Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 9,10: Thực hành về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ dạng nói:

+ Ưu thế :

- Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp với nhau.Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi.

- Ngữ điệu góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Đồng thời còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, của người nói. ( đây là thế mạnh của ngôn ngữ nói trong giao tiếp)

- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng, mang tính chất tự nhiên, sinh động

 + Hạn chế:

- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ và người nghe phải tiếp nhận kịp nên không có thời gian suy ngẫm, phân tích kĩ

- Đôi khi có yếu tố dư thừa hoặc lặp lại

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 9,10: Thực hành về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n
Lớp dạy Tiết Ngày dạy
Líp d¹y TiÕt Ngµy d¹y
Tiết 9+10
 Thùc hµnh vÒ ng«n ng÷ nãi vµ ng«n ng÷ viÕt
A. Môc tiªu bµi häc:
 1.Kiến thức :
 - HiÓu sau h¬n vÒ kh¸i niÖm, ®Æc ®iÓm cña ng«n ng÷ nãi- ng«n ng÷ viÕt, phong c¸ch ng«n ng÷ sinh ho¹t, phong c¸ch ng«n ng÷ nghÖ thuËt, mét sè phÐp tu tõ.
 2.Kĩ năng :
 - Cñng cè kÜ n¨ng x¸c ®Þnh vµ ph©n tÝch c¸c ®Æc ®iÓm cña ng«n ng÷ nãi - ng«n ng÷ viÕt, phong c¸ch chøc n¨ng ng«n ng÷ vµ c¸c phÐp tu tõ.
 3.Thái độ :
 - Cã ý thøc h¬n vÒ c¸ch sö dông c¸c ph¬ng tiÖn ng«n ng÷ trong c¸c phong c¸ch chøc n¨ng, t¨ng cêng kÜ n¨ng t¹o lËp v¨n b¶n trong phong c¸ch ng«n ng÷ sinh ho¹t, kÜ n¨ng c¶m thô ng«n ng÷ nghÖ thuËt , c¶m nhËn ®îc c¸i hay trong c¸ch dïng phÐp tu tõ vµ biÕt c¸h sö dông c¸c phÐp tu tõ trong nãi vµ viÕt.
 B.ChuÈn cña GV vµ HS:
 GV: - SGK, SGV, SGK tù chän,Thiết kế giáo án
 HS : -Ôn l¹i nh÷ng kiÕn thøc ®· häc ®Ó chuÈn bÞ cho thùc hµnh
 C. TiÕn tr×nh lªn líp .
 1. KiÓm tra bµi cò.
 Kiểm tra vở bài tập.
 2. Bµi míi. 
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 Tìm hiểu các phong cách chức năng của ngôn ngữ
GV đi theo hướng qui nạp
Từ ví dụ đi đến phong cách ngôn ngữ chức năng
 HS thảo luận dựa trên bảng so sánh trên
.
Gv phân tích ưu thế và hạn chế của mỗi dạng ngôn ngữ
Ghi ví dụ lên bảng. Yêu cầu học sinh tìm hiểu ưu thế của dạng viết so với dạng nói.
 Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói thể hiện :từ hô đáp, các từ đưa đẩy, chêm xen, sử dụng các từ mang tính chất khẩu ngữ, sử dụng thành ngữ.
 - Lập đề cương cho vấn đề cần trình bày.
- Xác định nội dung cần nói
- trình bày ở dạng nói trước lớp ( mỗi tổ một em - trình bày không quá 2 phút )
 Ôn tập lí thuyết
 Phân tích đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thông qua ví dụ cụ thể .
 Tìm hiểu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 Ngữ âm
+ Từ ngữ 
+ Ngữ pháp ( câu)
+ Cách sử dụng biện pháp tu từ 
+ Về bố cục, trình bày
 Luyện tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
.Nét riêng về phong cách nhà văn ( Tính riêng về phong cách tác giả ) 
. Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hai đoạn văn - hai cách diễn đạt.
Phân tích tính đa nghĩa của văn bản văn học 
I. NGÔN NGỮ DẠNG NÓI- NGÔN NGỮ DẠNG VIẾT VÀ CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ 
Các phong cách ngôn ngữ chức năng được phân biệt dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp 
Có các phong cách chức năng ngôn ngữ sau:
Phong cách chức năng ngôn ngữ 
Lĩnh vực dùng
Ví dụ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Sinh hoạt hằng ngày giữa các cá nhân với nhau
Thư từ giữa các thành viên trong gia đình , thư từ của bạn bè, nhật kí
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Giao tiếp hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân hoặc giữa cơ quan nhà nước với nhau
Đơn xin nghỉ học, đơn xin chuyển trường, đơn xin miễn giảm học phí, các báo cáo, biên bản, quyết định... 
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giao tiếp khoa học- kĩ thuật phản ánh các hoạt động tư duy trừu tượng của con người 
Luận án, luận văn, sách GK, giáo trình, bài báo khoa học
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Giao tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thông tin về về các vấn đề thời sự
Mẩu tin ngắn, tinh nhanh, phóng sự điều tra
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Giao tiếp chính trị- xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ động
Bài nghị luận, bình luận, lời kêu gọi, bản tuyên ngôn…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
Các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ- văn chương nghệ thuật 
Văn xuôi ,thơ,….
Ngôn ngữ của tất cả các phong cách chức năng nêu trên 
đều tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết 
ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết được phân biệt dựa vào dạng tồn tại và các điều kiện giao tiếp . Cụ thể như sau:
Các mặt phân biệt
Ngôn ngữ dạng nói
Ngôn ngữ dạng viết
Về phương
tiện vật chất
Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…
Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ .
Về điều kiện sử dụng 
- Người nghe có mặt trực tiếp
- Người nghe có những phản hồi trực tiếp, tức thời
- Người nghe tiếp nhận thức lời nói một lần
- Người nói không có thời gian nhiều để chuẩn bị lời nói
- Người đọc không có mặt trực tiếp khi người viết viết văn bản 
- Người đọc không có điều kiện phản hồi tức thời
- Người đọc có điều kiện đọc nhiều lần văn bản viết 
- Người viết có đủ thời gian suy nghĩ để viết
Về đặc điểm ngôn ngữ 
- Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp…; các hình thức tỉnh lược với những từ ngữ, các qui tắc đặc trưng cho dạng nói
- Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt.
- Diễn đạt chặt chẽ với những từ ngữ, các qui tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết
- Văn bản viết thường tinh luyện và trau chuốt.
II. THỰC HÀNH :
1.Về ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết:
1.1. Ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết khác nhau về phượng tiện vật chất. Mỗi phương tiện vật chất đó đều có những ưu thế và hạn chế riêng 
- Ngôn ngữ dạng nói:
+ Ưu thế :
- Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp với nhau.Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi.
- Ngữ điệu góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Đồng thời còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, điệu bộ,… của người nói. ( đây là thế mạnh của ngôn ngữ nói trong giao tiếp)
- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng, mang tính chất tự nhiên, sinh động 
 + Hạn chế: 
- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ và người nghe phải tiếp nhận kịp nên không có thời gian suy ngẫm, phân tích kĩ
- Đôi khi có yếu tố dư thừa hoặc lặp lại
- Ngôn ngữ viết:
+ Ưu thế :
- Người viết có điều kiện chẩn bị để lựa chọn bố cục, trau chuốt từ ngữ
- Sử dụng các dấu câu, kiểu chữ, cách ngắt dòng, sử dụng hình vẽ, sơ đồ minh họa …
+ Hạn chế : 
- người viết và người đọc không thể giao tiếp trực tiếp
- Văn bản viết khi đã ra đời, công bố thì không thể điều chỉnh ngay được 
1.2. Chỉ ra ưu thế của dạng viết so với dạng nói trong những đoạn sau:
a) Lòng vui rung rung câu hát
 Của chúng ta làm
 Ca ngợi chúng ta 
à Tác giả chủ ý xuống dòng để nhấn mạnh : ca ngợi sự nghiệp vĩ đại của chúng ta ( nhân dân) 
b) Có lúc
 Một mình dạo giữa rừng đêm không sợ hổ
 Có lúc
 Ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
 Có lúc
 Nước mắt không thể chảy ra ngoài được 
Từ có lúc được tác giả đặt đứng riêng ra thành các câu nhằm nhấn mạnh những khoảnh khắc ấn tượng đáng nhớ trong đời, đồng thời thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc sống của mỗi con người .
1.3. Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ nói trong các đoạn trích sau:
a) - Sử dụng từ địa phương: vô ( vào)	
- Cách dùng từ ngữ xưng hô thân mật, tự nhiên, dân dã : mày , tao
- Sử dụng từ để hỏi : à 
- cách tỉnh lược : cây mi-la-rut ( cây súng tiểu liên có tên mi-la-rut)
b) Các từ hô đáp : vâng. vâng ạ, dạ , thôi ạ, thưa cô…
- Các từ đưa đẩy, chêm xen : vậy ra, thế thì, hèn nào
- Sử dụng các từ mang tính chất khẩu ngữ: hư lắm, cắn trộm, em nó, lắm điều, không chừa
- Sử dụng thành ngữ: mồm năm miệng mười
1.4. Hãy nêu ý kiến của anh chị về giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay
1.5. Dựa vào các lĩnh vực giao tiếp, xác định các đoạn trích sau được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào?
a) Phong cách ngôn ngữ khoa học 
- Dùng nhiều thuật ngữ 
- Mang tính chất khái quát
- Tính chất logic của vấn đề
b) Phong cách ngôn ngữ nghị luận
- Mang tính chất lập luận để thuyết phục người nghe, người đọc
- Câu văn lập luận với những quan hệ mệnh đề : chúng ta muuốn … chúng ta đã….vì….. Thà …. chứ 
c) Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Tính thời sự, thông tin sự kiện 
- Tính chất ngắn gọn của tin ngắn báo chí
2. Thực hành phong cách chức năng ngôn ngữ 
2.1. Phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ dạng nói: 
- Ngôn ngữ dạng nói tồn tại dưới dạng âm thanh cho tất cả các phong cách ngôn ngữ ( Ví dụ thảo luận tại hội nghị, phát biểu ý kiến tại một đại hội, bài tham luận được trình bày ở dạng nói)
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở dạng nói dùng trong sinh hoạt hằng ngày 
2.2. Đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- là phong cách dùng trong sinh hoạt giao tiếp hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện tính khí, thói quen, nét riêng của mỗi cá nhân…Ví dụ : lời nói ngọt nhạt của nhân vật Bá Kiến thể hiện bản chất nham hiểm, xảo quyệt của hắn
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không dùng lối nói trừu tượng, chung chung mà ưa chuộng lối nói sinh động, cụ thể. Đó là lối nói giàu âm thanh màu sắc, mang dấu ấn rõ rệt của tình huống giao tiếp hàng ngày, dễ gây ấn tượng 
Ví dụ: cách ví von , so sánh, cách khoa trương thường gặp trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Vd : xấu như ma, đen như cột nhà cháy, nặng như trâu chết, nghĩ nát óc, tức ói máu…)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của nói hay người viết với những tình huống giao tiếp cụ
thể, muôn hình muôn vẻ ( tình cảm thái độ của người nói)
Ví dụ : - Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này có chết cha người ta không! à thái độ bực dọc, giận dữ
 2.3. Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Ngữ âm: người ta thường phát âm thoải mái theo cách phát âm quen thuộc của mỗi người , kèm theo hiện tượng biến âm ở một số từ.
Ví dụ: nhá ( nhé), nghen ( nghe ), mấy lị ( với lại), hẵng( hãy), mí ( mới) …
Gịong nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng của người nói là tình huống nói năng. 
+ Về từ ngữ: Thường dùng những từ ngữ mang tính biểu cảm, thể hiện trực tiếp thái độ và cảm xúc của người nói, nhiều khi mang sắc thái suồng sã, thông tục.
- thường dùng những từ ngữ biểu cảm như: cực kì, mê li, tuyệt, ..ơi là…( vui ơi là vui, đông ơi là đông)
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng rất nhiều từ tình thái ( à, ư, nhỉ, nhé), phó từ nhấn mạnh( cả, ngay, chính, nào), từ ngữ đưa đẩy ( nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, nói dại mồm dại miệng…), thán từ ( ôi, chao ôi, eo ôi,mẹ kiếp, tiên sư nhà nó, mẹ bố…)lời nói có thể tính thành ngữ ( chửi địa lên, trốn như trốn giặc, vác mặt đến, dẫn xác tới), từ ngữ có thể liên quan trực tiếp đến người giao tiếp ( mày , tớ , đằng ấy ). Ngoài ra, còn dùng nhiều từ địa phương, biệt ngữ xã hội ( vd : đọi ( bát), bây chừ ( bây giờ); số dách, ô kê, đụng hàng )
+ Về kiểu câu:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hay sử dụng câu đặc biệt, câu tỉnh lược
+ Về biện pháp tu từ: 
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ưa dùng lối ví von, so sánh, thủ pháp khoa trương
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ưa dùng lối “ iếc” hóa, tách từ để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói
Ví dụ: học với chả hiếc, mua miếc gì…chẳng nghe chẳng nghiếc gì cả
+ Về bố cục- trình bày: 
- cảm xúc, ý tưởng, đề tài luôn được thay đổi ( chuyện này sang chuyện khác, từ ngữ sắp xếp trùng lặp, không theo thứ tự trình bày)
2.4. Chỉ ra đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích sau:
+ Cách thức sử dụng từ ngữ:
- Từ địa phương: u 
- Từ khẩu ngữ: nóng cả ruột, hẵng, chĩnh chện, mừng lòng, 
- Cách nói tách từ : phải duyên phải kiếp
- Sử dụng nhiều từ ngữ tình thái: đã nào, thế, ạ, đấy…ạ, chẳng
qua, thôi thì
+ Cách sử dụng câu: có nhiều câu tỉnh lược theo kiểu hội thoại:
Làm tôi đợi nóng cả ruột.
+ Trong lời nói có sự phối hợp với cử chỉ: nhấp nháy hai con mắt, chậm chạp hỏi
3. Thực hành về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :
3.1. Hai đoạn văn cùng miêu tả nhân vật to béo, một người tả nhân vật quan phụ mẫu, một người tả nhân vật Hoàng- là một nhà văn
Cách miêu tả của mỗi người có khác nhau : Nguyễn Công Hoan miêu tả nhân vật bằng cách khoa trương, biểu thị thái độ khinh bỉ rất rõ. Cách miêu tả của Nam Cao tỏ ra khách quan bằng giọng văn tự nhiên, điềm tĩnh nhưng vẫn thể hiện thái độ châm biễms nhẹ nhàng.
3.2. Cách sử dụng các phương tiện của ngôn ngữ nghệ thuật :
- Yếu tố ngữ âm góp phần tạo vần nhịp, giọng điệu cho tác phẩm 
- từ ngữ được chọn lọc, trau chuốt, giàu tính biểu cảm và tính hình tượng. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng phong phú các lớp từ ngữ: từ ngữ cổ, từ Hán Việt, từ ngữ thi ca, từ khẩu ngữ….
- Sử dụng phong phú các kiểu câu, dấu câu , cách ngắt dòng theo chủ ý của tác giả để góp phần tạo tính nghệ thuật cho văn bản 
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, tính đa nghĩa và tính nghệ thuật cho văn bản 
3.3. So sánh hai cách diễn đạt: cách diễn đạt thứ hai phù hợp với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bởi vì cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, được chọn lọc, trau chuốt nhằm miêu tả sinh động đối tượng.
3.4. Phân tích tính đa nghĩa trong các văn bản sau:
a) Miêu tả con sấu đá ngoài cửa dinh công sứ tác giả ngầm ví cụ sứ là hạng chó mèo - con sấu đá bắt chước kiểu mẫu cụ tuần nhưng chẳng ra chó, cũng chẳng phải mèo ( Kiểu mẫu cụ tuần thật khó theo). à Thái độ khinh bỉ của tác giả đối với tên thực dân. 
b) Tác giả miêu tả những con đường rộng rãi, những hàng dương xanh bằng biện pháp ẩn dụ. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc của tác giả về mùa xuân, về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cuộc sống mới đang tưng bừng. Qua đó thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới, lạc quan vào tương lai của đất nước .
3. Cñng cè:
 - Häc sinh cÇn n¾m ®­îc ®Æc ®iÓm cña ng«n ng÷ nãivµ ng«n ng÷ viÕt
 - VËn dông lÝ thuyÕt vµo lµ bµi tËp
4. Hướng dẫn tự học :
 - VÒ nhµ häc c¸c kh¸i niÖm vµ ®Æc ®iÓm cña ng«n ng÷ nãi, ng«n ng÷ viÕt 
Phần TƯ LIỆU SO SÁNH DÙNG CHO HỌC SINH
Phong cách chức năng ngôn ngữ 
Lĩnh vực dùng
Ví dụ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Sinh hoạt hằng ngày giữa các cá nhân với nhau
Thư từ giữa các thành viên trong gia đình , thư từ của bạn bè, nhật kí
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Giao tiếp hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân hoặc giữa cơ quan nhà nước với nhau
Đơn xin nghỉ học, đơn xin chuyển trường, đơn xin miễn giảm học phí, các báo cáo, biên bản, quyết định... 
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giao tiếp khoa học- kĩ thuật phản ánh các hoạt động tư duy trừu tượng của con người 
Luận án, luận văn, sách GK, giáo trình, bài báo khoa học
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Giao tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thông tin về về các vấn đề thời sự
Mẩu tin ngắn, tinh nhanh, phóng sự điều tra
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Giao tiếp chính trị- xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ động
Bài nghị luận, bình luận, lời kêu gọi, bản tuyên ngôn…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
Các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ- văn chương nghệ thuật 
Văn xuôi ,thơ,….
PHÂN BIỆT NGÔN NGỮ DẠNG NÓI VÀ NGÔN NGỮ DẠNG VIẾT
Các mặt phân biệt
Ngôn ngữ dạng nói
Ngôn ngữ dạng viết
Về phương tiện vật chất
Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…
Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ .
Về điều kiện sử dụng 
- Người nghe có mặt trực tiếp
- Người nghe có những phản hồi trực tiếp, tức thời
- Người nghe tiếp nhận thức lời nói một lần
- Người nói không có thời gian nhiều để chuẩn bị lời nói
- Người đọc không có mặt trực tiếp khi người viết viết văn bản 
- Người đọc không có điều kiện phản hồi tức thời
- Người đọc có điều kiện đọc nhiều lần văn bản viết 
- Người viết có đủ thời gian suy nghĩ để viết
 Về đặc điểm ngôn ngữ 
- Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp…; các hình thức tỉnh lược với những từ ngữ, các qui tắc đặc trưng cho dạng nói
- Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt.
- Diễn đạt chặt chẽ với những từ ngữ, các qui tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết
- Văn bản viết thường tinh luyện và trau chuốt.

File đính kèm:

  • docTiet 14+15 bam sat 10.doc