Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh

* GV treo tranh nhà sàn của Bác vả giới thiệu, hs theo dõi, quan sát.

? Em hiểu gì về xuất xứ văn bản này?

+ Văn bản của Lê Anh Trà trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hoá Việt Nam” năm 1990.

? Bất giác có nghĩa là gì?

+ Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, ko dự định trước.

? Đạm bạc được hiểu như thế nào?

+ Sơ sài, giản dị, không cầu kì bày vẽ.

? Xác định thể loại và PTBĐ?

+ Nghị luận, CM.

? Văn bản có thể chia làm mấy phần?

+ 3 phần:

- Từ đầu đến rất hiện đại: con đường hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá HCM.

- Tiếp đến hạ tắm ao: những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.

- Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Học sinh thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng - nghị luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác và học sinh có ý thức tu dưỡng học.
 tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Phương tiện thực hiện
- Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác.
- Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.
III. Cách thức tiến hành:
- Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích.
- Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
- Sĩ số: 
- Vắng:
2. Kiểm tra: 
- Việc soạn bài cùa học sinh.
- Sách vở.
3. Bài mới:
- Giới thiệu phong cảnh, nơi làm việc, nhà sàn của Bác ở phủ chủ tịch.
- Khẩu hiệu: “Sống......theo gương Bác Hồ vĩ đại” để khẳng định tầm vóc văn hoá của Bác: nhà yêu nước, nhà cách mạng, danh nhân văn hoá thế giới - đó chính là nét đẹp của phong cách HCM.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Gv: hướng dẫn đọc: chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
- Giáo viên đọc đoạn đầu, gọi hs đọc tiếp, sau đó nhận xét cách đọc.
* GV treo tranh nhà sàn của Bác vả giới thiệu, hs theo dõi, quan sát.
? Em hiểu gì về xuất xứ văn bản này?
+ Văn bản của Lê Anh Trà trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hoá Việt Nam” năm 1990.
? Bất giác có nghĩa là gì?
+ Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, ko dự định trước.
? Đạm bạc được hiểu như thế nào?
+ Sơ sài, giản dị, không cầu kì bày vẽ.
? Xác định thể loại và PTBĐ?
+ Nghị luận, CM.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
+ 3 phần:
- Từ đầu đến rất hiện đại: con đường hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá HCM.
- Tiếp đến hạ tắm ao: những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
HS đọc lại đoạn 1
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào? Tìm những câu văn tiêu biểu?
+Ít có vị lãnh tụ nào như Bác Hồ. Khẳng định vốn tri thức sâu rộng của Bác.
? Em có nhận xét gì về cách viết trên?
+ So sánh
? Bằng con đường nào Bác có được vốn sống văn hoá ấy?
+ Đi nhiều, có đk tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây.
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Đó là công cụ giao tíêp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá trên thế giới.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc tới mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa, vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
+ Học trong công việc, trong lao động ở mọi nơi, mọi lúc.
? Vậy nhờ vào đâu mà Bác có con đường đến với vốn văn hoá như vậy?
+ Học tập, lao động.
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì?
+ Ảnh hưởng quốc tế với văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người rất phương Đông, rất hiện đại.
? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì?
+ Đối lập: vĩ nhân - giản dị
? Chỗ độc đáo nhất trong phong cách HCM là gì?
+ Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, vĩ đại và bình dị, dân tộc và quốc tế.
? Tác giả dùng NT gì để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
* Tác giả
Lê Anh Trà
* Tác phẩm: Phong cách HCM 1990.
* Chú giải
- Bất giác
- Đạm bạc
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thể loại và phương thức biểu đạt
- Kiểu loại: nghị luận
- Lập luận chứng mimh
2. Bố cục
* 3 phần:
- Từ đầu đến rất hiện đại
- Tiếp đến hạ tắm ao
- Còn lại
3. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM.
- Vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng.
- Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
- Con đường:
+ Bác đi nhiều nơi trên thế giới.
+ Nói và viết nhiều thứ tiếng.
+ Học hỏi toàn diện tới mức uyên thâm.
+ Học trong công việc.
→ Vậy, phải nhờ vào sự dày công luyện tập, học hỏi suốt cuộc đời hoạt động gian truân của Bác.
- Điều kì lạ trong phong cách văn hoá HCM là ảnh hưởng quốc tế - văn hoá dân tộc → lối sống rất Việt Nam nhưng rất hiện đại.
- Nghệ thuật đối lập:cái vĩ nhân- giản dị.
- Chỗ độc đáo nhất là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
- NT: kể đan xen bình luận( có thể nói....HCM)
→ Khắc sâu vốn tri thức văn hoá sâu rộng.
* Luyện tập:
? Em hiểu thế nào là phong cách?
+ Là lối sống, cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
? Trái với từ truân chuyên là gì?
+ Nhàn nhã.
? Vậy truân chuyên là gì?
+ Gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
? Chúng ta đã được học những văn bản nào nói về cách sống giản dị của Bác?
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
4. Củng cố: 
- HS đọc lại văn bản.
- HS làm bài tập TN.
- Hãy chỉ ra những con đường hình thành phong cách văn hoá HCM:
+ Đi nhiều, hiểu nhiều, giao tiếp nhiều.
+ Học nhiều, lao động nhiều.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tìm ra vẻ đẹp phong cách HCM thể hiện trong cách sống và làm việc của Bác Hồ (đọc kĩ đoạn 2).
- Phong cách văn hoá của Bác có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.
- Làm bài tập TN.
- Giờ sau phân tích bài “Phong cách HCM ”.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TT)
I. Mục tiêu bài học (như tiết 1)
II. Phương tiện thực hiện
III. Cách thức tiến hành
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
- Hãy nêu và phân tích con đường hình thành phong cách văn hoá HCM?
3. Bài mới:
.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Gọi HS đọc đoạn 2,3 trong SGK
? Phong cách sống của Bác đuợc tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
+ Nơi ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ (trong SGK).
+ Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Bữa ăn.
+ Cuộc sống một mình.
? Em đánh giá như thế nào về cách sống giản dị, đạm bạc của Bác?
+ Đây là lối sống của người có văn hoá.
+ Đây không phải là cách tự thần thánh hoá làm khác đời, cũng không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
? Tác giả sử dụng NT gì để làm nổi bật phong cách HCM
+ Kể và bình luận, so sánh.....
? Em hiểu gì về 2 câu thơ:
“Thu ăn măng....
.........................hạ tắm ao”
+ Cách ăn ở giản dị, gần gũi với cuộc sống ở làng quê.
? Đọc bài thơ hoặc kể câu chuyện nói về cách ăn ở, lối sống giản dị của Bác?
+ Tức cảnh Pác Bó.
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
? Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì? phong cách của Người có gì giống và khác so với các vị danh nho thời xưa?
+ Phong cách của Người như một tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập.
+ Giống các vị danh nho: không thần thánh hoá khác đời lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần.
+ Khác: đây là cách sống của người cộng sản lão thành, 1 vị chủ tịch nước, 1linh hồn của dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
? Tác giả dùng nghệ thuật nào để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM?
+ Kể, bình.
+ Chọn lọc.
+ So sánh.
? Nêu nội dung văn bản 
+ Sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với nhân loại, vĩ đại với giản dị.
+ VD: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Mầu quê hương bền bỉ, đậm đà
 Giọng của Người....
 Thấm từng tiếng ấm.....
 Con nghe Bác....
 Tiếng ngày ........
 (Tố Hữu)
+ VD:Nơi Bác ở sàn mây, vách gió
 Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
+ VD: Anh dắt em vào cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá
 Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa
3. Phân tích: (tiếp)
b. Vẻ đẹp của phong cách HCM trong cách sống và làm việc
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị.
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ.
+ Trang phục: ít ỏi chiếc va li con với bộ quần áo.
+ Ăn uống đạm bạc...
→ Đây là lối sống có văn hoá trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Tác giả kết hợp giữa kể và bình luận, so sánh: chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giản dị lão thực như vây.
→ Ca ngợi, tự hào với vẻ đẹp phong cách HCM.
c. Ý nghĩa phong cách HCM
- Phải học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hoà nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
+ Cách sống của người cộng sản lão thành.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- So sánh đối lập
- Dùng dẫn chứng từ HV .
b. Nội dung:
Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa cái vĩ đại với cái giản dị.
III. Luyện tập
Bài 1: Sưu tầm những thơ viết về phong cách HCM.
Bài 2: Cho hs làm bài tập TN
4. Củng cố:
- Vẻ đẹp của phong cách HCM là gì?
+ Kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Ý nghĩa về phong cách HCM?
+ Chúng ta phải học tập tấm gương đạo đức HCM
- Học tập tấm gương đạo đức HCM, chúng ta phải làm những gì?
+ Cách ăn, ở, đồ dùng, sinh hoạtgiản dị.
+ Tiết kiệm, tránh lãng phí.
+ Chăm học, chăm làm giúp đỡ cha mẹ, ông bà, các em nhỏ từ những việc nhỏ nhất.
+ Đoàn kết yêu thương bạn bè, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài cũ.
- Soạn bài2.
- Tìm những mẩu chuyện, bài thơ viết về phong cách HCM.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài phương châm hội thoại.
- Đọc lại truyện cười “Lợn cưới, áo mới” và trả lời câu hỏi bên dưới.
- Kể tên những tấm gương tốt học tập và làm theo lời Bác dạy ở quê em.

File đính kèm:

  • docBai 1 Phong cach Ho Chi Minh_12818236.doc