Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình tam giác.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình tam giá.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác?
Bài giải
Cạnh đáy của hình tam giác là:
27 × 2 : 4,5 = 12 ( cm)
Đáp số: 12 cm
Bài 2. Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm? 
Bài giải
Diện tích hình vuông chính bằng diện tích hình tam giác và bằng:
12 × 12 = 144 (cm2)
Cạnh đáy hình tam giác là: 
144 × 2 : 16 = 18 ( cm)
Đáp số: 18 cm
A
B
D
C
N
M
Bài 3. Hình chữ nhật ABCD có:
	AB = 36cm; AD = 20cm	
	BM = MC; DN = NC . 
	Tính diện tích tam giác AMN?
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
36 × 20 = 720 ( m2)
Độ dài đoạn DN là:
36 : 2 = 18 ( cm)
Độ dài canh BM là:
20 : 2 = 10 (cm)
Diện tích hình tam giác ADN là:
20 × 18 : 2 = 180 ( m2)
Diện tích hình tam giác ABM là:
36 × 10: 2 = 180 ( m2)
Diện tích hình tam giác MCN là:
18 × 10: 2 = 90 ( m2)
Diện tích hình tam giác AMN là:
720 – 180 – 180 – 90 = 270 ( m2)
Đáp số: 270 m2
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình tam giác.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 24cm, chiều cao là 6cm.
Bài giải
Diện tích hình tam giác là:
24 × 6 : 2= 72 ( cm2)
Đáp số: 72 cm2
Bài 2. Một mảnh đất hình tam giác có độ dài đáy là 45m, chiều cao tương ứng bằng đáy. Tính diện tích mảnh đất đó. 
Bài giải
Chiều cao mảnh đất hình tam giác là:
45 × 
Diện tích mảnh đất hình tam giác là:
45 × 30 : 2= 675 ( m2)
Đáp số: 675 m2
Bài 3. Tính diện tích hình tam giác có cạnh đáy dài 12,5cm và chiều cao tương ứng bằng chiều dài cạnh đáy.
Bài giải
Chiều cao mảnh đất hình tam giác là:
12,5 × 
Diện tích mảnh đất hình tam giác là:
12,5 × 7,5 : 2= 46,875 ( m2)
Đáp số: 46,875 m2
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Hãy tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
a) thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành.
b) nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi.
c) vui vẻ, cao thượng, cản thận, siêng năng.
d) già lão, cân già, quả già.
e) muối nhạt, đường nhạt, màu nhạt.
Đáp án
a) dối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác.
b) to lớn, sâu sắc, tối tăm, khó khăn. 
c) buồn bã, thấp hèn, cẩu thả, lười biếng.
d) trẻ trung, cân non, quả non.
e) muối mặn, đường ngọt, màu đậm.
Bài 2. Cho đoạn văn sau: “Chú/ chuồn chuồn nước/ tung/ cánh/ bay/ vọt/ lên/. Cái/ bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/ nhanh/ trên/ mặt hồ/. Mặt hồ/ trải/ rộng/ mênh mông/ và/ lặng sóng/.”
a) Dùng 1 gạch ( / ) tách từng từ trong đoạn văn trên.
b) Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.
Đáp án
a) Như đề bài đã gạch.
b) Xác định từ loại:
- Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, cánh, cái, bóng, mặt hồ, sóng.
- Động từ: tung, bay, vọt, lên, lướt, trải.
- Tính từ: nhỏ xíu, mênh mông, nhanh, lặng.
Bài 3. 
	a) Tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào:
Lúc tan học, Lan hỏi Hằng:
 - Hằng ơi, cậu được mấy điểm toán?
 - Tớ được 10, còn cậu được mấy điểm?
 - Tớ cũng vậy.
	b) Tìm các quan hệ từ và cặp quan hệ từ có trong các câu văn sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
- Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.
- Tấm rất chăm chỉ còn Cám rất lười biếng.
- Mây tan và mưa tạnh dần.
- Nam không chỉ học giỏi mà cậu còn hát rất hay.
- Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng Lan vẫn học tốt.
Đáp án
a) - Câu 1: “cậu” (danh từ lâm thời làm đại từ) thay thế cho từ “Hằng”.
- Câu 2: “Tớ” thay thế cho từ “Hằng”; “cậu” thay thế cho “Lan”.
- Câu 3: “Tớ” thay thế cho “Lan”; “vậy” thay thế cho cụm từ “được điểm 10”.
b)
- Nêu sự đối lập.
- Nêu sự đối lập.
- Nêu 2 sự kiện song song.
- Nêu quan hệ tăng tiến..
- Nêu quan hệ tương phản.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2018_2019_buoi.docx