Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 88: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- GV: Từ vd trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV: Em hãy cho biết các vd trên thuộc phạm vi nào?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV: Em hãy cho biết phạm vi của ngôn ngữ nghệ thuật?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các phạm vi trên.

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV: Em hãy cho biết những ví dụ trên thuộc ngôn ngữ nào?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 88: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 88
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
2.Kĩ năng: 
	- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và biện pháp hiệu quả của chúng.
3. Thái độ: Yêu qúy và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
II. Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, giáo án, sách thiết kế bài giảng, bảng phụ.
III.Phương pháp:
Phân tích, phát vấn, giảng giải
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức.
Bài mới: 
Nếu cho em thông tin trong một bản tin dự báo thời tiết như sau: “Huế, mưa to”, em sẽ dùng ngôn ngữ sinh hoạt để truyền đến cho người nghe như thế nào?
Cũng với thông tin ấy, nhưng Tố Hữu đã truyền đến cho người đọc bằng tất cả tình yêu thương và sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua 2 câu thơ: 
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?
Vậy cách truyền đạt của Tố Hữu có gì khác với chúng ta? Tố Hữu đã sử dụng ngôn ngữ gì để truyền tin? Ngôn ngữ đó có gì đặc biệt?...Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” để hiểu rõ hơn.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
1. Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I, sgk.
- GV:Em có nhận xét g
- HS: Trả lờiì về hai văn bản trên?
- GV nhận xét, chốt ý: Đều nói về cây sen.
+ VD1: Từ ngữ trung hòa, diễn đạt không bóng bẩy -> lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ VD2: Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn đạt sinh động, ->ngôn ngữ hàm ẩn, có tổ chức, ngôn ngữ nghệ thuật.
- GV: Từ vd trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Em hãy cho biết các vd trên thuộc phạm vi nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Em hãy cho biết phạm vi của ngôn ngữ nghệ thuật?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các phạm vi trên.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Em hãy cho biết những ví dụ trên thuộc ngôn ngữ nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Em hãy cho biết: có thể phân loại ngôn ngữ nghệ thuật thành mấy loại, đó là những loại nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: bài ca dao “trong đầm gì đẹp bằng sen”
Cung cấp cho người đọc những thông tin nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Ngoài chức năng thông tin, bài ca dao còn có chức năng nào nữa không? Chức năng đó biểu hiện như thế nào trong bài ca dao?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Từ vd trên em hãy cho biết ngôn ngữ nghệ thuật có những chức năng nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Một em đọc phần ghi nhớ sgk.
I. Ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Khái niệm 
a. Xét vd:
- VD 1: Sen cây mọc ở nước, lá tròn to, có hoa màu trắng hoặc hồng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn.
 (từ điển tiếng Việt)
- VD 2:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 (ca dao)
b. Khái niệm: 
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
2. Phạm vi: 
- Xét vd:
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu-> vb chính luận.
 + Hương ơi đi nhanh lên, đi gì mà chậm như rùa thế? .-> lời nói hằng ngày.
+ Quê hương là chum khế ngọt 
 Cho con trèo hái mỗi ngày.-> văn bản nghệ thuật.
- Phạm vi
+ Văn bản nghệ thuật
+ Lời nói hàng ngày
+ Phong cách ngôn ngữ khác
3.Phân loại:
- VD:
+ Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc” ...
( Trích “Tam quốc chí”- La Quán Trung)
->Ngôn ngữ tự sự
+ Nàng ơi! Đã bao năm sôi kinh bóng quế. Ta mài dùi đợi hội long vân. Đến nay nghe mỏi mệt tâm thần Mượn kỉ này ta nghỉ lưng một lát
(Trích :Kịch Quan âm Thị Kính )
->ngôn ngữ sân khấu
+ Quê hương là chum khế ngọt 
 Cho con trèo hái mỗi ngày.->ngôn ngữ thơ
Phân loại
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí
+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò, vè, thơ...
+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng
4. Chức năng:
- Xét vd
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
+ Chức năng thông tin: cung cấp các thông tin về nơi sống, cấu tạo, hương vị hoa sen.
+ Chức năng thẩm mĩ:
biểu hiện cái đẹp, cái đẹp hiện hữu và được bảo tồn ngay trong những môi trường xấu.(hoa sen thơm và đẹp dù nó sống trong bùn hôi tanh)
- Chức năng:
+ Chức năng thông tin
+ Chức năng thẩm 
* Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố - dặn dò:
Nắm được khái niệm, phạm vi, phân loại và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
Chuẩn bị bài mới và học bài cũ ở nhà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.doc
Giáo án liên quan