Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân - Năm học 2014-2015 - Trịnh Thị Thanh Ngân

* HĐ4. HD tìm hiểu văn bản

- Muc tiêu : HS nắm được khung cảnh ngày xuân, lễ hội trong tiết thanh minh và cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

- HS đọc 4 câu thơ đầu.

H: Mùa xuân bắt đầu vào thời gian nào và kết thúc vào thời gian nào trong năm?

- HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

+ Tháng giêng à tháng ba.

H: 2 câu thơ đầu, khung cảnh mùa xuân được miêu tả theo trình tự nào? Tác giả nói gì về mùa xuân? - HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

H. Hình ảnh “Con én đưa thoi” gợi cho em liên tưởng về thời gian và cảm xúc như thế nào?

 - Hình ảnh mùa xuân rất đặc trưng, thời gian trôi nhanh với cảm giác nuối tiếc làn ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trải qua 60 ngày

H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để nói lên thời gian trôi nhanh của mùa xuân?

- HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

H: Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba được đặc tả qua chi tiết, hình ảnh nào?

- HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

- GVbình: Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại -> trở thành bức tranh tuyệt đẹp. Chỉ với chữ “Tận” ta có thể hình dung 1 màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ. Trên nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân - Năm học 2014-2015 - Trịnh Thị Thanh Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2014
Ngày giảng: 9A: 23/9/2014
Người soạn, giảng: Trịnh Thị Thanh Ngân
Ngữ văn: Tiết 28: Bài 6 
Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
 (Trích : Truyện Kiều ) - Nguyễn Du
I/ Mục tiêu
* Mức độ cần đạt:
- Học sinh hiểu thêm nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn qua một đoạn trích.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Thấy được sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng.
- Biết bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngàu xuân.
- Biết vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III / Chuẩn bị 
- GV: Hình ảnh bản dịch Truyện Kiều có chân dung chị em Thúy Kiều 
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
IV/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp  
V/ Các bước lên lớp.
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
	- H. Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thuý Kiều? Bút pháp chủ yếu của Nguyễn Du sử dụng để tả chân dung hai chị em Thuý Kiều là gì? 
	- Tl: HS đọc bài
 Bút pháp: Ước lệ, miêu tả, so sánh, ẩn dụ 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
*HĐ1. Khởi động. ( 1p )
 Nguyễn Du không chỉ là một bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà còn trong tả cảnh thiên nhiên. Sau bức tranh chân dung hai nàng tố nga diễm lệ là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng ba tuyệt vời
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
*HĐ2: Hướng dẫn đọc – thảo luận chú thích
- Mục tiêu: HS nắm được cách đọc diễn cảm văn bản.
- GV hướng dẫn : Đọc chậm rãi, khoan thai, tình cảm trong sáng
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- HS đọc ® nhận xét.
Gv nhắc học sinh ôn lại phần tác giả đã học ở tiết trước
H. Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm ?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
* HĐ3. HD tìm hiểu bố cục.
- Mục tiêu : HS nắm được nội dung các phần của văn bản.
H: Văn bản có bố cục như thế nào? Nội dung từng phần?
 + Phần 1: 4 câu đầu -> khung cảnh ngày xuân.
 + Phần 2: 8 câu tiếp theo -> Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
 + Phần 3: 6 câu cuối -> Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
H: Đoạn trích được miêu tả theo trình tự nào?
 + Thời gian kết hợp với không gian, từ khái quát đến cụ thể.
H: Phương thức biểu đạt nào nổi bật trong văn bản? Còn có sự kết hợp nào khác?
 + Miêu tả kết hợp tự sự.
* HĐ4. HD tìm hiểu văn bản
- Muc tiêu : HS nắm được khung cảnh ngày xuân, lễ hội trong tiết thanh minh và cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- HS đọc 4 câu thơ đầu.
H: Mùa xuân bắt đầu vào thời gian nào và kết thúc vào thời gian nào trong năm?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
+ Tháng giêng à tháng ba.
H: 2 câu thơ đầu, khung cảnh mùa xuân được miêu tả theo trình tự nào? Tác giả nói gì về mùa xuân? - HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H. Hình ảnh “Con én đưa thoi” gợi cho em liên tưởng về thời gian và cảm xúc như thế nào?
 - Hình ảnh mùa xuân rất đặc trưng, thời gian trôi nhanh với cảm giác nuối tiếc làn ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trải qua 60 ngày 
H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để nói lên thời gian trôi nhanh của mùa xuân?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H: Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba được đặc tả qua chi tiết, hình ảnh nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
- GVbình: Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại -> trở thành bức tranh tuyệt đẹp. Chỉ với chữ “Tận” ta có thể hình dung 1 màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ. Trên nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng 
H: Đây là 2 câu thơ có thể nói thuộc trong số những câu thơ hay nhất của truyện Kiều, theo em vì những lí do nào?
 + Ngôn ngữ Thuần Việt?
 + Giàu hình ảnh?
 + Giàu nhạc điệu?
 + Dễ thuộc, dễ nhớ?
Cả 4 lí do trên.
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H: Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Qua đó bức tranh mùa xuân được gợi tả như thế nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
- HS đọc 8 câu thơ tiếp.
- Gv treo bảng phụ nội dung 8 câu thơ
H: Trong ngày thanh minh họ đã làm gì?
 + Lễ tảo mộ: Đi viếng, sửa sang phần mộ cho người thân.
 + Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
 -> Hoạt động này vẫn liên tục tiếp diễn từ xưa đến nay và đã trở thành truyền thống văn hoá của dân tộc. Cảnh lễ hội đó được miêu tả qua 6 dòng thơ giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu.
H. Cảnh đi lễ, chơi hội được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H*: Cho biết nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc biệt?
- Tác giả miêu tả bằng một loạt từ 2 âm tiết:
 + Các danh từ: Yến anh, chị em, giai nhân à gợi sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.
 + Các động từ: Sắm sửa, dập dìu à sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
 + Các tính từ: Gần xa, nô nức à làm rõ hơn tâm trạng của người đi dự hội.
- Biện pháp tu từ :
 + ẩn dụ : “nô nức yến anh” -> từng đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh ríu rít.
 + So sánh: “Ngựa xe ” -> cảnh hội náo nhiệt, ngựa xe nối đuôi nhau như dòng nước bất tận, mặc trang phục đẹp đi lại đông đúc.
H: Cùng với việc sử dụng các từ loại trong miêu tả, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào khác?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H: Theo em, để làm sống dậy một không khí lễ hội như thế nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc của mình như thế nào?
- HS thảo luận nhóm 4( 5p )
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng 
- GVKL: Yêu quí, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, một hình thức sinh hoạt văn hoá rất đẹp, rất Việt Nam.
H: ở địa phương em có những lễ hội nào ? 
( Lễ hội Gầu tào : người Mông 
 Lễ hội đua thuyền miền bắc...) là nét văn hoá riêng của văn hoá từng vùng miền )
H. Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật này là gì? Bức tranh lễ hội được gợi lên như thế nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
- HS đọc 6 câu thơ cuối.
H: Cảnh vật không khí ở 6 câu cuối có gì khác với 4 câu đầu?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H. Tìm các từ láy và cho biết các từ đó nói lên điều gì?
 + Những từ láy “tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao” dùng ở việc miêu tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng xao xuyến của con người sau cuộc vui chơi.
H: Dòng thơ “ Nao nao....” thể hiện tâm trạng gì ở Kiều?
 + Bâng khuâng xao xuyến, bồi hồi, linh cảm điều gì sắp sảy ra: Gặp Đạm Tiên và Kim Trọng.
H. Nhận xét gì về tâm trạng của 2 Kiều trong khung cảnh này?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét –> kết luận 
GV giảng – bình
 Khung cảnh mang cái thanh, dịu của mùa xuân. Nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng, cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuát hiện. Dòng nước uốn quanh “ Nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “ Phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.
*HĐ5: Hướng dẫn tổng kết, ghi nhớ:
H: Em cảm nhận được vẻ đẹp gì qua văn bản?
- HS đọc ghi nhớ (SGK )
Gv khắc sâu
*HĐ6: HD luyện tập
- HS đọc diễn cảm 1phần đoạn trích
6p
5p
18p
3p
2p
I/ Đọc và thảo luận chú thích:
1. Tác giả 
2. Tác phẩm
- Vị trí: Đoạn trích nằm trong phần 1 của tác phẩm.
II/ Bố cục: 
- 3 phần:
III/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Khung cảnh ngày xuân.
“ Ngày xuân con ... 
 ...một vài bông hoa ”
- 2 câu thơ đầu: Vừa nói thời gian, vừa gợi không gian.
- > Bằng cách nói so sánh, tác giả cho thấy mùa xuân thấm thoát trôi mau như thoi dệt cửi, mới ngày nào là tháng giêng, tháng hai, bây giờ đã là tháng ba.
- Vẻ đẹp của mùa xuân:
 “Cỏ non xanh tận  điểm vài bông hoa”
 + Màu sắc hài hoà, tươi sáng.
 + Không gian khoáng đạt, trong trẻo.
 + Cảnh vật mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.
-> Với tài năng quan sát, từ ngữ chọn lọc chi tiết, cách miêu tả đặc sắc vẽ lên 1 bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp trong 1 không gian bao la trong trẻo, cảnh vật mới mẻ, tinh khôi, sống động và trở nên có hồn.
2/ Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
“ Thanh minh 
 .. bay”
-> Bằng cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh  đã gợi tả vẻ sinh động, đông vui, náo nhiệt mang sắc thái điển hình của lễ hội truyền thống văn hoá xa xưa.
3/ Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
“ Tà tà bóng ngả về tây ...........
 ....................ghềnh bắc ngang” 
- Thời gian: Chiều tối “Bóng ngả về tây”
- Không gian: Không còn trong sáng đông vui và náo nhiệt.
-> Với bút pháp tả cảnh ngụ tình thể hiện tâm trạng vui tươi, nhộn nhịp đã nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối, lặng buồn khi chia tay.
IV/ Ghi nhớ
- Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
V/ Luyện tập
4/ Củng cố (3p)
- H. Em hình dung như thế nào về những người trẻ tuổi như chị em Thuý Kiều?
- GV khái quát toàn bộ bài học
5/ Hướng dẫn học bài (2p)
- Về nhà học kĩ nội dung bài, học thuộc lòng đoạn trích, nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
	+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK, khung cảnh thiên nhiên, nỗi nhớ của Kiều.

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc