Giáo án Ngữ văn 8 - Trịnh Thị Lan Anh - Tiết 34: Hai cây phong (Tiếp theo)

? Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ?

? Từ trên cao thấy cả một thế giới rộng lớn, thế giới ấy, cảnh vật ấy hiện ra như thế nào trước con mắt trẻ thơ?

* HS trình bày.

? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hai cây phong với kí ức tuổi thơ?

* HS trả lời.

* GV bình, chốt: Chất họa sĩ của người kể càng thể hiện rõ ở đoạn này giúp ta hình dung bức tranh thiên nhiên hiện ra trước mắt với những vẻ đẹp kì diệu làm tăng thêm chất" bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Trịnh Thị Lan Anh - Tiết 34: Hai cây phong (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34:
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày giảng: 28/10/2014
HAI CÂY PHONG (tiếp theo)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích .
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen .
- Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lới văn giàu cảm xúc .
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản cĩ giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự .
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
* Tích hợp KNS:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong.
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với quê hương.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương.
- Tình thầy trò và lòng biết ơn với người có công vun trồng nền giáo dục.
II. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Đàm thoại, diễn giảng, đọc diễn cảm, phân tích và gợi tìm, động não, học theo nhóm, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV: Soạn bài - Nghiên cứu tài liệu. Hình ảnh phóng to minh hoạ Hai cây phong. Tác phẩm Người thầy đầu tiên. Tư liệu về tác giả Ai-ma-tốp.
2. Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, soạn bài mới. Tìm đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên”.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (3') ? Nhận xét về mạch kể của truyện? Ý nghĩa của việc tạo ra hai nhân vật kể chuyện?
2. Bài mới:
*Khởi động: (1') Cách đan xen, lồng ghép hai thời điểm, hiện tại - quá khứ, trưởng thành - niên thiếu, một người, nhiều người cùng trang lứa như vậy (tôi, chúng tôi - chúng tôi - tôi) làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (33') Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp theo)
*GV cho HS đọc lại đoạn văn.
? Hai cây phong được giới thiệu về vị trí qua những chi tiết nào?
? Hai cây phong được ví như ngọn hải đăng đặt trên núi. Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
* HS đọc đoạn văn "Trong làng... rừng rực".
? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả về đặc điểm của hai cây phong ở đoạn này?
+ Một làn sóng thủy triều vỗ vào bãi cát.
+ Một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
+ Cất tiếng thở dài, thương tiếc người nào
+ Một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
? Điều đó cho thấy những tài nghệ thuật nào của tác giả?
- Năng lực cảm nhận tinh tế (cảm nhận được sự sống của vật vô tri vô giác).
- Trí tưởng tượng mãnh liệt.
? Điều đó còn có ý nghĩa gì?
* GV chuyển ý sang mục 2.
? Từ những cảm xúc riêng ấy, nhân vật "tôi" trở về với những kí ức tuổi thơ êm đẹp. Hãy tìm và đọc đoạn văn có nội dung trên?
? Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ?
? Từ trên cao thấy cả một thế giới rộng lớn, thế giới ấy, cảnh vật ấy hiện ra như thế nào trước con mắt trẻ thơ? 
* HS trình bày.
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hai cây phong với kí ức tuổi thơ?
* HS trả lời.
* GV bình, chốt: Chất họa sĩ của người kể càng thể hiện rõ ở đoạn này giúp ta hình dung bức tranh thiên nhiên hiện ra trước mắt với những vẻ đẹp kì diệu làm tăng thêm chất" bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ.
? Em đọc được điều đáng quý nào trong tâm hồn của nhân vật tôi từ tất cả những biểu hiện đó?
* GV chuyển ý sang mục 3.
? Trong mạch kể này, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm một vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc?
? Ở cuối văn bản hai cây phong được nhắc với một điều bí ẩn: người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ hi vọng gì. Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong và nhân vật tôi?
* HS trình bày.
* GV: kể cho HS nghe đoạn thầy Đuy-sen mang hai cây phong về trồng.
? Em cho nhận xét gì về cách sử dụng ngôi kể của tác giả?
? Cảm nhận về cách miêu tả của nhà văn?
? Qua văn bản hai cây phong, em cảm nhận được ý nghĩa của bài học là gì?
? Văn bản Hai cây phong, với vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đã thức dậy tình cảm nào trong em?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ, cho HS đọc.
III. Tìm hiểu văn bản.
2. Phân tích:
b) Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi:
* Hình ảnh hai cây phong:
- Vị trí: đặc biệt:
+ Cao
+ Phía trên làng
+ Giữa đồi
+ Như những ngọn hải đăng.
-> Chỉ giá trị tín hiệu ( dẫn đường về làng) của hai cây phong.
=> Khẳng định vai trò không thể thiếu được của chúng đối với những người đi xa về làng.
- Đặc điểm:
+ Có: tiếng nói riêng
 Tâm hồn riêng
 Những lời ca êm dịu
-> với những cung bậc khác nhau 
=> Ý nghĩa:
- Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
- Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Ku-ku-rêu: tinh thần vượt khó, lạc quan, tình nghĩa thủy chung.
- Nhắc nhở bổn phận về quê hương, hai cây phong trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu.
* Hai cây phong với kí ức tuổi thơ:
- Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
- Từ trên cao thấy cả một thế giới với biết bao điều kì diệu của đất trời, thảo nguyên.
-> Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái, nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
* Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
- Hai cây phong là nhân chứng của một câu chuyện hết sức cảm động về người thầy đầu tiên Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng những những học trò nhỏ của mình.
-> Lòng biết ơn người thấy Đuy-sen, người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộ sống tốt đẹp.
3. Tổng kết:
a) Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
b) Nội dung: 
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người học sĩ làng Ku-ku-rêu.
* Ghi nhớ: SGK trang 101.
3. Củng cố( )  ? Đọc văn bản Hai cây phong, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người phản ánh?	
- Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong.
- Tấm lòng gắn bó tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu
	? Nếu nhân vật tôi mang hình bóng của tác giả Ai-ma-tốp, em sẽ hiểu gì về nhà văn này từ Hai cây phong của ông?
Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ cao quý.
- Tấm lòng quê sâu nặng.
- Có tài miêu tả và biểu cảm trong khi kể chuyện.
4. Hướng dẫn tự học bài ở nhà() :
- Nắm nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Tìm đọc một đoạn văn miêu tả hai cây phong và học thuộc lòng.
- Soạn bài Ôn tập truyện ký Việt Nam.
+ Lập bảng thống kê các tác phẩm, tác giả truyện ký Việt Nam (trong chương trình NV8)
TT
TG-TP (Năm sáng tác)
Thê loại
PTBĐ
ND
NT
+ Những điểm giống nhau, khác nhau về tư tưởng, nội dung, hình thức.	
+ Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về tác phẩm, nhân vật (tự chọn).
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docGiao an NV 8 tiet 34.doc
Giáo án liên quan