Ôn tập Ngữ văn 10 - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Ba câu thơ tiếp theo, dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, một bức tranh thiên nhiên thật sống động và đầy màu sắc như đang phơi bày trước mắt người đọc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên một bức tranh cảnh vật rất đặc trưng của mùa hè. Mở đầu bức tranh thơ là hình ảnh cây Hòe – một loại cây đặc trưng ở vùng quê Bắc Bộ. Tính từ “đùn đùn” kết hợp với động từ mạnh “ giương” đã góp phần diễn tả sự sum suê, nẩy nở, làm bức tranh như sống động hơn. Cảm giác về cái gay gắt của nắng hè không còn nữa. Cái rực rỡ của nắng chỉ làm cho màu xanh lục thêm tươi tắn, lóng lánh. Màu xanh lục của cây hòe đã trở thành màu nền chủ đạo trong bức tranh thơ. Dùng gam màu lạnh mà vẫn tạo cảm giác ấm cúng, sảng khoái bởi lẽ Nguyễn Trãi đã chấm phá trên nền màu xanh ấy những bông hoa lựu đỏ rực“phun thức đỏ” giàu sức gợi tả. Sự tương phản giữa màu đỏ của lựu và màu xanh của hòe tạo tiếp một ấn tượng mới mẻ về sự vận động của màu sắc, sự sống mãnh liệt của hoa lá. Chúng tranh nhau đùn ra, phun ra tạo một cảm giác choáng ngợp.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 10 - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH NGÀY HÈ (Nguyễn Trãi)
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một bậc anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học.
“Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. Bài thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ trước cảnh ngày hè.
Đề tài mùa hè, cảnh hè vốn đã được nói nhiều trong thơ văn của dân tộc. Nhưng đây là bài thơ khá tiêu biểu cho ngôn ngữ thi ca của Ức Trai, đậm đà dấu ấn thời đại. 
Mở đầu bài thơ là bức tranh ngày hè với những hình ảnh thiên nhiên rực rỡ. 
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương 
Nhịp cắt của câu thơ thứ nhất “ Rồi hóng mát thuở ngày trường” (1/2/3) gợi từng bước đi khoan thai, đĩnh đạc, đầy tự tin và tâm thế nhẹ nhõm, thoải mái của Nguyễn Trãi. Con người đó, tuổi đã cao, thảnh thơi, tự hào, thỏa mãn về sự nghiệp mà mình thực hiện được thời trai trẻ, giờ thì tạm rảnh rỗi , thong dong hóng mát, hòa mình vào cảnh đẹp, vào cuộc đời để thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Câu thơ chỉ vỏn vẹn với sáu từ nhưng đã khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Đây chính là sự phá cách đầy sáng tạo của Nguyễn Trãi, ông đã Việt hóa thơ Đường luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ. 
Ba câu thơ tiếp theo, dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, một bức tranh thiên nhiên thật sống động và đầy màu sắc như đang phơi bày trước mắt người đọc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên một bức tranh cảnh vật rất đặc trưng của mùa hè. Mở đầu bức tranh thơ là hình ảnh cây Hòe – một loại cây đặc trưng ở vùng quê Bắc Bộ. Tính từ “đùn đùn” kết hợp với động từ mạnh “ giương” đã góp phần diễn tả sự sum suê, nẩy nở, làm bức tranh như sống động hơn. Cảm giác về cái gay gắt của nắng hè không còn nữa. Cái rực rỡ của nắng chỉ làm cho màu xanh lục thêm tươi tắn, lóng lánh. Màu xanh lục của cây hòe đã trở thành màu nền chủ đạo trong bức tranh thơ. Dùng gam màu lạnh mà vẫn tạo cảm giác ấm cúng, sảng khoái bởi lẽ Nguyễn Trãi đã chấm phá trên nền màu xanh ấy những bông hoa lựu đỏ rực“phun thức đỏ” giàu sức gợi tả. Sự tương phản giữa màu đỏ của lựu và màu xanh của hòe tạo tiếp một ấn tượng mới mẻ về sự vận động của màu sắc, sự sống mãnh liệt của hoa lá. Chúng tranh nhau đùn ra, phun ra tạo một cảm giác choáng ngợp.
Câu thơ thứ tư thể hiện sự cảm nhận tinh tế của các giả trong khung cảnh tĩnh lặng của bức tranh. Quả thật, cảnh phải thật sự tĩnh lặng, người làm thơ phải thật sự đắm mình trong khung cảnh êm đềm mới nhận ra hương sen chỉ còn thoang thoảng đâu đó giữa không gian cuối hè. Tĩnh nhưng thật là động bởi tác giả dùng tĩnh để tả động, dùng khoảnh khắc êm vắng của ngày trường để tả sức sống của thiên nhiên.
Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện trong những màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp mà còn qua nhịp sống của nhân dân.
 Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương 
	Bức tranh cảnh ngày hè trở nên sinh động, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Hai từ láy “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh của làng chài quen thuộc- lao xao của chợ cá, rộn rã của tiếng ve. Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở, một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. Tiếng lao xao, tiếng ve phải chăng là tiếng lòng ông, tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, tiếng lòng của một người yêu thiên nhiên tha thiết. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Phải chăng đó là những điều ước mong sâu kín của tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. 
 Hai câu cuối bài thơ là lời gửi gắm trọn vẹn tâm tư cùng nỗi ước mong, khát vọng mãnh liệt của Nguyễn Trãi trước cảnh ngày hè:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Nhà thơ ước muốn có được cây đàn của vua Thuấn, gảy lên khúc “Nam phong”, cầu mưa thuận gió hòa đem lại cuộc sống giàu có ấm no cho muôn dân. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. Không có một lòng yêu quê hương, đất nước sâu đậm, ông không thể có một ước muốn như vậy. Không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mùa hè nơi một làng chài quê hương thanh bình. Và, không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể viết nên bài thơ “ Cảnh ngày hè” làm xúc động lòng người như vậy.
Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống của con người, hệ thống ngôn ngữ giản dị tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích chính là những nét nghệ thuật đặc trưng cho “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.

File đính kèm:

  • docCẢNH NGÀY HÈ.doc