dành riêng cho đường bộ )
+ Nhóm 1 tên là gì? ( Nhóm 1 nói: Tôi là đường  )
- Giáo viên nhận xét và bổ sung
* Hoạt động 2: Tìm hiểu biển báo hiệu giao thông mới: 
- Giáo viên chia cho các nhóm quan sát mỗi nhóm 2 biển báo và nhận xét 
+Về hình dáng
+ Về màu sắc
+ Hình vẽ bên trong
- Các nhóm cử đại diên lên trình bày một trong 2 biển báo đã quan sát và thảo luận.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung theo lệnh của các biển báo ở sách ATGT.
* Hoạt động 3: Nhận biết đúng biển báo
+ Chơi trò chơi "Điền đúng điền nhanh"
- Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi.-> Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
- Cho học sinh chơi theo nhóm, tự phân vai để chơi-> Giáo viên nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố -Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét tiết dạy, cần chấp hành tốt luật lệ ATGT.
- Dặn dò học sinh về nhà.
 Ngày soạn : 7/ 9/ 2016
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2016	 
 TẬP ĐỌC
Ông ngoại
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Đọc đúng các từ khó trong bài. Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: loang lổ. Hiểu được nội dung của bài: hiểu được tình cảm ông cháu rất sâu nặng. (trả lời được các CH trong SGK). 
- Đọc đúng các kiểu câu. Bước đầu phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Biết yêu quý, chăm sóc, giúp đỡ ông bà.
GDKNS: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ. Xác định giá trị
 II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng popwer point.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc bài: Người mẹ (mỗi HS đọc 1 đoạn).
- 1 HS TL: Tấm lòng của người mẹ trong bài như thế nào?-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
. GV đọc mẫu, nêu cách đọc.- HS theo dõi SGK, kết hợp qs bức tranh, GV giải thích.
. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.-> GV sửa sai cho HS (nếu có).
- HS tìm từ khó, luyện đọc: cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, ...
+ Đọc đoạn trước lớp:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài.- >GV chiếu khô thơ, GV hd HS ngắt nghỉ nhịp thơ.->GV giải thích từ: loang lổ.
+ Đọc đoạn trong nhóm: GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. 
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1: 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi 1: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?-> - Trời sắp vào thu, không khí mát dịu; trời xanh ngắt trên cao
- Lớp, GV n/x chốt câu TL đúng.
- HS nhắc lại các từ ngữ tả vẻ đẹp thành phố lúc vào thu.
+ Đoạn 2: GV nêu câu hỏi 2 (35): Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học... - >Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, 
- HS trả lời. -> Lớp, GV n/x chốt câu TL đúng.
+ Đoạn 3: GV nêu câu hỏi 3 + 4.
- Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích nhất trong đoạn ông dẫn cháu đến
- Vì sao bạn nhỏ lại gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
- HS đọc và tìm hình ảnh mà mình thích.
- GV khuyến khích HS tìm nhiều hình ảnh khác nhau.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- HS thi đọc diễn cảm bài văn.- >GV hướng dẫn HS cách đọc phân vai. 
- HS thi đọc đúng, hay, diễn cảm.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn như thế nào? 
-> Ông quan tâm, chăm sóc hết lòng cho cháu. Cháu rất yêu quý và biết ơn ông
- GV liên hệ GDHS về tình cảm ông cháu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
________________________________________________________________
TOÁN
Tiết 18: Bảng nhân 6
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Bước đầu thuộc bảng nhân 6. 
 - Áp dụng bảng nhân 6 vào làm tính và giải toán có phép nhân. Làm được BT:1, 2, 3. 
 - Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bộ đồ dùng biểu diễn toán L2. 
 Bảng phụ viết sẵn BT 3.
- HS : Bộ đồ dùng thực hành toán L2.	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV trả bài kiểm tra và nhận xét, rút kinh nghiệm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức: 
*Hướng dẫn lập bảng nhân 6.
Bước 1: Lập công thức 6 x 1; 6 x 2; 6 x 3
- GV yêu cầu HS lấy 6 chấm tròn trong bộ đồ dùng và hỏi:
 	 + 6 chấm tròn được lấy mấy lần? 
- GV gắn 6 chấm tròn lên bảng lớp như SGK.
- GV: 6 được lấy 1 lần ta viết 6 x 1 = 6
- GV yêu cầu HS lấy tiếp 2 tấm bìa và nêu tiếp câu hỏi tương tự.
- GV gắn tiếp các tấm bìa và hỏi: 
	 + 6 được lấy mấy lần và viết thành phép nhân nào?
	 + 6 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân: 6 x 2 = 12
 + Vì sao 6 x 2 = 12 ? (6 + 6 = 12) 
Bước 2: Hướng dẫn các phép nhân còn lại.
- GV hỏi để HS nêu các phép nhân còn lại, GV ghi lên bảng.
- HS so sánh hai tích liền nhau.
Bước 3: GVHDHS đọc thuộc bảng nhân 6.
*Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1 (19): Tính nhẩm:
- 1 HS nêu yêu cầu BT.- >Vài HS đọc phép tính.
- GVghi các phép tính lên bảng.-> HS nối tiếp nhau trả lời miệng kết quả. 
- GV ghi KQ lên bảng.-> HS đọc đồng thanh lại bảng nhân 6.
Bài 2(19):- 2 HS đọc đề bài toán. 
- GV tóm tắt bài toán ở bảng lớp, đặt câu hỏi phân tích đề.
+Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Mỗi thùng có 6 l dầu
	 + Hỏi 5 thùng như thế có bao nhiêu l dầu?
Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. GV kết hợp quan sát nhận xét 1 số bài.
HS- GV nhận xét bài trên bảng, Gv chốt.
Bài giải
5 thùng có số lít dầu là:
6 x 5 = 30 (lít)
Đáp số: 30 lít dầu
GV củng cố dạng giải toán có phép nhân.
Bài 3 (19): - 1 HS nêu yêu cầu BT. GV treo bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau làm miệng - >GV ghi bảng.- >HS nhận xét các kết quả trên.
- 2 HS đếm thêm 6 từ 6 đến 60 và ngược lại.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.	 
- 1 HS đọc TL bảng nhân 6. 1 HS đếm thêm 6 từ 6 đến 60.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
______________________________________________________________
 Ngày soạn : 7/ 9/ 2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng	
CHÍNH TẢ
Nghe- viết: Ông Ngoại
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đoạn văn trong bài: Ông ngoại; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay (BT2).
- Có ý thức viết chữ đẹp
II/ ĐỒ DÙNG : 
- GV: Bảng phụ chép bài tập 3 (a)
- HS: Bảng con, phấn.	
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
 - GV đọc các từ:Thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc 
- HS viết bảng con, bảng lớp 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GVnêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe-viết :
Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc đoạn viết - 1, 2 HS đọc lại- lớp đọc thầm
 - GV nêu câu hỏi: Đoạn văn gồm có mấy câu? 
	Những chữ cái nào trong bài viết hoa? 
Viết từ khó:
+ HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
+ HD HS tập viết vào bảng con tiếng khó: văng vắng, loang nổ....
* Viết bài:
+ GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài
+ HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
	+ GV thu 1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2 (35)- 1HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ làm bài
- GV chia lớp làm 3 nhóm để cho HS chơi trò chơi: tiếp sức
- Mỗi nhóm cử đại diện lên tham gia chơi, mỗi em viết 1 tiếng có vần oay rồi chuyền phấn cho bạn
- GV nhận xét tuyên dương các đội
*Bài 3/a (35) ( bảng phụ )
- GV hỏi miệng câu hỏi .
- HS trả lời các câu hỏi GV nêu.
- HS- GV nhận xét chốt
- HS đọc lại các câu TL.
3.Củng cố- Dặn dò: 
- HDHS hệ thống nội dung bài. 
- HSnhắc lại cách trình bài chính tả. HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
TOÁN
Tiết 19: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Thuộc bảng nhân 6. 
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán. Làm được BT1, 2, 3, 4 - HS làm nhanh làm thêm BT5.
- Có ý thức cần cù chăm chỉ học tập và yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ viết NDBT4, 8 hình tam giác.
- HS: Bảng con, 4 hình tam giác.	
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc bảng nhân 6. 
- 1 HS đếm thêm 6 từ 6 đến 60 và ngược lại.-> Lớp, GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1 (20): - 1 HS nêu yêu cầu BT.
- GV ghi các phép tính của bài 1 lên bảng lớp.
- HS nêu miệng kết quả tính nhẩm, sau đó đọc bảng nhân 6.
- GV củng cố bảng nhân 6(a), tính chất giao hoán của phép nhân (b).
Bài 2 (20):
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 3 HS làm bảng lớp , HS dưới lớp làm bảng con.
- Khi chữ bài GV yêu cầu HS nêu cách tính.
- GV lưu ý cách trình bày bài của HS.
- Củng cố cách thực hiện biểu thức có 2 dấu phép tính.
Bài 3 (20):- 2 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ trên bảng lớp, phân tích đề bài.
- GV lưu ý cách ghi phép tính.
- HS cả lớp giải vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét 1 số bài, n/x rút kinh nghiệm từng bài.
- HS- Gv nhận xét bài trên bảng, Gv chốt:
Bài giải:
Số vở 4 học sinh mua là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
 Đáp số: 24 ( quyển vở
- Gv củng cố dạng bài toán có phép nhân.
Bài 4 (20): - GV treo bảng phụ, HS nêu yêu cầu.
- HS: nhận xét đặc điểm của dãy số. 
 (số đứng sau hơn số đứng trước 6 đơn vị (a); hơn 3 đơn vị (b)).
- 2 HS lên bảng làm bài, GV và HS nhận xét.-> 2 HS đọc lại đáp án đúng.
Bài 5 (20): (HS làm thêm nếu còn thời gian)
- HS tự xếp hình theo mẫu. -> GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- 2 HS lên bảng thi xếp hình.-> HS - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc thuộc bảng nhân 6. 
- 1 HS đếm thêm 6 từ 6 đến 60 và ngược lại.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
THỦ CÔNG
Tiết 4: Gấp con ếch ( Tiết 2)
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. HS khéo tay gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối. Làm cho con ếch nhảy được.
- HS yêu thích gấp hình và yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG :
- GV: Mẫu con ếch bằng giấy.	 
- HS: giấy màu, kéo, keo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nêu các bước gấp con ếch.
- GV kiểm tra sự CB của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành.
- 1HS nhắc lại cách gấp con ếch.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV hệ thống lại cách gấp gấp con ếch kết hợp với tranh quy trình:	
 	 B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
 B2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch ( H2 – 3).
 B3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- HS quan sát mẫu tàu thuỷ hai ống khói.
- GV nêu yêu cầu của sản phẩm trước khi cho HS thực hành:
 + Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 + Tàu thuỷ tương đối cân đối.
*Hoạt động 2:Thực hành và trưng bày sản phẩm:
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV đến từng nhóm theo dõi, giúp HS hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho các nhóm HS trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- GV gợi ý cho các nhóm trình bày sản phẩm. 
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 2 HS nhắc lại quy trình gấp con ếch.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	 
Buổi chiều
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì ?
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1); Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2); Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3a/b/c).
- HS vận dụng kiến thức làm được các BT theo yêu cầu.
- Biết yêu quý, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV : Màn hình TV, máy tính, bài giảng popwer point
- HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Các từ chỉ sự so sánh thường dùng là từ nào? - Lớp, GV nx
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1(33): GV chiếu y/c lên màn hình.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.- >GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp (chỉ 2 người).
- Em hiểu thế nào là ông bà ? -> Là chỉ ông và bà
- Em hiểu thế nào là chú cháu ?-> Là chỉ chú và cháu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, viết nhanh ra nháp các từ chỉ gộp.
- Vài HS đọc trước lớp.
- GV ghi nhanh ở bảng lớp, nhận xét bài của HS: ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, cha chú, cô chú, cậu mợ , ...
- HS đọc lại đáp án.
 Bài 2 (33):- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.-> Xếp các chữ thành ngữ, tục ngữ
- GV chiếu nội dung bài tập lên lên màn hình.
- 1 HS làm mẫu câu a. "Con hiền cháu thảo" nghĩa là gì?-> Con cháu ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Vậy ta xếp câu này vào cột nào?- >Vào cột 2 " Con cháu đối với ông bà cha mẹ".
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm và xếp các thành ngữ,tục ngữ
- Các nhóm thảo luận làm bài và báo cáo.- >HS đọc lại các câu trên màn hình.
- GV giải thích nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài 3 (33):- 2 HS đọc đề bài, nhắc lại nội dung đề bài.
- HS làm mẫu câu a: nói về bạn Tuấn.
	+ Tuấn là anh của Lan.
	+ Tuấn là đứa con ngoan.
- Vài HS tìm câu theo mẫu, GV hướng dẫn tiếp.
- HS trao đổi theo cặp, nói tiếp các nhân vật còn lại.
- GV gọi vài HS trình bày trước lớp. - >Lớp, GV n/x chốt lời giải đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nêu tên bài.
- GV hệ thống lại bài, liên hệ giáo dục tình cảm của HS với gia đình.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn. HS biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. 
- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm. 
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV : Màn hình TV, máy tính, bài giảng popwer point
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm ta bài cũ: - 1 HS nêu tên bài học tiết trư

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc
Giáo án liên quan