Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 49: Thành ngữ
- Lá lành đùm là rách : ( AD) giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn
- Lòng lang dạ thú : (HD) độc ác , tàn bạo
- Đi guốc trong bụng ( NQ) hiểu rõ ý định tâm can người khác
- Đen như cột nhà cháy ( SS)
? Cách hiểu nghĩa của 2 nhóm này có giống nha không? ( không )
· Nhóm 1 : hiểu 1 cách trực tiếp từ yếu tố cấu tạo nên thành ngữ( nghĩa đen)
· Nhóm 2 : thông qua các phép chuyễn nghĩa
? Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ?
· Nghĩa của TN có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyễn nghĩa như so sánh , ẩn dụ
GV chú ý cho HS : Trong vốn thành ngữ VN có 1 khối lượng không nhỏ các thành ngữ HV . Thành ngữ HV thường có 4 tiếng , được cấu tạo bằng các từ HV theo qui tắc kết hợp từ tiếng hán . Muốn hiểu nghĩa của các yếu tố HV chúng ta phải hiểu nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ đó
TUẦN 13 Ngày soạn:7/11/2010 TIẾT 49 Ngày dạy:10/11/2010 THÀNH NGỮ A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thôi nào là thành ngữ. - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản. - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Khía niệm thành ngữ. - Nghĩa của thành ngữ. - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2.Kĩ năng -Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.ỔN định 2. Kiểm tra Thế nào là từ đồng âm ? cho vd Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra , cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp 3. Bài mới : * Giới thiệi bài : Trong lời ăn tiếng nói hắng ngày nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ 1 cách tự nhiên , không cố ý nhưng ngược lại nó đã tạo nên 1 hiệu quả giao tiếp tốt nhất . Đó là sự sinh động gây ấn tượng mạnh nơi người nghe , người đọc . Vậy thành ngữ là gì ? Để hiểu rõ HS đọc VD và tìm ra thành ngữ ? Có thể thay thế cụm từ lên thác xuống ghềnh được không ? Không thể thay đổi được vì ý nghĩa sẽ trỏ nên lỏng lẻo , nhạt nhẻo ? Có thể hoán đổi các từ trong cụm từ trên được không ? tại sao Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định GV : tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp trong sử dụng , người ta có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ VD : đứng núi này trông núi nọ Đứng núi này trông núi kia ? Từ đó em có nhận xét cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh ? Cấu tạo cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và các từ , nội dung ý nghĩa ? Giải nghĩa cụm từ lên thác xuống ghềnh và nhanh như chớp Lên thác xuống ghềnh : trôi nổi lênh đênh , phiêu bạt Nhanh như chớp : hành động mau lẹ , rất nhanh , chính xác ? Thành ngữ là loại cụm từ cố định , biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh vậy em hiểu thế nào là thành ngữ ? ( ghi nhớ 1 sgk) ? So sánh nghĩa của 2 thành ngữ sau : Nhóm 1: -Tham sống sợ chết : hèn nhát - Bùn lầy nước đọng : ẩm thấp , lầy lội , bẩn thỉu - Năm châu bốn bể : rộng lớn Nhóm 2: - Lá lành đùm là rách : ( AD) giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn - Lòng lang dạ thú : (HD) độc ác , tàn bạo - Đi guốc trong bụng ( NQ) hiểu rõ ý định tâm can người khác - Đen như cột nhà cháy ( SS) ? Cách hiểu nghĩa của 2 nhóm này có giống nha không? ( không ) Nhóm 1 : hiểu 1 cách trực tiếp từ yếu tố cấu tạo nên thành ngữ( nghĩa đen) Nhóm 2 : thông qua các phép chuyễn nghĩa ? Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ? Nghĩa của TN có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyễn nghĩa như so sánh , ẩn dụ GV chú ý cho HS : Trong vốn thành ngữ VN có 1 khối lượng không nhỏ các thành ngữ HV . Thành ngữ HV thường có 4 tiếng , được cấu tạo bằng các từ HV theo qui tắc kết hợp từ tiếng hán . Muốn hiểu nghĩa của các yếu tố HV chúng ta phải hiểu nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ đó HS đọc 2 VD trong SGK ? Xác định chức vụ của 2 thành ngữ bảy nỗi ba chìm , tắt lửa tối đèn Bảy nổi ba chìm là làm VN , tắt lửa tối đèn là làm phụ ngữ cho dt khi ? phân tích cái hay của các thành ngữ trên ? Là ý nghĩa cô đọng , hàm xúc gợi liên tưởng cho người đọc người nghe ? Sử dụngthành ngữ có tác dụng gì ? Làm cho câu văn thêm bóng bẩy giàu hình tượng ø tình b/ cảm I/ Tìm hiều chung 1/.Thế nào là thành ngữ ? A Ví dụ : SGK – 143 Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống nghềnh bấy nay - lên thác xuống nghềnh : trôi nổi lênh đênh , phiêu bạt -> thành ngữ B /Ghi nhớ : SGK – 144 . 2/. Sử dụng thành ngữ a.Ví dụ : SGK – 144 b/Ghi nhớ : Sgk/144 II Luyện tập Bài 1: Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong câu ( HSTLN ) - Sơn hào hải vị : những món ăn ngon , lạ sang trọng -Nem công chả phượng :Quý hiếm - Khoẻ như voi : rất khoẻ - Tứ cố vô thân :bốn bên chẳng ai là thân thuộc - Da mồi tóc sương : da bị đốm sẫm như mai con đồi mồi , tóc bạc Bài 3 : Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn - Lời ăn tiếng nói - Một nắng 2 sương - Ngày lành thánh tốt - No cơm ấm áo - Bách niên giai lão - Sinh cơ lâp nghiệp Bài 4 : Sưu tầm thành ngữ ( các tổ thi tìm nhanh , nhiều ) - Xôi hỏng bỏng không :sự mất mát lớn không thu được gì , cái này cũng không đạt được , cái kia cũng không đạt được - Aên không ngối rối : nói về cảnh không có việc gì để làm - Aên xổi ở thì : nói về cảnh sống tạm bợ chỉ tính trước mắt - Vung tay quá trán : chi tiêu phung phí - Được voi đòi tiên : tham quá mức , được cái này lại muốn cái khác - Nhất bên trọng , nhất bên khinh : đối xử thiên vị , không công bằng III. Hướng dẫn tự học Sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài học và giải nghĩa các thành ngữ ấy E /.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 48 thanh ngu.doc