Giáo án dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn 6 - Tiết 101+102: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ - Năm học 2015-2016 - Dương Thị Thu Sen

HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm thơ bốn chữ  Củng cố kiến thức.

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

* Dựa vào bài thơ “Lượm”, hãy nhận xét thể thơ bốn chữ (số chữ trong một dòng? Số dòng trong một bài? Nhịp? Vần?).

- GV chốt ý  treo bảng phụ (Đặc điểm thể thơ bốn chữ ).

- GV hướng dẫn hs nhận biết cách gieo vần qua các ví dụ sgk/85  Thảo luận nhóm:

+ Nhóm 1/ tổ 1: Vần lưng.

+ Nhóm 2/ tổ 2: Vần chân.

+ Nhóm 3/ tổ 3: Vần liền.

+ Nhóm 4/ tổ 4: Vần cách.

 - GV treo bảng phụ (Cách gieo vần ).

 Phát triển năng lực: giao tiếp tiếng Việt,giải quyết vấn đề, hợp tác.

HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ  Củng cố kiến thức.

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

Quan sát 3 đoạn thơ(sgk/104,105) rồi rút ra đặc điểm thơ năm chữ.

- GV chốt ý  treo bảng phụ (Đặc điểm thể thơ năm chữ ).

 Phát triển năng lực: giao tiếp tiếng Việt,giải quyết vấn đề, hợp tác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn 6 - Tiết 101+102: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ - Năm học 2015-2016 - Dương Thị Thu Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
 Ngày soạn: 02/01/2016 
 Ngày dạy: 03 - 09 /03/2016 
 Tuần: 27 – Lớp 6
 Tiết PPCT : 101 + 102
 Tên chủ đề: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN:
 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ;
 TẬP LÀM THƠ NĂM CHỮ 
 Số tiết : 02
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
 - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ, năm chữ nói riêng.
 - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện được thể thơ bốn chữ, năm chữ khi đọc và học thơ ca.
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ.
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ và thơ năm chữ vào việc tập làm hai thể thơ này.
 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Năng lực cần phát triển: giao tiếp tiếng Việt, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
4. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích thơ ca, sáng tác thơ.
 èTích hợp với giáo dục hs có ý thức trong việc giữ cho môi trường luôn “xanh – sạch – đẹp”; ý thức phòng chống ma túy .
* Chuẩn bị:
 1. Phương tiện dạy học: 
 GV: Sách HDTH chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn; MỘT SỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO NGỮ VĂN 6; Sgk, Sgv 6 – tập2, bảng phụ ...
 HS: Bài soạn, sáng tác thơ.
 2. Các phương pháp dạy học & kĩ thuật dạy học tích cực:
 a) Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, phát vấn.
 b) Kĩ thuật : KT động não, chia nhóm (phân hóa đối tượng, cặp đôi), trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ 
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN 
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Đặc điểm thơ bốn chữ, năm chữ.
- Cách gieo vần.
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ, năm chữ.
- Nhớ cách gieo một số vần cơ bản.
- So sánh hai thể thơ : thơ bốn chữ với thơ năm chữ.
- Phân biệt được các vần cơ bản: vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách.
Tạo lập một đoạn thơ bốn chữ.
Tạo lập một bài thơ năm chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (1’): kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
- Lời vào bài (1’): Các em đã được học một số bài thơ theo thể thơ bốn chữ và thơ năm chữ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn hai thể thơ này để các em có thể sáng tác một đoạn hay cả một bài thơ.
- Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Tiết 1
25’
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm thơ bốn chữ à Củng cố kiến thức.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
* Dựa vào bài thơ “Lượm”, hãy nhận xét thể thơ bốn chữ (số chữ trong một dòng? Số dòng trong một bài? Nhịp? Vần?).
- GV chốt ý à treo bảng phụ (Đặc điểm thể thơ bốn chữ ).
- GV hướng dẫn hs nhận biết cách gieo vần qua các ví dụ sgk/85 à Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1/ tổ 1: Vần lưng.
+ Nhóm 2/ tổ 2: Vần chân.
+ Nhóm 3/ tổ 3: Vần liền.
+ Nhóm 4/ tổ 4: Vần cách.
 - GV treo bảng phụ (Cách gieo vần ).
è Phát triển năng lực: giao tiếp tiếng Việt,giải quyết vấn đề, hợp tác.
- HĐ cá nhân: học sinh trình bày miệng à lớp nhận xét, góp ý.
- HS: quan sát à nhận biết.
I. Đặc điểm thể thơ bốn chữ
- Thơ bốn chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè.
- Cách gieo vần:
+ Vần lưng: loại vần được gieo ở giữa dòng thơ.
+ Vần chân: vần gieo ở cuối dòng thơ.
+Vần liền: các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
+Vần cách: các vần tách ra không liền nhau.
17’
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ à Củng cố kiến thức.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
Quan sát 3 đoạn thơ(sgk/104,105) rồi rút ra đặc điểm thơ năm chữ.
- GV chốt ý à treo bảng phụ (Đặc điểm thể thơ năm chữ ).
è Phát triển năng lực: giao tiếp tiếng Việt,giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Học sinh thảo luận nhóm(2em)àđại diện trả lời ( KT trình bày 1 phút); học sinh khác nhận xét, góp ý.
II. Đặc điểm thể thơ năm chữ
- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ ( thơ ngũ ngôn).
- Mỗi khổ thường có 4 dòng thơ, số khổ trong bài không hạn định; ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2.
- Vần thơ có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng.
Tiết 2
33’
HĐ3: Luyện tập.
- GV giao nhiệm vụ cho hs:
+ Nhóm yếu: Tập làm một khổ thơ bốn chữ về MÔI TRƯỜNG.
+ Nhóm TB: Tập làm một khổ thơ bốn chữ về MA TÚY.
+ Nhóm khá, giỏi: Sáng tác một bài thơ năm chữ.
à Gv chia nhóm (phân hóa đối tượng).
- Sau khi BGK làm việc xong, giáo viên nhận xét, đánh giá à tuyên dương, cho điểm cá nhân và nhóm có sự chuẩn bị tốt và sáng tác hay.
è Phát triển năng lực: giao tiếp tiếng Việt,giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả trên giấy A3.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý dưới sự điều khiển của MC.
 - Người dẫn chương trình và Ban giám khảo (3 thành viên) đánh giá , xếp loại, trao giải cho nhóm, cá nhân có đoạn thơ, bài thơ hay nhất.
III. Luyện tập:
1. Tập làm một khổ thơ bốn chữ về MÔI TRƯỜNG hoặc MA TÚY.
2. Thi làm thơ năm chữ:
Hãy sáng tác một bài thơ năm chữ.
4. Củng cố, dặn dò: 5 phút.
 GV cho hs biết một số lưu ý khi tập làm thơ bốn chữ và thơ năm chữ: 
 + Chọn đề tài
 + Tập ngắt nhịp và gieo vần
 + Cách diễn đạt
 (Sách MỘT SỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO NGỮ VĂN 6 – Trang 153-157)
* Hướng dẫn học ở nhà:
 - Bài cũ: Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ và thơ năm chữ vừa học xong để sáng tác 2 bài thơ với chủ đề Ca ngợi cô giáo hay mẹ hiền à Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
 - Bài mới: VIẾT BÀI TLV SỐ 6 – TẢ NGƯỜI ( tiết 105+106)
 è Tiết tới (103+104) : CÔ TÔ
GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị bài: 
 Nhóm 1: Tác giả - Tác phẩm 
 Nhóm 2: Cảnh Cô Tô sau cơn bão 
 Nhóm 3 : Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô 
 Nhóm 4: Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ (7’)
Câu 1: Em hiểu thế nào là thể thơ bốn chữ, thơ năm chữ? Phân biệt vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.
Câu 2: Sáng tác một khổ thơ về tình bạn bằng thể thơ bốn chữ hoặc thơ năm chữ.
****************************************************************
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH SƠN
TRƯỜNG THCS: 
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ MẪU GIÁO ÁN “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ” NĂM HỌC 2015 - 2016
1. Cấu trúc của giáo án 
2. Tiến trình thực hiện (chú ý đến bảng mô tả các mức độ đạt được)
	3. Các nội dung được bố trí trong các hoạt động dạy học
4. Thời gian thực hiện
	5. Việc xây dựng câu hỏi/ bài tập để kiểm tra, đánh giá
	6. Những khó khăn, vướng mắc khác
 .., ngày .tháng ..năm 2015
 Người tổng hợp

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE Sen -101.doc