Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Học kỳ 2 - Năm học 2015-2016

ĐỀ 1: Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

1.Mở bài

_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm

_ Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện được công hiến của tác giả

2.Thân bài:

• Mùa xuân thiên nhiên(khổ 1)

_ Chi tiết: chim hót, hoa nở  nói về mùa xuân

_ Mùa xuân rộn ràng, tươi vui, đầy sức sống (Mọc giữa dòng sông xanh, hát vang đồi)

_ Đây là mùa xuân của tưởng tượng sáng tác 11-1980

_ Bài thơ viết khi nhà thơ nằm trên giường bệnh nhưng vẫn lạc quan ( Tôi hứng)  thái độ nâng niu

_Giọng điệu thiết tha, yêu đời

• Mùa xuân đất nước và con người (khổ 2,3)

_ Người cầm súng  người lính

_ Người ra đồng  nông dân

 Vì sao nhà thơ nhắc tới họ

_ Giải nghĩa từ “lộc”

_ Điệp từ “tất cả” và từ láy “hối hả”, “xôn xao”

 Khẩn trương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

_ So sánh: “đất nước như vì sao”;sức sông mãnh liệt

_ Từ “cứ”, sự đường hoàng, đỉnh đạc

 Những con người làm nên mùa xuân đất nước

• Ước nguyện của tác giả (khổ .)

_ Sự chuyển đổi ngôi thứ “tôi”  “ta”

 Nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

_ Điệp ngữ “ta làm”, lối liệt kê: con chim, cành hoa,  yếu tố tạo nên mùa xuân

_Điệp ngữ “dù là” như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

_ Hoán dụ: tuổi 20, tóc bạc: tuổi trẻ, tuổi già

 Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tinh, giản dị

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Học kỳ 2 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HK II
Năm học: 2015-2016
I.Hệ thống các tác phẩm thơ , truyện hiện đại:
Số
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm
S. tác
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
AÙnh traêng
Nguyeãn 
Duy
1978
- Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm nghĩa tình với vầng trăng một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng 
- Hiện tại:
+ Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường”
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.
- Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
 - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước.
2
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
 1980
-Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên hiên đất trời.
- Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
- Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa , được sống cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
- Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng dân ca.
- Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ 
Thể hiện rung cảm tinh tế của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
3
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
 1976
- Tâm trạng vô cùng xúc động của người co từ chiến trường Miền Nam ra viếng Bác.
- Tâm lòng thành kính trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp sáng trong của Người.
- Tâm trạng lưu luyến và mong được ở bên Bác.
- Giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết , đau xót, tự hào.
- Thể thơ tám chữ có đôi biến thể, gieo vần, nhịp thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Ngôn ngữ biểu cảm.
Thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính , biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
4
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
- Cảm nhận tinh tế, ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi chợt nhận ra tín hiệu sang thu.
- Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời.
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hoá, phép ẩn dụ.
Thể hiện cảm nhân tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
5
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
- Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của “người đồng mình”và mong con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống đó.
-Giọng thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái: tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
6
Nhöõng ngoâi sao xa xoâi
Lê Minh Khuê
1971
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong.
- Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong kháng chiến chống Mĩ ở một trọng điểm 
- Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Nhân vật Phương Định: Duyên dáng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với tinh thần đồng đội
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật kể đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Có lời trần thuật, đối thoại tự nhiên.
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
Lưu ý: Đối với thơ cần học thuộc lòng, với truyện tóm tắt được cốt truyện, nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
II.Tiếng Việt:
Các thành phần biệt lập
Khái niệm
Ví dụ
Tình thái
thể hiện cách nhìn  của người nói với sự việc nói trong câu
Có lẽ trời mưa.
Cảm thán
bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,giận)
Chà, Lan giỏi quá!
Gọi- đáp
dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Lan ơi, Giúp mẹ trông em.
Phụ chú
bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều - tác phẩm xuất sắc trong văn học cổ nước ta.
Khởi ngữ
- Là thành phần câu, đúng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
VD: Lao động thì lớp tôi đã lao động rồi.
.Liên kết câu và liên kết đoạnvăn.
a.Về nội dung
 b.Về hình thức
:
+Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề đoạn, các đoạn phục vụ chủ đề chung của văn bản
  + Liên kết lô-gic: các câu, các đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí
 a.Phép thế: giữa các câu có sự thay thế từ ngữ để liên kết
b.Phép lặp: lặp lại các từ ngữ giữa các câu để liên kết  
c.Phép  nối : giữa các câu có  các từ chỉ quan hệ để liên kết
 d.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: giữa các câu có  các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng để liên kết
Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Người lấy tên là Ba, làm phụ bếp. trên một tàu viễn dương. Người đã đi khắp nơi châu Âu, Á, Phi, Mĩ La tinh. Người đã bị mật thám theo dõi, bị đe dọa, thậm chí bị chúng kết án tử hình vắng mặtNhưng Bác không hề lung lay quyết tâm cứu nước.
Nghĩa tường minh
- Hiểu trực tiếp nghĩa bằng những từ ngữ trong câu
 Nam hỏi Tuấn :
- Cậu ăn cơm chưa ?
- Tớ ăn cơm rồi . – Tuấn nói
Hàm ý
- Không hiểu trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
-Tối qua cậu xem phim không?
- Tối qua chỗ nhà mình cúp điện
  III.Tập làm văn
ĐỀ 1: Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
1.Mở bài
_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
_ Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện được công hiến của tác giả
2.Thân bài:
Mùa xuân thiên nhiên(khổ 1)
_ Chi tiết: chim hót, hoa nở à nói về mùa xuân 
_ Mùa xuân rộn ràng, tươi vui, đầy sức sống (Mọc giữa dòng sông xanh, hát vang đồi)
_ Đây là mùa xuân của tưởng tượng sáng tác 11-1980
_ Bài thơ viết khi nhà thơ nằm trên giường bệnh nhưng vẫn lạc quan ( Tôihứng) à thái độ nâng niu
_Giọng điệu thiết tha, yêu đời
Mùa xuân đất nước và con người (khổ 2,3)
_ Người cầm súng à người lính
_ Người ra đồng à nông dân
 Vì sao nhà thơ nhắc tới họ 
_ Giải nghĩa từ “lộc”
_ Điệp từ “tất cả” và từ láy “hối hả”, “xôn xao”
Khẩn trương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước
_ So sánh: “đất nước như vì sao”;sức sông mãnh liệt
_ Từ “cứ”, sự đường hoàng, đỉnh đạc 
Những con người làm nên mùa xuân đất nước
Ước nguyện của tác giả (khổ ...)
_ Sự chuyển đổi ngôi thứ “tôi” à “ta”
Nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
_ Điệp ngữ “ta làm”, lối liệt kê: con chim, cành hoa,  à yếu tố tạo nên mùa xuân 
_Điệp ngữ “dù là” như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau
_ Hoán dụ: tuổi 20, tóc bạc: tuổi trẻ, tuổi già
à Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tinh, giản dị 
3.Kết bài:
_ Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sáng tạo thể hiện tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành của nhà thơ là muốn giúp mọi người một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đát nước
ĐỀ 2: Phân tích bài “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương
 Lập dàn ý:
A.MB:trình bày cảm nhận của mình về tác giả,về bài thơ
B.TB:luận điểm1:khổ thơ 1
-h/a nhà thơ ra viếng lăng bác _xưng hô:con=>tạo sự gần gũi,thân mật như lời con nói với người cha đáng kính. _thể thơ 8 chữ diễn ta được cảm xúc dâng trào của người con miền Nam ra thăm lăng Bác
- Từ xa trong làn sương mơ` trước lăng Bác thì Viễn Phương đã thấy 1 "hàng tre" bát ngát
b)Luận điểm2 
-nhà thơ ca ngợi hình ảnh cao đẹp của BAC HỒ (trích 4 câu thơ )
-Ly' lẽ 1:cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ là khá độc đáo.vì sao?
-Nhịp điệu bài thơ:chầm chậm theo bước chân dòng người đi trong thương nhớ
- Hình ảnh "ngày ngày..":liên tục vào lăng viếng Bác là minh chứng hùng hồn cho tấm lòng thương nhớ,mến yêu của toàn thể dân tộc
- Nghệ thuật hoán dụ cũng được vận dụng 1 cách khéo léo trong từ:"mùa xuân".nó vừa nói lên Bác đã sống 79 năm thật đẹp đẽ thật vinh quang.Bác sẽ sống mãi,sẽ bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam
c)luận điểm 3:
- Những lời thơ tiếp theo vẫn là những dòng tâm tình mang nặng thương nhớ (trích khổ3)
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Suốt cuộc đời của Bác là 1 chuỗi ngày hoạt động sôi nổi liên tục không ngưng,lo cho dân,cho nước
-"bình yên" thư giãn nghỉ ngơi là 1 giấc ngủ vĩnh cửu 
-Vẫn biết quy luật của tạo hoá là có sinh có tử nhưng nhà thơ lại nghe nhói ở trong tim=>đó chính là sự diễn tả nỗi đau xót to lớn khi Bác vĩnh viễn đi xa.Bác mất chính là 1 tổn thất không gì bù đắp nổi
d)luận điểm 4:
- Là niêm cảm xúc dâng trào và những lời ước nguyện chân thành của nhà thơ.
- Trước nhưng khổ cực nhân dân miền nam không rơi lệ(...)nhưng trước vị cha già kính yêu thì không cầm đc nước mắt.
- Tác giả muốn hoá thân(ước nguyện)
C. KB:đưa ra nhận xét.,nhận định về tác phẩm.
ĐÊ 3: Cảm nhận của em về những nét đặc sắc trong bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh:
MB: giới thiệu về tác giả, tác phảm, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài 
nêu vấn đề,giới thiệu,cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền bắc bắc bộ
TB:nội dung:sự chuyển biến không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, = nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế
- Hương ổi lan vào không gian,phả vào gió se
- Sương thu giăng mắt nhẹ nhàng,chuyển động chầm chậm nơi cùng thôn ngõ xóm:sương "chùng chình" qua ngõ
- Dòng sông trôi 1 cách thanh thản gợi nên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên.Những cánh chim bắt đầu vội vã trong buổi chiều hoàng hôn
- Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ: vắt nửa mình sang thu"
- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nàn,còn sáng,nắng nhạt dần
- Những ngày giao mùa,đã ít đi những cơn mưa mùa hạ
- Hai dòng cuối bài cũng rất đẹp: “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”. Sấm – âm thanh của những cơn giông thường có vào mùa hạ - không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giống như hàng cây đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời.ệ thuật:các biện pháp tu từ,biện pháp nhân hoá:sương chùng chình,mây vắt nửa mình cùng với những động từ mạnh,góp phần diễn tả sự ngỡ ngàng khi trời đất chuyển mùa.
NT: thơ 5 chữ nhẹ nhàng,lắng sâu
- Giọng thơ đằm thắm diễn tả nhiêu cug bậc tinh tế của tâm hồn
KB:đánh giá,nhấn mạnh nội dung của bài thơ
- Cảm xúc và tâm trạng của mình
 ĐỀ 4: Phân tích bài thơ“Nói với con” của Y Phương
MB: giới thiệu về tác giả, bài thơ.
- Nêu khái quát về nội dung, nghệ thuật 
TB:
1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:
a. Tình yêu thương của cha mẹ: 
Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình ấm áp, quấn quýt của gia đình với hình ảnh đứa con, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười: “chân phải bước tới chahai bước tới tiếng cười”. Từng bước đi, từng tiếng nói, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
b. Sự đùm bọc của quê hương: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và trong thiên nhiên mơ mộng, nghĩa tình.
- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc: “đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”
- Những từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể các động tác lao động vừa nói lên tình gắn bó, quấn quýt.
- Rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình: “rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Địêp từ “cho” mang nặng nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.
2. Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của cha:
Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” – con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- “Người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ. khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: “sống trên đákhông lo cực nhọc”
- Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không ai “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”. Từ đó, ngừoi cha mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: “con ơi tuy thô sơ da thịtnghe con”. Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
Nghệ thuật: cách diễn đạt vừa cụ thể, mộc mạc vừa giàu hình ảnh
KB: Khẳng định giá trị, ý nghĩa bài thơ
- Cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân?
ĐỀ 5 : Cảm nhận của em về tinh thần của thanh niên xung phong trong bài “Những ngôi sao xa xôi”
A.MB: giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Nhận xết khái quát về phẩm chất, tinh thần của các nữ thanh niên xung trong truyện
B.TB:
   1.tóm tắt nội dung
    Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường ( Thao, Định, Nho). Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đánh dấu và phá bom nổ chậm, ước chừng số lượng đất đá để ném bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, thanh thản và lạc quan, đúng như tuổi trẻ đáng yêu của họ.
    2. nhiệm vụ nặng nề:
    - 3 cô gái sống và chiến đấu trên 1 cao điểm, giữa vùng trọng điểm tập trung bom đạn của giặc Mỹ bắn phá tuyến đường ra trận.
    - Ban ngày, họ phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ngay vào trọng điểm để làm nhiệm vụ.
    - Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm.
    - Với 3 cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã trở thành chuyện bình thường hằng ngày.
    3. Đời sống tâm hồn phong phú, đáng yêu:
    - Cả 3 cô gái đều là ng HN, tính cách mỗi ng mỗi khác nhưng họ có chung những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến: dũng cảm tuyệt vời, k sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
    - Đòan kết, gắn bó trong tình đồng đội; dễ xúc động; hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù là giữa bom đạn
    - Nhân vật PĐ là cô gái trẻ, xinh đẹptập trung những nét đáng yêu, đáng khâm phục của lực lượng nữ thanh niên xung phong. 
NT:Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ truyện. Thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật
C.KB: Nêu ý nghĩa về tinh thần của thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến cứu nước
Cảm nghĩ của em về hình ảnh các nữ thanh niên xung phong trong kháng chiến 
Đề 7:Phấn tích nhân vật “ Phương Định” trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
A- Mở bài 
- Giới thiệu truyện, giới thiệu chung các nhân vật.
- Giới thiệu nhân vật chính.
B- Thân bài
Nêu và phân tích các đặc điểm tính cách của Phương Định.
1. Nêu hoàn cảnh, công việc của nhân vật 
Phương Định cùng Nho và Thao -những cô gái thanh niên xung phong- sống trên cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn huỷ diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là "đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom", để bảo vệ con đường, cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Công việc thật vinh quang nhưng cũng đầy hy sinh gian khổ. Nhưng chính hoàn cảnh gian khó, hiểm nguy này đã làm sáng lên những phẩm chất đáng quý của chị. 
2. Trước hết đó là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi hiểm nguy.
- Chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát, còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ - cũng có nghĩa là nó sẽ nổ bất cứ lúc nào, cũng có nghĩa là đối mặt với thần chết. Nhưng chị vẫn thật bình thản, thậm chí còn thấy thú vị, dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng.
- Tư thế đàng hoàng, thái độ bình tĩnh, thao tác thành thạo khi phá bom.
- Có những lúc cũng nghĩ đến cái chết nhưng chỉ "mờ nhạt", còn ý nghĩ cháy bỏng là : "liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai ?" . Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được Phương Định đặt lên trên hết.
3. Trong chị luôn thường trực một tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.
a) Tấm lòng vị tha, luôn quan tâm đến động chí, đồng đội 
+ Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.
+ Luôn trìu mến yêu thương bạn bè (cách Phương Định nhận xét về Nho, phát hiện ra vẻ dễ thương : "nhẹ, mát như một que kem trắng" của bạn, việc chị rất hiểu các sở thích và tâm trạng của chị Thao...)
+ Chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương.
b) Ngược lại, chị cũng rất cần sự cổ vũ động viên của đồng đội 
Thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Rất yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
4. Nét nổi bật, cũng là điểm hấp dẫn nhất của nhân vật này với người đọc là tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị.
+ Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư lự. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.
+ Chị hay hát, hay cười một mình hay ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là một "cô gái khá", có "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Mắt "dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng", và được các anh chiến sĩ nhận xét là "có cái nhìn sao mà xa xăm". Chị có cái điệu đàng của một cô gái Hà Nội, nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.
C- Kết bài 
- Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của Phương Định, cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Qua Phương Định, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Đó là những con người :
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
(Tố Hữu- Nước non ngàn dặm). 

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_VAN_9_KY_II.doc
Giáo án liên quan