Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng

T. Cho H đọc BT1. “ Phần thưởng”. Truyện nhằm biểu dương ai, điều gì ? Chế giễu ai, điều gì ?

H. Biểu dương lòng trung nghĩa, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân. Chế giễu thói cậy quyền thế để thoả mãn lòng tham của viên quan.

T. Sự việc nào tập trung cho chủ đề ? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó ?

H. Sự việc: “ Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần 50 roi. . .”

===> Sự việc bộc lộ lòng trung nghĩa, ngay thẳng trí thông minh của người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn đem dâng nhà vua. Thấy kẻ gian tham thì nhanh trí nghĩ ngay cách trừng trị.

T. Vậy chủ đề của truyện “ Phần thưởng” là gì ? Hãy chỉ ra 3 phần : Mở bài, Thân bài, kết bài truyện ? Ý chính mỗi phần ? Theo em, truyện thú vị ở chỗ nào ?

H. * Mở bài: câu 1. Nêu tình huống xảy ra truyện.

 * Thân bài: đoạn giữa. Các sự việc và kịch tính.

 * Kết bài: câu cuối. Kết thúc bất ngờ.

===> Truyện thú vị ở chỗ lời cầu xin phần thưởng của người nông dân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 4
- Tiết CT: 15 
- TIẾT 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Chủ đề của bài văn tự sự là gì ? một bài văn tự sự có mấy phần ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
T. Cho H đọc mục 1. SGK Tr. 44. Truyện kể về ai ? Làm nghề gì ? Tuệ Tĩnh có phải là nhân vật chính không ? Nhân vật chính là gì ?
H. Kể về nhà danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh. Làm nghề chữa bệnh. Nhân vật chính là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất, xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. . .
T. Vì sao, Tuệ Tĩnh từ chối chữa bệnh cho người giàu và chữa ngay cho con trai người nông dân ?
H. Vì ông nhà giàu ( quý tộc) bệnh nhẹ, còn con trai người nông dân nguy hiểm hơn, phải chữa ngay. Ưu tiên người bệnh nặng bất kể sang hèn: “ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại”.
T. Từ chối chữa bệnh cho người giàu trước, Tuệ Tĩnh tỏ ra là người như thế nào ?
H. Là người bản lĩnh không sợ mất lòng.
T. Việc chữa ngay cho con trai người nông dân, Tuệ Tĩnh chứng tỏ tấm lòng gì của ông ?
H. Tấm lòng: “ Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”.
T. Đó có phải là chủ đề, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản không ?
H. Chính là chủ đề, là ý chính được thể hiện trong văn bản.
T. Chủ đề ( ý chính ) của câu chuyện trên là gì ? Em gạch dưới câu đó trong SGK ?
H. Chủ đề: “ Hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh”. 
T. Vậy chủ đề là gì ?
HĐ2. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự.
T. Phần mở bài của truyện giới thiệu ai ? Làm việc gì ? Mở bài có phải là giới thiệu nhân vật, sự việc không ?
H. Tuệ Tĩnh, mở mang ngành y, cứu giúp người bệnh. Mở bài giớiù thiệu nhân vật, sự việc.
T. Phần thân bài kể lại điều gì ? 
H. Kể diễn biến của sự việc.Bao gồm:
Sự việc mở đầu.
Sự việc phát triển.
Sự việc cao trào.
Sự việc kết thúc.
T. Phần kết bài, kể kết thúc điều gì ?
H. Kể kết thúc của sự việc.
T. Vậy dàn bài, bài văn tự sự có mấy phần ? Nêu ý chính mỗi phần ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Luyện tập SGK Tr. 45.
T. Cho H đọc BT1. “ Phần thưởng”. Truyện nhằm biểu dương ai, điều gì ? Chế giễu ai, điều gì ?
H. Biểu dương lòng trung nghĩa, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân. Chế giễu thói cậy quyền thế để thoả mãn lòng tham của viên quan.
T. Sự việc nào tập trung cho chủ đề ? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó ?
H. Sự việc: “ Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần 50 roi. . .”
===> Sự việc bộc lộ lòng trung nghĩa, ngay thẳng trí thông minh của người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn đem dâng nhà vua. Thấy kẻ gian tham thì nhanh trí nghĩ ngay cách trừng trị.
T. Vậy chủ đề của truyện “ Phần thưởng” là gì ? Hãy chỉ ra 3 phần : Mở bài, Thân bài, kết bài truyện ? Ý chính mỗi phần ? Theo em, truyện thú vị ở chỗ nào ?
H. * Mở bài: câu 1. Nêu tình huống xảy ra truyện.
 * Thân bài: đoạn giữa. Các sự việc và kịch tính.
 * Kết bài: câu cuối. Kết thúc bất ngờ.
===> Truyện thú vị ở chỗ lời cầu xin phần thưởng của người nông dân.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Truyện này so với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về mở bài và kết bài ?
H. * Giống nhau: Sự việc 2 truyện đều có kịch tính, có bất ngờ và đều có bố cục 3 phần.
* Khác nhau: Truyện Tuệ Tĩnh và phần thưởng là:
T. Giảng thêm: Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ đầu truyện( nói ngay chủ đề ). Truyện phần thưởng bất ngờ cuối truyện ( quan bị đuổi, người nông dân được thưởng ).
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Cho H đọc BT2. Nhận xét 2 truyện: “ STTT và STHG” về cách mở bài và kết bài có gì khác nhau ?
H. Cách mở bài và kết bài của 2 truyện “ STTT, STHG” khác nhau là :
T. Vậy có mấy cách mở bài ? Cho H đọc thêm những cách mở bài SGK Tr. 47.
H. Có hai cách mở bài:Giới thiệu ngay chủ đề – Nêu tình huống dẫn giải dài. 
I. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ. ( SGK Tr. 44 ).
1. Chủ đề là gì ?
+ Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
2. Dàn bài của bài văn tự sự.
Gồm 3 phần:
Mở bài: Gíơí thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
Kết bài: Kể kết cục của sự việc .
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 45
1. 
a)- Chủ đề: 
*Biểu dương tính trung thực, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân.
* Chế giễu tên cận thần tham lam.
b)- Bố cục bài:
Mở bài: Câu 1.
Thân bài: Đoạn giữa truyện.
Kết bài: Câu cuối.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 45
c)- So sánh:
Giống nhau: Hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ, có bố cục 3 phần.
Khác nhau:
Tuệ Tĩnh Phần thưởng
+ MB: Nói + Nêu 
ngay chủ đề tình huống.
+KB: Sự + Kết thúc sự 
việc tiếp việc bất ngờ.
diễn.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
2. So sánh:
 STTT STHG
+ MB: nêu + Nêu tình 
tình huống. huống, dẫn 
 giải dài.
+ KB: Sự + sự việc kết 
việc tiếp thúc.
diễn.
3. Đọc thêm. SGK Tr. 17.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 
 1. Chủ đề là gì ? Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần ?
 2. Có mấy cách mở bài ?
Soạn bài: 
 1. Làm BT 3, 4 SBT Tr. 21, 22. 
 2. “ Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” ? ( SGK Tr. 47 ).
V. RÚT KINH NGHIỆM ======> Học sinh tiếp thu bài tốt. 

File đính kèm:

  • docCHU DE VA DAN BAI CUA BAI VAN TU SU.doc