Giáo án ôn tập hè - Tuần 10

I. Mục tiêu

Biết:

 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- So sánh số đo dộ dài viết d¬ưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.

- HSKT biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số

II. Đồ dùng dạy học

Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1, GV hư¬ớng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.

Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS đã viết đúng số thập phân GV cho HS đọc số thập phân đó.

 KQ: a, 12,7 b, 0,65 c, 2,005 d, 0,008

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập hè - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tác vươn thở, tay và chân 
- Lần 1: GV hô nhịp
- Lần 2 trở lên cán sự hô nhịp, GV nhận xét và sửa sai cho HS
2/ Học động tác vặn mình
- GV nêu tên động tác, phân tích, làm mẫu, HS tập theo. 
- Lần 1-2: GV hô nhịp và làm mẫu 
- Lần 3 trở lên: GV hô nhịp chậm, cán sự làm mẫu, HS tập theo, GV nhận xét và sửa sai cho HS
3/ Ôn 4 động tác đã học do cán sự điều khiển
4/ Trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn
- GV nêu tên và nhắc lại cách chơi
- Cho cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, nhận xét, đánh giá
4-5’ 
1-2 lần
2-3’ 
4-5 lần
5-6’ 
3-4 lần
4-5’ 
2- 3 lần
III. Phần kết thúc
1. Tập một số động tác thả lỏng
2. GV và HS cùng hệ thống bài
3. GV nhận xét, đánh giá giờ học
4. Về nhà ôn 4 động tác đã học	gồm vươn thở, tay, chân, vặn mình.
2’ - 1 lần
1-2’ 
1 lần
1-2’
Toán
Ôn tập
I, Mục tiêu.
Tập trung vào ôn tập:
- Viết số thập phân; giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân
- So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.
- Giải bài toán bằng cách “ tìm tỉ số” hoặc “ rút về đơn vị”.
- HSKT ôn tập các phép tính với STN.
II, Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học.
1, GV ghi đề lên bảng.
 A, Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D(là đáp số, kết quả tính,...). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số “Mười bảy phẩy bốn mươi hai”viết như sau:
 A. 107,402 B. 17,402 C. 17,42 D, 107,42
Câu 2: Viết 1/10 dưới dạng số thập phân được:
 A. 1,0 B. 10,0 C. 0,01 D. 0,1
Câu 3: Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là:
 A. 8,09 B. 7,99 C. 8,89 D. 8,9
Câu 4: 6cm2 8mm2 = .....mm2 
 Số thích hợp để viết vào chỗ trống là:
 A. 68 B. 608 C. 680 D. 6800
Câu 5: Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây. Diện tích của khu đất đó là :
1ha
1km2
10ha 250m 
0,01km2 
 400m
 PhầnII: 
 Câu 1, Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
 a, 6m25cm = ......m b, 25ha = .....km2
 Câu 2, Mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ?
IV, Hướng dẫn đánh giá. 
Cho học sinh làm bài cá nhân
Giáo viên chữa bài, nhận xét, dặn dò về ôn tập lại cách viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích ra số thập phân.
Tiếng Việt
¤n tËp vµ kiÓm tra(T3)
I, Mục đích, yêu cầu. 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 100 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn); thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.( BT2)
 *HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn( BT2)
- HSKT luyện đọc bài Một chuyên gia máy xúc.
II, Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết1)
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học, nếu có.
III, Các hoạt động dạy học.
1) Giới thiệu bài.
2) Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( được xem lại bài khoảng từ 1- 2 phút )
 - HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
 - GV, HS nhận xét, HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
 3 ) Hướng dẫn HS làm BT2.
 - GV ghi tên 4 bài văn : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
 - HS làm việc độc lập: Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
 - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do 
 VD: Trong bài văn miêu tả “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, em thích nhất chi tiết “ những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng”. Vì từ “ vàng lịm” vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với “ chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng” thật bất ngờ và chính xác.
 - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
4) Củng cố - dặn dò. 
- Học thuộc các bài đã học để kiểm tra HTL.
Thứ 4, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Toán
Chương: Các phép tính với số thập phân
Phần: Phép cộng
Bài: Céng hai sè thËp ph©n
I, Mục tiêu. Biết:
 - Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
- HSKT biết đọc, viết các số thập phân
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai phân số.
a, GV nêu ví dụ 1, cho HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng 1,84 + 2,45 = ? (m)
 GV hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên : 184 + 245 + 429 ( cm); rồi chuyển đổi đơn vị đo : 429cm = 4,29m để tìm được kết quả phép cộng các số thập phân; 1,84 + 2,45 = 4,29(m).
 GV hướng dẫn HS tự đặt tính rồi tính như SGK. Lưu ý HS về cách đặt dâu ở tổng ( đặt thẳng cột với các dấu phâỷ của các số hạng )
 GV cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của hai phép cộng : Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy 
 - Cho HS tự nêu cách cộng hai số thập phân.
b, Tương tự như phần a) đối với VD2. Chẳng hạn ,GV nêu VD 2 rồi cho HS tự đặt tính rồi tính, vừa viết vừa nối theo hướng dẫn của SGK.
c, Hướng dẫn HS tự nêu cách cộng hai số thập phân ( như SGK ).
 HĐ2: Thực hành.
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
BT1: HS làm bài cá nhân và chữa bài, 1 em làm vào bảng phụ.
 Khi chữa bài HS cần nêu cách cộng.
BT2: Học sinh làm bài cá nhân
* Lưu ý: Đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
BT3: HS tự đọc rồi tóm tắt ( bằng lời ) bài toán, sau đó tự giải và chữa bài .
 Chẳng hạn : 
Bài giải
Tiến cân nặng là:
36,2 + 4,8 = 37,4 (kg )
Đáp số : 37,4 kg
 HĐ3: Củng cố dặn dò. Nêu quy tắc cộng hai số thập phân. 
Tiếng Việt
¤n tËp (T4)
I, Mục đích,yêu cầu.
- Lập được bảng từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
*BVMT – giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án nhunwgx người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
- HSKT luyện viết bài Bài ca về trái đất
II, Đồ dùng dạy học.
- Phiếu giao việc, bảng phụ.
III, Các hoạt động dạy học.
1: Giới thiệu bài.
2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* BT1: 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm, điền vào phiếu giao việc.
Việt Nam - Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
.....................................
.....................................
......................................
.................................
.................................
.................................
................................
..................................
..................................
Động từ,
 Tính từ
......................................
.....................................
.....................................
................................
................................
.................................
.................................
.................................
.................................
Thành ngữ, Tục ngữ
.....................................
.....................................
.....................................
.................................
................................
...............................
..................................
..................................
..................................
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung trên bảng lớp.
- Gọi HS nhắc lại .
* BT2 : Thực hiện tương tự BT1, HS làm việc theo nhóm.GV viết kết quả đúng vào bảng từ ngữ hoặc chọn một bảng tốt nhất để bổ sung . Một vài học sinh đọc bảng kết quả . 
3, Củng cố dặn dò.
- Như thế nào là từ đồng âm, từ trái nghĩa.
Tiếng Việt
¤n tËp (T5)
I, Mục đích, yêu cầu.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng100 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn); thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nêu được một số diểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch “ Lòng dân” và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
* HS khá, giỏi đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
- HSKT luyện đọc bài Sự sụp đổ của chế dộ a-pác-thai
II, Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III, Các hoạt động dạy học.
1: Giới thiệu bài.
2: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( được xem lại bài khoảng từ 1- 2 phút )
 - HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
 - GV , HS nhận xét, động viên bạn.
 3: Hướng dẫn HS làm BT.
 - GV lưu ý 2 yêu cầu : 
 + Nêu tính cách một số nhân vật.
 + Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
 - Yêu cầu 1 : HS đọc thầm vở kịch “ Lòng dân” , phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
 - Yêu cầu 2 : Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch “ Lòng dân.”
 + Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
 4: Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học; khích lệ nhóm HS diễn kịch giỏi luyện tập diễn cả hai đoạn của vở kịch “ Lòng dân” để đóng góp tiết mục trong buổi liên hoan văn nghệ của lớp hoặc của trường.
Địa lí
N«ng nghiÖp
I. Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bó nông nghiệp ở nước ta:
*HS khá, giỏi:
- Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn.
- Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng:Vì khí hậu nóng ẩm.
*BVMT – Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do hoạt động sản xuất ở VN.
II. Đồ dùng dạy học.
Lược đồ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
 A: Kiểm tra bài cũ
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Phân bố chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sinh sống ở đâu?
 B: Bài mới
 HĐ1 : Giới thiệu bài
HĐ2 : Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt
- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam , thảo luận N2:
+ Nêu tác dụng của bản đồ.
+ Nhìn trên lược đồ thấy kí hiệu cây trồng nhiều hơn hay kí hiệu con vật nhiều hơn?
 + Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
*KL Trồng trọt là ngành sản xuất chính ở nước ta.
HĐ3 : Tìm hiểu các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
- HS hoàn thành vào phiếu giao việc
H Đ4 : Tìm hiểu giá trị của lúa gạo và cây trồng công nghiệp lâu năm.
- HS trao đổi N2 về các vấn đề sau:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Em biết gì về tình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta?
+ Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên?
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của các loại cây này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
* KL Lúa gạo được trồng chủ yếu ở đồng bằng, cây công nghiệp lâu năm được trồng ở vùng núi và cao nguyên.
HĐ5 : Sự phân bố cây trồng ở nước ta
- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở Việt Nam bằng miệng.
HĐ6 : Ngành chăn nuôi ở nước ta
HS nối tiếp nhau trả lời
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
IV- Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học
- HS học thuộc ghi nhớ trong SGK.
Thứ 5 ngày 13 tháng 11 năm 2014
Tiếng Việt
¤n tËp (T6)
I, Mục đích , yêu cầu.
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2.( Chọn 3 trong năm mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa( BT3, BT4).
- HS KT luyện viết bài Ê – mi – li, con... 
II, Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu giao việc, bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học.
1: Giới thiệu bài.
2: Hướng dẫn HS giải BT.
 *BT1.
 H: Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? ( vì các từ đó dùng chưa chính xác )
 - HS làm việc cá nhân, một HS làm trên bảng phụ.
 - HS làm trên bảng phụ chữa bài, cả lớp và GV góp ý.
Lời giải: - Những từ dùng không chính xác: bê, bảo, vò, thực hành.
 - Thay bằng từ đồng nghĩa : bưng, mời, xoa, làm.
 *BT2. GV dán phiếu, mời 2-3 HS lên thi làm bài . Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
 - HS làm việc độc lập .
 - Lời giải : no, chết, bại, đậu, đẹp
 *BT3. - HS làm việc độc lập .
 - GV nhắc HS chú ý:
+ Mỗi em có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu đồng thời chứa 2 từ đồng âm.
 + Cần chú ý dùng từ đúng với nghĩa đã cho là: giá(giá tiền )/giá ( giá để đồ vật ). Không đặt câu với từ “ giá” mang nghĩa khác.
VD: giá ( giá lạnh )
 - HS tiếp nối nhau đọc các câu văn.
 *BT4.
 - HS làm việc cá nhân.
 - GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ “ đánh”
 - HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang một nghĩa của từ “ đánh”
 3. Củng cố, dặn dò Về nhà tập đặt câu với các từ vừa học.
Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 7)
I, Mục đích , yêu cầu.
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I( Nêu ở tiết 1, Ôn tập).
- HSKT yêu cầu đọc 2 khổ thơ đầu bài trước cổng trời 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phiếu, 1 phần quà nhỏ
III, Các hoạt động dạy học.
1: Kiểm tra đọc – hiểu.
- GV chọn cho HS đọc bài “ Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
- Gọi HS lần lượt lên đọc.
- Sau khi đọc xong GV hỏi về nội dung trong một đoạn của bài đọc.
- Học sinh bình chọn bạn đọc hay nhất để trao phần thưởng.
 2: HS làm bài ôn tập
- GV ghi đề lên bảng.( SGK)
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề, cách làm bài.
- HS chỉ cần ghi vào phiếu số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời.
- HS làm bài.
* Đáp án: Câu 1: ý b	Câu 2: ý a Câu3: ý a	 
 Câu 4: ý Câu 5: ý c Câu 6: ý c 
 Câu 7: ý a Câu 8: ý b
 Câu 9: ý c Câu10: ý a
- 1 HS đọc bài – thảo luận theo nhóm 2 đáp án đúng
- GV chữa bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn những hs đọc còn yếu về luyện đọc lại.
Toán
LuyÖn tËp
I. Mục tiêu : Biết:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
- HSKT biết cách đặt tính và cộng các phép tính đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 Đặt tính rồi tính:
 34, 76 + 57,19 19,4 + 120,41 0, 324 + 6, 54 123 + 43,67
 2. Dạy học bài mới.
 HĐ1 : Giới thiệu bài
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
BT1, - GV dùng bảng phụ đã kẻ sẵn để hướng dẫn HS .
- Cho HS tự nhận xét để nêu được “ Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán”. Cho HS nhắc lại rồi tự viết a+b = b+a
BT2, HS tự làm bài cá nhân, giúp HS biết sử dụng tính chất giao hoán để thử .
BT3, Cho HS tự làm bài cá nhân rồi chữa bài, 1 em làm vào bảng phụ.
 ĐS : 82m
BT4, 
- HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm.
- HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 ĐS : 60m
III. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. 
- Nhắc học sinh ghi nhớ tính chất giao hoán của phép cộng.
- Chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Bày dọn bữa ăn trong gia đình
I-Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
II-Đồ dùng:
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn gia đình.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn trong gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a .
- Nêu mục đích của việc bày món ăn,dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV gợi ý để HS nêu cách sắp xếp món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em?
- GV giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh họa.
HĐ 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
- Nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn trong gia đình?
- HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn trong SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- GV nhận xét và tóm tắt những ý đúng.
 HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá . GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
IV: Củng cố,dặn dò:
- Dặn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Đọc trước bài: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 Thứ 6, ngày 14 tháng 11 năm 2014
Tập làm văn
KiÓm tra ( viết )
I, Mục đích yêu cầu : Giúp HS:
Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
- Nghe - viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ( văn xuôi).
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II, Đồ dùng dạy học.
 - Giấy kiểm tra.
III, Các hoạt động dạy học.
1, GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
2, HS làm bài.
- Hướng dẫn HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Viết bài văn hoàn chỉnh, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
3, Thu bài. Về nhà chấm bài cho tiết sau. 
Toán
Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu : Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân.
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Vận dụng để tính tổng theo cách thuận tiện nhất.
- HSKT thực hiện được phép cộng 2 số thập phân đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
 a) 12, 34 + 12, 66 .. 12,66 + 12,34
 b) 56,07 + 0,09 .. 52,39 + 4,09
 c) 15,82 + 34,57 .. 21,78 + 23,98
 B. Dạy học bài mới HĐ1 : Giới thiệu bài
 HĐ2 :Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân
a) Ví dụ 1: HS đọc bài toán, tóm tắt và nêu phép tính .
 27,5 +36,75 + 14,5
- HS tự làm bài theo những hiểu biết của bản thân các em.
- GV nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
- HS thực hiện phép tính trên.
b) Bài toán. HS nêu cách tính chu vi hình tam giác và thực hiện phép tính.
+ HS nhắc lại cách tính tổng của nhiều số thập phân.
 HĐ3 : Luyện tập thực hành
 HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK
 HĐ4 : Chấm chữa bài- Lưu ý :
Bài 1
HS làm bài cá nhân, 1 em làm vào bảng phụ
Bài tập 2. HS làm bài cá nhân, 1 em làm vào bảng phụ rồi chữa.
*HS rút ra được phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như phép cộng số tự nhiên.
Bài tập 3. Miệng
Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính theo cách thuận tiện. Chẳng hạn: 
 a, 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 14 + 5,89 = 19,89
IV. Củng cố dặn dò: 
GV tổng kết tiết học. Nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân.
Khoa học
¤n tËp con ng­êi vµ søc kháe(T1)
I. Mục tiêu
 Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy và học
 Vở bài tập khoa học lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
 + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả nh thế nào?
2 . Dạy học bài mới
 HĐ1: Ôn tập về con người
 + HS hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập
 Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì của con trai và con gái.
 + Bài tập 2,3: HS làm vào vở bài tập.
 + HS thảo luận để ôn lại các kiến thức bằng hệ thống câu hỏi sau:
 ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới? Nữ giới? 
( Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.)
 ? Hãy nêu sự hình thành một cơ thể con người?
 ? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
( Phụ nữ là một nửa c

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc