Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Luật tục xưa của người Ê-đê

1. KHỞI ĐỘNG:

- GV cho HS hát 1 bài hát dân tộc Ê- đê ( Hơ-ren lên rẫy)

2. BÀI MỚI:

*Giới thiệu bài:

- Các em vừa nghe và hát một bài hát của dân tộc Ê-đê là một trong 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Người Ê-đê sống ở đâu, luật tục xưa của họ như thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê

- Giới thiệu người Ê-đê

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Luật tục xưa của người Ê-đê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC - Môn: TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG – KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
Bảng tương tác; Bảng nhóm; Tranh ảnh, clip về một số nét văn hóa, tập tục của người Ê-đê ; Kĩ thuật dạy học theo góc( 2 góc đọc, 2 góc phân tích, 2 góc trải nghiệm).
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
Đddh
1. KHỞI ĐỘNG:
- GV cho HS hát 1 bài hát dân tộc Ê- đê ( Hơ-ren lên rẫy)
2. BÀI MỚI:
*Giới thiệu bài:
- Các em vừa nghe và hát một bài hát của dân tộc Ê-đê là một trong 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Người Ê-đê sống ở đâu, luật tục xưa của họ như thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê
- Giới thiệu người Ê-đê
 NGƯỜI Ê-ĐÊ
GV chốt: Trang phục truyền thống của người dân Ê-đê là màu đen hoặc màu chàm, trên đó có những họa tiết hoa văn sặc sỡ. Phần lớn, đàn bà đều mặc váy, quấn váy (tiếng địa phương gọi là Ieng), đàn ông thì đóng khố (Kpin), mặc áo.
- Người Ê-đê sống ở đâu?
GV: Người Ê-đê sống ở miền Trung Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở Gia Lai, Đắc Lắc, Phú yên, Khánh Hòa
3. CÁC HOẠT ĐỘNG
3.1 HĐ 1: luyện đọc và tìm hiểu bài
- GV Cho HS của 6 góc nghe đọc mẫu và yêu cầu HS xác định số đoạn trong bài
- Phân công nhiệm vụ cho các góc 
* Góc đọc
Nhiệm vụ:
1. Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm bài Luật tục xưa của người Ê - đê sgk/56 một lượt và đọc phần chú giải 
2. Gạch dưới các từ khó, từ bạn đọc sai
3. Đọc lại các từ khó, từ sai cho đúng
4. Ngắt nhịp cho câu 1, câu 2 đoạn 3
* Góc phân tích
Nhiệm vụ: Tìm hiểu nội dung bài
Dựa vào các thông tin trong SGK và những hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào câu đúng nhất
Câu 1: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
a. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người cùng quây quần bên nhau sum họp vào dịp cuối tuần. 
b. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.. 
c. Người xưa đặt xa luật tục để răn đe mọi người cùng yêu quý già làng, sống vui vẻ bên nhau.
Câu 2: Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội.
a. Tội không hỏi già làng, tội chửi thề, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc. 
b. Tội không hỏi hàng xóm, tội gây gổ mất đoàn kết, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc. 
c. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.
Câu 3: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào 
Người Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng.
Những chi tiết trong bài thơ cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng: 
– Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song. 
– Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co. 
– Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết. 
– Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy. 
– Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc. 
Câu trả lời trên đúng hay sai? 
        a. Đúng b. Sai
Câu 4: Theo em nội dung chính của bài này nói gì?
a. Người Ê-đê tạo ra luật tục quy định xử phạt để mọi người phải tôn kính già làng và cần cù
b. Người Ê-đê tạo ra luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để thanh niên xây dựng cuộc sống mới hạnh phúc. 
c. Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
 * Góc trải Nghiệm
Nhiệm vụ: 
1. Xếp dán hình ảnh với tên cho phù hợp.
2. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em với các bạn trong nhóm về những hình ảnh đó. 
3. Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
3.2. HĐ 2: Các góc trình bày
* Góc đọc
Lần 1: 3 em đọc 3 đoạn 
-Sau mỗi đoạn giáo viên ghạch liền lên bảng từ sai 
Lần 2: 3 em đọc 3 đoạn 
: Giải thích từ
- Đoạn 1: Luật tục, song, co
- Đoạn 2: Tang chứng; nhân chứng
	 Cho HS xem tranh: gùi
- Đoạn 3: Trả lại đủ giá
Cho HS xem ảnh cây sung, cây đa
Cây sung thường mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới, quả có màu xanh, chin cóa màu đỏ trồng làm cảnh
Cây đa: cũng là một trong những giống cây cổ thụ, chúng thường phát triển với những tán lá xòe đến hàng trăm mét.
* GV nhận xét phần đọc bài của HS.
* Góc Phân tích
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi SGK đã làm trên phiếu HT, rút ra nội dung chính của bài
GV chốt: Nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê - đê xưa
*Góc trải nghiệm
- Yêu cầu HS trình bày phần dán hình trên bảng nhóm; chia sẻ thông tin, hiểu biết về các hình đó
*GV: Giới thiệu Nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê Đê
3.3. HĐ 3: Đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS thi đọc diễn cảm lại 3 đoạn của bài (có bình chọn)
*GV chiếu đoạn văn đọc diễn cảm:
*GV nhắc nhở: Đọc nhấn mạnh, rõ ràng, dứt khoát cá từ in đậm để nêu được các tội đã mắc phải.
-Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
-Tội ăn cắp.
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá ; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
-Tội giúp kẻ có tội.
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội
GV nhận xét phần đọc diễn cảm của HS
3.4.Củng cố
-HS nêu lại nội dung chính của bài tập đọc: Bài luật tục xưa của người Ê-đê
-Giáo dục tư tưởng- Liên hệ thực tế: Qua bài học hôm nay dân tộc Ê-đê có những luật tục của người Ê-đê, đối với dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều luật mà mọi người trên toàn lãnh thổ phải chấp hành.
Cũng như các em để đảm bảo ATGT từ nhà đến trường các em phải chấp hành luật các em phải chấp hành thật tốt. Ngoài ra khi đến trường lớp các em phải chấp hành nội quy của trường của lớp để các em mới là HS ngoan, trò giỏi)
3.5.Nhận xét, dặn dò
Về nhà luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
Trả lời được các câu hỏi trong bài.
Chuẩn bị trước bài Hộp thư mật trang 62.
 HS nghe và hát theo nhạc
- Hs quan sát tranh và nhật xét trang phục của phụ và đàn ông nữ Ê-đê về màu sắc, hoa văn, ao, váy, khố
- HS sử dụng công cụ bút vẽ trên bảng tương tác để xác định nơi sinh sống của người Ê-đê
- Nghe và dò bài trong SGK
- Xác định bài văn có 3 đoạn
+Đoạn 1: Về cách xử phạt: “Chuyện nhỏ thì xử nhẹphải chịu chết”
+Đoạn 2: Về tang chứng: “Phải nhìn tận mặt mới chắc chắn.”
+Đoạn 3: Về các tội: “Tội không hỏi mẹ cha diều tha quạ mổ”
-3 HS, mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau 1 lượt bài các em còn lại đọc thầm, gạch dưới từ bạn đọc sai
- Đọc lại từ sai, từ khó 
- Thảo luận phần ngắt nhịp cho câu dài vào SGK bằng bút chì:
- Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa/ phải hỏi cây đa, có cây sung /phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha.
Đi rừng lấy củi /mà không hỏi cha, đi suối lấy nước/ mà chẳng nói với mẹ.
- Đọc bài tr56/SGK( Mỗi em đọc một đoạn)
- Thảo luậnTrả lời 3 câu hỏi trên phiếu HT 
c. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.
Đúng 
c. Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
HS dán hình ảnh vào bảng nhóm 
 Tục Thiếu nữ 
uống rượu cần Ê-đê
 Hội Hội 
cồng chiêng đâm trâu
Nhà dài Hội mừng 
 lúa mới
- HS chia sẻ những hiểu biết về các hình trên trong nhóm
( Người Ê-đê sinh hoạt chung tại nhà dài, có phong tục uống rượu cần, mùa xuân có nhiều lễ hội.... Thiếu nữ trong tranh là hoa hậu Hoàn vũ Hơ- hen -ni-ê
- Tên một số luật của nước ta hiện nay như:
* Luật Giáo dục.
* Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học.
* Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Luật Bảo vệ môi trường.
* Luật Giao thông Đường bộ.
* Luật Nghĩa vụ Quân sự.
* Luật Đất đai.
- HS đọc lại từ mà mình vừa đọc sai 
- HS đọc chú giải
-Xem tranh gùi, mô tả gùi đan từ tre có quai đeo sau lưng dùng để đụng đồ
- Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- HS trình bày bảng nhóm
- Chia sẻ thông tin về các hình
- Kể tên một số luật của nước ta
-3 HS thi đua đọc diễn cảm
-Bình chọn bạn đọc hay
-Chấp hành thật tốt luận ATGT
Clip Hơ ren lên rẫy
Ảnh chụp trang phục ngưởi Ê-đê
BẢNG TT
- SGK
- Clip bài đọc mẫu
- - SGK, 
Bút chì
SGK.PHT
Tranh ảnh. Bảng nhóm
Bảng nhóm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_bai_luat_tuc_xua_cua_nguoi_e_de.docx