Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Sang thu (Hữu Thịnh)

HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung.

- Cách đọc: Nhịp chậm, giọng nhẹ nhàng, khoan thai và thoáng chút suy tư.

- Yêu cầu 2 HS đọc. Nhận xét và đọc lại một lần.

H: Bài thơ được sáng theo thể thơ nào ?(thể thơ năm chữ tuy ngắn gọn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ -> thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ).

H: Nêu bố cục của văn bản?

HS: trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 19145 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Sang thu (Hữu Thịnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 03 . 3 . 2014 
Tiết 122: 	
 Văn bản : 
Sang thu
 - Hữu Thịnh -
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời đồng thời biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh, tư liệu về tác giả, tác phẩm, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ cuối?
GV Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập, yêu cầu học sinh đọc và điền vào dấu ba chấm.
- Điền tiếp vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đáp án đúng? 
a. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm .............................
b. Cảm hứng bao trùm lên bài thơ là lòng ...................... và niềm ................. của nhà thơ và mọi người đối với Bác.
c. Bài thơ có giọng điệu ...................... và tha thiết, nhiều hình ảnh ...................
d. Hình ảnh ........................................... thể hiện sự vĩ đại và niềm tôn kính của mọi người đối với Bác. 
2. Bài mới:
 Nếu như mùa xuân là đề tài quen thuộc đã đi nhiều vào thơ ca thì mùa thu cũng là đề tài không thể vắng mặt. Có rất nhiều nhà thơ đã từng viết về mùa thu như: Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu. Và chúng ta không thể không kể đến Hữu Thỉnh với những cảm nhận tinh tế về thời khắc giao mùa. Điều này được thể hiện như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Sang thu.
HĐ của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
H: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh.
=> Nhận xét và bổ sung: Ông là nhà thơ viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời đang chuyển biến nhẹ nhàng.
- Các tác phẩm như: Âm vang chiến hào, Từ chiến hào tới thành phố, Thư mùa đông...
H:Bài thơ Sang thu sáng tác vào thời gian nào? Nội dung chính của bài thơ này là gì?
-> Những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung.
- Cách đọc: Nhịp chậm, giọng nhẹ nhàng, khoan thai và thoáng chút suy tư.
- Yêu cầu 2 HS đọc. Nhận xét và đọc lại một lần.
H: Bài thơ được sáng theo thể thơ nào ?(thể thơ năm chữ tuy ngắn gọn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ -> thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ).
H: Nêu bố cục của văn bản?
HS: trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản .
- Gọi HS đọc lại khổ thơ 1.
H:Theo em, thi sĩ nhận ra mùa thu qua những hình ảnh nào ?(hương ổi, gió, sương).
H:Em hiểu “phả”, “gió se” nghĩa là gì? 
- Phả: tỏa vào, trộn lẫn; gió se: gió nhẹ, khô và mang hơi lạnh => Hương ổi chín tỏa vào trong gió.
H: Em hiểu “chùng chình” nghĩa là gì (Cố ý chậm lại).
H: Trong khổ thơ thứ nhất này, từ ngữ nào diễn tả trạng thái của nhà thơ? Đó là trạng thái gì?
- Bỗng: ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Hình như: cảm xúc bâng khuâng.
GV bình: Không phải là mùi hương của cốm, của hoa cau, hoa bưởi mà là mùi hương của ổi chín, phả vào trong gió gợi cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió.
H:Nhưng tại sao ở cuối khổ thơ 1 tác giả không dùng từ “chắc chắn” hoặc “ôi” mà là “hình như”.
H: Hình như thuộc từ loại gì?
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ thứ nhất này? Qua đó giúp em cảm nhận điều gì?
GV: Sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Đúng là cảm xúc của thời điểm chuyển giao. 
- Cảm xúc ấy tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn. Cái nhìn ấy được thể hiện như thế nào?
- Gọi HS đọc khổ thơ 2.
H: Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu còn được tác giả cảm nhận qua dấu hiệu nào.
H: Em hiểu “dềnh dàng” là gì và hình ảnh “chim vội vã”, “có đám mây… vắt nửa mình sang thu” là gì?
- Sông dềnh dàng: mùa thu sang, nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
- Đám mây vắt nửa mình: một sự liên tưởng thú vị, ngộ nghĩnh, gợi hình ảnh đám mây còn sót lại kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh, trong của mùa thu.
H:Vậy trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào? Qua đó giúp em cảm nhận điều gì?
- HS phát hiện nghệ thuật sử dụng từ láy, đối lập, liên tưởng, tưởng độc đáo.
- Rõ ràng, đây không phải vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải vẻ đẹp của mùa thu mà là vẻ đẹp của sự chuyển mùa. Vẻ đẹp ấy còn được tác giả cảm nhận như thế nào nữa? 
- Gọi HS đọc lại khổ thơ thứ 3.
H:Ở khổ thơ cuối này, sự chuyển mùa còn được tác giả cảm nhận qua những chi tiết nào?
- HS tìm và phát hiện chi tiết: nắng, mưa, sấm.
H: Dường như thi sĩ đã đo được độ đậm, nhạt của thiên nhiên. Từ ngữ nào nói lên điều đó? (HS phát hiện từ “vẫn”, “đã”).
H:Chúng thuộc từ loại gì (phụ từ). Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
H: Vậy hai câu trên thể hiện điều gì?
H: Có người cho rằng hai câu thơ cuối vừa có tính tả thực, vừa mang hàm ý sâu xa. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
-> Nghĩa tả thực: Hàng cây lớn tuổi vì chứng kiến bao lần tiếng sấm nên không bị bất ngờ nữa. Nghĩa ẩn dụ: Khi con nguời đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. 
H:Tác giả sử dụng nghệ thuật nào đặc sắc, qua đó giúp em cảm nhận điều gì?
- GV kết luận: Bài thơ năm chữ rất giản dị mộc mạc nhưng ý nghĩa sâu sắc, Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh đẹp về mùa thu với nhiều cảm xúc tinh tế. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương đất nước hơn. 
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài .
H:Qua bài thơ tác giả muốn thể hiện điều gì?
H:Bài thơ sử dụng những nghệ thuật gì đặc sắc?
- Khái quát lại toàn bộ nội dung chính và yêu cầu - HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ5: Hướng dẫn HS làm bài tập, củng cố.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn về nhà: Viết đoạn văn khoảng 7-8 dòng diễn tả cảm nhận của tác giả: ngỡ ngàng, bâng khuâng; sau đó là cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời va cuối cùng là ngẫm nghĩ….
H:Kể tên hoặc đọc một số câu thơ khác viết về mùa thu mà em biết?
- Giới thiệu một số câu thơ của Hữu Thỉnh:
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
 Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông…
- HS tìm đọc bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu...
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hữu Thỉnh sinh nắm 1942, quê huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác năm 1977. 
II. Đọc và tìm hiểu bố cục, thể thơ
1. Đọc:
2. Thể thơ: năm chữ
3. Bố cục: 3 phần.
III.Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Khổ thơ 1:
Bỗng .... hương ổi
Phả vào….. gió se
Sương chùng chình…
Hình như thu…
-> Sử dụng từ ngữ chọn lọc, gợi cảm, nghệ thuật nhân hóa; sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
=> Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống làng quê.
2. Khổ thơ 2:
Sông .... dềnh dàng
Chim… vội vã
Đám mây ... 
Vắt nửa mình sang thu
-> Sử dụng từ láy, nghệ thuật nhân hóa, đối, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. 
=> Sự cảm nhận tinh tế của tác giả và vẻ đẹp của sự chuyển mùa từ hạ sang thu. 
3. Khổ thơ 3:
Vẫn còn…. nắng
Đã vơi… cơn mưa
-> Thu đến nhưng vẫn còn dư âm của mùa hạ.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Tả thực: hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm.
- Ân dụ: con người từng trải thì càng bĩnh tĩnh, vững vàng trước những biến động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
=> Suy ngẫm của người đã từng trải.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, giàu tính biểu cảm.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( bỗng, phả, hình như ).
- Phép nhân hóa, phép ẩn dụ đặc sắc ( sương chùng chình, sông dềnh dàng ) .
2. Nội dung: 
- Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở thời điểm giao mùa . Bộc lộ niềm thiết tha , trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở và sự suy ngẫm sâu lắng về con người, cuộc đời . 
V. Luyện tập, củng cố:
*). Hướng dẫn tự học:
 - Học bài, làm bài tập phần Luyện tập
 - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài.
- Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về màu thu để cảm thấy nét đặc sắc của mỗi bài.
- Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý.

File đính kèm:

  • docsang thu.doc