Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Giao Thịnh

Bài 22 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

A. Mục tiêu

1 Kiến thức

- Hiểu thế nào là tục ngữ.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học.

3.Thái độ

-Yêu quý văn học.

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề

- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị:

 

doc179 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Giao Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	- Nêu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. 
	- Phát triển câu sau: “ Ngôi trường này đẹp” thành câu dùng cụm chủ vị để mở rộng.
 	 - Học bài 
	- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn lập luận giải thích. 
 - Tiết 103 	
Ngày soạn: 03/03/2015
 Ngày dạy: 12/03/2015
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
TRẢBÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
	- Củng cố kiến thức tiếng Việt: câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu, câu đặc biệt. 
	Kỹ năng - Ôn lại kiến thức Văn nghị luận và phép lập luận chứng minh trong văn chứng minh. 
Thái độ : yêu mến văn học
Định hướng năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề 
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ 
- Năng lực giao tiếp
B. Chuẩn bị:
	- GV chấm bài: rút ra ưu khuyết điểm bài làm của HS.
	- Tích hợp với các phần Văn và Tiếng Việt đã học.
	- HS ôn lại những kiến thức đã học.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
 1.Kiểm tra: 
 2. Bài mới	 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
 * Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
I.Trả bài Tiếng Việt:
	- Giáo viên thông báo đáp án 
	- Nhận xét 
 * Ưu điểm: 
 Đa số học sinh hiểu bài và làm được bài
 * Tồn tại:
	- Viết đoạn văn nghị luận chưa đạt yêu cầu do lập luận chưa chặt chẽ một số bài kể chuyện chứ chưa phải lập luận chứng minh. 
	- Một số em dùng các kiều câu gượng ép 
II.Trả bài văn học
	- Giáo viên thông báo đáp án 
	- Nhận xét: 
 * Ưu điểm: 
	- Học sinh học bài, hiểu bài, nắm bài khá chắc
	- Viết đoạn văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ 
 * Tồn tại: 
	- Một vài học sinh không hiểu đề: yêu cầu phân tích một câu tục ngữ, học sinh phân tích cả 4 câu 
	- Học sinh chưa thuộc thơ nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
	- HS chưa thuộc dẫn chứng của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
III. Trả bài Tập làm văn 
I Lập dàn ý	
 1) Mở bài (1.5đ) 
	- Nêu vai trò quan trọng của đạo đức , phẩm chất trong đời sống của nhân dân ta 
	- Khẳng định đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam 
	- Đây là một chân lí 
 2) Thân bài (7đ)
 a) Học sinh cần nêu các luận cứ: 
	- Thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
	- Nhớ ơn là một đạo lí làm người, một chân lí của nhân loại. 
b) Học sinh đảm bảo luận chứng: 
	- Những biểu hiện của đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong thực tế đời sống:
 	+ Các ngày cúng, giỗ trong gia đình. 
 	+ Ngày thương binh liệt sĩ , ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thầy thuốc Việt Nam .v.v 
	- Dẫn chứng thơ văn:
 	+ Ca dao: 
“Ơn ai một chút chẳng quên”
 	+ Tục ngữ : 
“Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”
“Uống nước nhớ nguồn”
 3) Kết bài (1.5đ)
	- Mọi người nên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện những phẩm chất, đức tính tốt.
	- Cần góp phần phát huy những truyền thống trong thực tế đời sống học sinh. 
* Nhận xét:
 + Ưu điểm: 
	- Học sinh hiểu đề, biết phương pháp chứng minh. 
	- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. 
	- Viết phần mở bài và kết bài đủ ý, đúng yêu cầu. 
 + Tồn tại: 
	- Một số thiếu phần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng. 
	- Dẫn chứng chưa cụ thể, tiêu biểu, toàn diện. 
	- Một số đưa dẫn chứng mà không phân tích nên thiếu sức thuyết phục. 
	- Chuyển ý giưã các luận điểm lủng củng. 
	- Một số nhiều lỗi sai chính tả, viết tắt .
 3.Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
 - Đọc bài viết tốt
	- Giáo viên ghi điểm vào sổ , thu bài
	- Làm lại bài vào vở bài tập
	- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn lập luận giải thích. 
 Tiết 104 
Ngày soạn: 03/03/2015 
Ngày dạy:	14/03/2015	
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 
A. Mục tiêu cần đạt
	Kiến thức - Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài văn nghị luận giải thích. 
Kỹ năng 	- Tích hợp với phần Văn: liên hệ với các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận chứng minh đã học và vừa ôn tập; với phần tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước. 
	- Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các đề nghị luận chứng minh. 
Thái độ : yêu mến văn học
Định hướng năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề 
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ 
- Năng lực giao tiếp
B. Chuẩn bị:
	-GV Tích hợp với phần Văn: liên hệ đến các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận chứng minh đã học và vừa ôn tập; với phần Tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước.
 - HS chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt đông dạy học: 
 1. Kiểm tra: 
- Thế nào là văn nghị luận 
 - Phân biệt nghị luận với tự sự và trữ tình
 2. Bài mới: 
 Chúng ta đã tìm hiểu về văn chứng minh, tuy cùng thuộc văn nghị luận nhưng văn giải thích lại có nhiều điểm khác biệt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phép lập luận giải thích để thấy điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cÇn ®¹t
Hướng dẫn hs tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống
Kể cho hs nghe câu chuyện của hai bà cháu:
Sáng sớm bà ra nhìn trời và nói: 
Trời này lại sắp mưa rồi!
Cháu nhanh miệng hỏi:
Mưa là gì hả bà?
Là nước từ trên trời rơi xuống
Tại sao trên trời lại có nước hả bà?
Vì hơi nước tích tụ thành mây, mây tích tụ nhiều, hơi nước nặng thành hạt và rơi.
Những câu hỏi của em bé luôn chứa đựng điều cần được làm rõ, cần được giải thích. Trong đời sống còn rất nhiều vấn đề cần được giải thích. Vậy giải thích là gì? 
? Trong cuộc sống, khi nào ta cần giải thích?
? Hãy nêu một số nhu cầu giải thích hàng ngày?
- Trong cuộc sống, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh 
- Vì sao mình học sút? Vì sao mình học không giỏi? Vì sao bạn ấy học giỏi?
- Vì sao bạn ấy đi học trễ?
- Vì sao bạn ấy không dự sinh nhật mình?
? Văn giải thích bắt nguồn từ đâu?
- Văn giải thích bắt nguồn từ cuộc sống. 
? Nhằm mục đích gì?
- Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
? Giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì?
- Nghị luận giải thích là một thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của 1 từ, 1 khái niệm, 1 câu, 1 hiện tượng xã hội hoặc lịch sử nào đó thường là 1 tư tưởng hoặc1 nhận định, 1 quan điểm.
=> Giải thích giúp người ta hiểu biết vấn đề trong văn học, ngoài xã hội.
- Đọc văn bản “Lòng khiêm tốn”
? Bài văn giải thích vấn đề gì?
- Bài văn giải thích khái niệm lòng khiêm tốn
? Bài văn giải thích như thế nào?
- Giải thích bằng định nghĩa về khiêm tốn (Chứng minh làm sáng tỏ khái niệm) 
Thảo luận:
? Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra những câu định nghĩa như “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính.”
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời 
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một 
- Con người khiêm tốn là con người 
- Khiêm tốn là điều không thể thiếu 
? Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? 
- Những biểu hiện liệt kê đối lập ở bài văn là cách giải thích sinh động, phong phú, tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm.
? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Việc chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung của bài giải thích. Điều này làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế đối với người đọc. 
? Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
- Là nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra cái lợi cái hại nguyên nhân hậu quả của vấn đề giải thích.
-Thảo luận: 
? Qua bài văn “ Lòng khiêm tốn” , em thấy ngôn từ ở đây thế nào?
- Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, mạch lạc
? Vậy thì, muốn làm được bài văn giải thích phải có yêu cầu gì? 
- Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác.
HS thảo luận
- Bài văn giải thích vấn đề gì?
	- Phương pháp giải thích trong bài?	
	- Chỉ ra các yếu tố ấy trong bài?
 * Gợi ý: 
	- Vấn đề được giải thích ở đây là “Lòng nhân đạo”
	- Phương pháp giải thích 
	+ Nêu định nghĩa
 	Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. 
 	+ Đặt ra câu hỏi 
 	Thế nào là biết thương người ? Và thế nào là lòng nhân đạo? 
 	+ Kể những biểu hiện: 
 	- Ông lão hành khất 
 	- Đứa bé nhặt từng mẩu bánh 
 	 	- Mọi người xót thương 
 	 + Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găng-đi 
I Mục đích và phương pháp giải thích
1. Giải thích trong đời sống: là nhu cầu của con người nhằm giúp con người hiểu rõ những vấn đề chưa biết. 
2. Giải thích trong văn nghị luận: 
 Nghị luận văn học 
 Nghị luận xã hội
® Giải thích vấn đề tư tưởng, phẩm chất nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
3,. Phép lập luận trong văn giải thích:
VD: Văn bản” Lòng khiêm tốn”
- Giải thích khái niệm lòng khiêm tốn 
- Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn 
- Những biểu hiện lòng khiêm tốn 
- Nêu rõ cái lợi của khiêm tốn và cái hại của không khiêm tốn 
- Khái quát về lòng khiêm tốn 
® Giải thích sẽ giúp người đọc hiểu và cảm ® Mạch lạc, tỉ mỉ 
II. Luyện tập:
 Văn bản “ Lòng nhân đạo”
Bài “Lòng nhân đạo”:
Vấn đề được giải thích: lòng nhân đạo.
Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+ Nêu biểu hiện
+ So sánh, đối chiếu
3.Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
- Thế nào là phép lập luận giải thích?
	- Yêu cầu đọc hai bài đọc thêm và chỉ ra vấn đề cũng như phương pháp giải thích?
 - Học ghi nhớ 
- Làm bài tập.
	- Soạn bài: “Sống chết mặc bay”
CHỦ ĐỀ VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM CÂU CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 
* Mục tiêu cần đạt chung của chủ đề 
Kiến thức 	
Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công nghệ thuật trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
 	Giúp học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai thế lực của hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa hoàn toàn đối lập trên đất nước chúng ta thời Pháp thuộc 
-kiến thức Hiểu rõ thế nào là phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê. 
	Kỹ năng làm bài
- Phân biệt được các kiểu liệt kê. 
Thái độ : yêu mến văn học
Định hướng năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề 
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ 
- Năng lực giao tiếp
Tuần 29- Tiết 105 
Ngày soạn: 10/03/2015
Ngày dạy:	16/03/2015	 	
	SỐNG CHẾT MẶC BAY
A. Mục tiêu cần đạt
 Kiến thức 	Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công nghệ thuật trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
Kỹ năng làm bài
 - Có thái độ phê phán XH đương thời
Thái độ : yêu mến văn học
Định hướng năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề 
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ 
- Năng lực giao tiếp
B. Chuẩn bị:
	- GV tích hợp với phần Tập làm văn ở Cách làm bài văn giải thích, Luyện tập nghị luận giải thích và bài viết tập làm văn giải thích (số 6; ở nhà) với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng các cụm chủ - vị làm thành phần trong câu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra: 
	- Thế nào là nghị luận giải thích?
	- Trình bày các cách lập luận trong văn giải thích? 
 2. Bài mới: 
 Chơi trò chơi ô chữ . Đáp án là các tên nhân vật ( Khổng mẫu, Bà đỡ Trần, Thái y lệnh) trong các truyện Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. Từ đó so sánh sự giống và khác nhau của truyện trung đại và truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Giới thiệu sơ lược về truyện “ Sống chết mặc bay”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Giới thiệu vài nét về tác giả?
Phạm Duy Tốn(1883-1924) quê ở tỉnh Hà Tây, là một trong số ít những nhà văn có thành tựu về truyện ngắn hiện đại.
“Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông.
- GV giới thiệu cơ bản vế truyện ngắn hiện đại: xuất hiện muộn, viết bằng văn xuôi Tiếng Việt, thiên về kể chuyện, cốt truyện phức tạp.
- GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp văn bản. 
– Cho HS đọc phần chú thích SGK bằng mắt.
? Truyện chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn?
- Chia làm 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Đầu ® khúc đê này hỏng mất: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của dân
 + Đoạn 2: Ấy, lũ con dân  Điếu, mày!: cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”
 + Đoạn 3: Phần còn lai: cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu
? Tóm tắt truyện ngắn “Sống chết mặc bay?
- Học sinh tự tóm tắt, giáo viên nhận xét
- GV giới thiệu phép tương phản và tăng cấp:
+Tương phản: Còn gọi là đối lập trong nghệ thuật tạo ra những hành động, cảnh trái ngược hay để làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
+Tăng cấp: Bằng cách lần lượt đưa thêm chi tiết, qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc. 
Thảo luận:
? Hãy chỉ ra hai mặt tương phản trong truyện “Sống chết mặc bay”? 
- Mặt tương phản 1: cảnh hộ đê (thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân
- Mặt tương phản 2: cảnh trong đình (quan phủ và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình)
? Trong sự tương phản này, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc hoạ như thế nào? 
+ Cảnh hộ đê: gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to;Dân phu hàng trăm hàng nghìn, kẻ thuổng người cuốc  ướt như chuột lột. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác. Sức dân khó lòng địch nổi với sức trời; Thế đê không cự lai với sức nước.
- Than ôi, lo thay, nguy thay. 
® độ mưa, độ dâng của nước sông, không khí, cảnh hộ đê nhốn nháo căng thẳng, thiên tai đang từng lúc đe doạ cuộc sống của người dân.
+ Cảnh trong đình:
- Địa điểm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
- Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
- Đồ dùng sinh hoạt cho quan phủ khi “hộ đê”: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở trong ngăn bàn đầy trầu vàng, cau đậu 
- Dáng ngồi, cách nói: quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng 
- Sự đam mê tổ tôm: đê vỡ mặc đê, nước sông không bằng nước bài
- Niềm vui phi nhân tính của tên quan khi “Ù ! Thông tôm, chi chi nảy”
- GV: Hai cảnh tượng cùng diễn ra ở một thời điểm, ở trên cùng một mặt đê, chỉ cách nhau vài trăm thước, những người đang có chung nhiệm vụ. Vậy mà 2 cảnh đó hoàn toàn trái ngược đến khó tin. 
? Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này?
® Để người đọc cảm nhận hết sự vô trách nhiệm của “quan phụ mẫu” với dân.
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả: 
Phạm Duy Tốn(1883-1924) quê ở tỉnh Hà Tây, là một trong số ít những nhà văn có thành tựu về truyện ngắn hiện đại.
2. Tác phẩm:
 “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh hộ đê ngoài đình
 - Gần một giờ đêm
Mưa tầm tã
Dân phu bì bõm dưới bùn lầy ,lướt thướt như chuột lột 
Họ mệt lử người
Mưa vẫn tầm tã, nước cuồn cuộn bốc lên 
* Tấp nập, khẩn trương, nhốn nháo, nguy hiểm. 
- Tương phản, tăng cấp
® Cảnh dân đang chống chọi với thiên nhiên để cứu con đê. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
	- Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay” và nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này?
	- Nêu ý nghĩa của truyện?
	- Học bài, đọc lại truyện, tóm tắt truyện.
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích. 
Tiết 106 
Ngày soạn: 10/03/2015
Ngày dạy:	19/03/2015	 	
	SỐNG CHẾT MẶC BAY
A. Mục tiêu cần đạt
 	Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công nghệ thuật trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
 - Có thái độ phê phán XH đương thời
Thái độ : yêu mến văn học
Định hướng năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề 
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ 
- Năng lực giao tiếp
B. Chuẩn bị 
- GV tích hợp với phần Tập làm văn ở Cách làm bài văn giải thích, Luyện tập nghị luận giải thích và bài viết tập làm văn giải thích (số 6; ở nhà) với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng các cụm chủ - vị làm thành phần trong câu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra: 
	- Thế nào là nghị luận giải thích?
	- Trình bày các cách lập luận trong văn giải thích? 
 2. Bài mới: 
 Chơi trò chơi ô chữ . Đáp án là các tên nhân vật ( Khổng mẫu, Bà đỡ Trần, Thái y lệnh) trong các truyện Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. Từ đó so sánh sự giống và khác nhau của truyện trung đại và truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Giới thiệu sơ lược về truyện “ Sống chết mặc bay”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Thảo luận:
? Chỉ ra sự tăng cấp trong cảnh hộ đê, trong cảnh đam mê bài bạc của tên quan phủ?
- Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, độ nước sông dâng cao
- Cảnh trời mưa mỗi lúc một tăng. 
- Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao. 
- Dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên. 
- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ 
- Sức người mỗi lúc một yếu 
- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến. 
- Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan. Mê bạc do không thấy cảnh hộ đê đã đành nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê quá lớn. Đến khi đê vỡ vẫn thờ ơ, quát bọn tay chân rồi tiếp tục đánh đến khi “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng phi nhân tính ® Phép tăng cấp làm rõ tâm lí, tính cách nhân vật.
? Phân tích tác dụng của sự kết hợp 2 biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp?
Với hai biện pháp nghệ thuật trên, quan phụ mẫu đã hiện nguyên hình là một kẻ bất nhân, lòng lang dạ thú, không hề biết động tâm trước số phận bi thảm của người dân. Ngay khi đám thuộc hạ của hắn đã có cảm giác lo sợ, nôn nao, không còn dửng dưng thì duy nhất quan phụ mẫu là trước sau như một, giữ nguyên thái độ. Do đó khơi dậy ở người đọc sự phẫn nộ, căm uất với bọn quan bất nhân và niềm thương cảm sâu xa trước cảnh bi thảm của dân.
? Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và giá trị nghệ thuật của truyện?
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân với quan lại. 
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền. 
- Giá trị nghệ thuật: Kết hợp thành công 2 phép tương phản - tăng cấp, có trình độ ngôn ngữ sinh động, thể hiện cá tính nhân vật. Câu văn sáng gọn, sinh động.
 ? Ý nghĩa truyện ngắn “Sống chết mặc bay”? 
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm:
II. Ttìm hiểu văn bản:
1. Cảnh hộ đê ngoài đình
2.Cảnh hộ đê ở trong đình.
Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ tấp nập.
Hầu quan lớn: gãi chân, quạt, điếu đóm, yến hấp đường phèn, tráp trầu,...
Lính lệ khoanh tay sắp hàng.
Quan đánh bài lúc mau, lúc khoan, khi ung dung, ê ái, khi vui vẻ, dịu dàng.
* Không khí tĩnh mịch, nghiêm trang. Cuộc sống xa hoa, lãng phí.
Khi đê vỡ:
+ Quan quát mắng, đổ tội cho dân.
+ Quan tiếp tục đánh bài.
+ Quan vui mừng khi thắng lớn
* Sự đam mê thái quá, thói vô trách nhiệm, tàn nhẫn.
® Nghệ thuật tương phản, tăng tiến. 
=> Quan phụ mẫu đã hiện nguyên hình là một kẻ bất nhân, lòng lang dạ thú, không hề biết động tâm trước số phận bi thảm của người dân.
3.Thảm cảnh khi đê vỡ.
Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu.
Nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.
Kẻ sống bơ vơ, người chết không đất chôn.
* Thảm cảnh ấy tố cáo sự vô trách nhiệm, tội ác của quan, nha lại.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
 IV. Luyện tập:
	Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 – HS làm miệng
	Bài 2: Qua ngôn ngữ đối thoại (Chủ yếu ở trang 77 và 78) ta có thể thấy tính cách của nhân vật quan phủ rất hách dịch, rất thản nhiên với việc đê vỡ: rất chăm chú quan tâm tới ván bài mà hắn biết chắc là sẽ ăn bởi đám thuộc hạ để cho quan ăn. 
 	Ngôn ngữ là hành động lời nói có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bộc lộ tính cách của nhân vật.
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
	- Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay” và nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này?
	- Nêu ý nghĩa của truyện?
	- Học bài, đọc lại truyện, tóm tắt truyện.
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích. 
Tiết 107	
Ngày soạn:	11/03/2015
Ngày dạy:	19/03/2015	
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_giao.doc
Giáo án liên quan