Giáo án Ngữ văn 6 học kỳ 2

Tiết 107:

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.

- Biết vận dụng kiến thức nói trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Các thành phần chính của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

 2. Kỹ năng:

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

C. CHUẨN BỊ

 - GV: Soạn bài chu đáo.

 - HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc127 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tác giả thể hiện qua cách xưng hô như thế nào?
? Khi nghe Lượm hy sinh tác giả thay đổi cách xưng hô ntn? bộc lộ tình cảm gì ?
? Trong bài có câu thơ có cấu trúc đặc biệt? Hãy tìm những câu thơ đó ? Nêu tác dụng Của nó trong việc miêu tả cảm xúc ?
? Những câu thơ cuối lặp lại những lời thơ mở đầu miêu tả Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống. Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm nghĩ của nhà thơ?
* Hoạt động 5: Tổng kết bài học
GV: cho HS thảo luận 
4 nhóm thảo luận 2 vấn đề 
? nghệ thuật của văn bản là gì ?
? Nêu nội dung chính của văn bản
* GV: Cho HS về nhà làm bài tập
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1.Giới thiệu tác giả , tác phẩm.
 a.Tác giả : - Tố Hữu (1920 – 2002) - ở Huế - nhà cách mạng, nhà thơ hiện đại.
 b. Tác phẩm: Sáng tác 1949- trong kháng chiến chống Pháp.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 a. Đọc:
 b. Chú thích: SGK.
* Thể loại: thơ tự sự, thể thơ 4 chữ.
* Bố cục: 3 đoạn.
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết.
1. Hình ảnh Lượm.
a. Lượm trước khi hi sinh.
- Ngày Huế đổ máu → ẩn dụ→ sự ác liệt của chiến tranh 
- Liên lạc→ Phù hợp với lứa tuổi.
* Hình dáng: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, híp mí, má đỏ.
→ Từ láy gợi hình → một hình dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.
* Trang phục: xinh xinh, ca lô đội lệch 
→ Gọn, đẹp phù hợp với công việc.
* Cử chỉ, lời nói: 
Mồm huýt sáo vang: Như con chim chích.
Cháu đi liên lạc, thích hơn ở nhà..
- So sánh → Hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu.
b. Hình ảnh Lượm trong lúc làm nhiệm vụ và hy sinh.
- Bỏ thư vào bao ; Thư đề thượng khẩn
- Vụt qua mặt trận; Đạn bay vèo vèo.
→ Động từ , tính từ miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
- Một dòng máu tươi; Cháu nằm trên lúa,Hồn bay giữa đồng.
→ Vừa xót thương , vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm, nhẹ nhang , thanh thản.
→ Lượm không còn nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi với chúng ta.
2. Tình cảm của nhà thơ.
- Chú – cháu → thân thiết, ruột rà.
- Hai lần gọi Lượm là đồng chí.
→ Vừa thân tình, vừa trân trọng, coi Lượm như là đồng chí.
- Ra thế Thôi rồi Lượm ơi
Lượm ơi ! Lượm ơi ! còn không.
→ Câu thơ ngắt làm đôi→ Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, đau xót. Lượm vẫn sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với đất nước.
III. Tổng kết .
1. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả và biểu cảm. Thể thơ 4 tiếng gieo vần cuối.
Cấu trúc nhiều từ láy gợi hình
 2. Nội dung : 
- Khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc.
- Biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả.
.IV. Luyện tập: làm bài tập ở nhà
 4. Củng cố:.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - HS đọc lại ghi nhớ SGK
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc phần đọc thêm , học thuộc bài thơ
 - Soạn bài “Mưa”
Ngày soạn 18/2/2015.
 Tiết 100 
Hướng dẫn đọc thêm
MƯA
 (Trần Đăng Khoa)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
- Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
C. Chuẩn bị:
 - GV : Soạn bài chu đáo.
 - HS : Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Đọc thuộc bài thơ Lượm ? Nêu nội dung chính của bài thơ ?
 3. Bài mới.
 * Hoạt động 1: 
 Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng, ông làm thơ từ rất sớm. Bài Mưa là một bức tranh thiên nhiên rất sinh động và hình ảnh con người có một sức mạnh lớn lao.
 GV: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2 : 
? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Trần Đăng Khoa và tác phẩm Mưa ?
GV: Đọc theo nhịp thơ , nhanh 
Chú thích SGK
? Văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn ?
*Hoạt động 3: 
Cho HS đọc lại bài thơ.
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài thơ?
- Tìm một số câu thơ tiêu biểu, cho biết tác dụng của nó.
Bài thơ tả cảnh gì? ở đâu? vào mùa nào?
- Cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa đã dược miêu tả NTN dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa?
Hãy tìm những từ láy trong bài thơ và liệt kê ra.
Thế giới cây cối và loài vật được Trần Đăng Khoa nhắc đến trong bài thơ là những cây cối loài vật nào?
Viết một đoạn văn tả lại quang cảnh trước cơn mưa rào ở quê hương em.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 a.Tác giả : 
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958
- Quê ở Hải Dương, làm thơ từ rất sớm.
 b. Tác phẩm: Bài Mưa rút từ tập thơ đầu tay 
“ Góc sân và khoảng trời” của tác giả.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 a. Đọc:
 b. Chú thích: SGK.
 3. Bố cục: 3 đoạn.
- Từ đầu → Đầu tròn trọc lốc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa.
- Tiếp → Cây lá hả hê: Cảnh trong mưa.
- Còn lại: Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
II. Tìm hiểu giá tri nội dung và nghệ thuật.
1. Nghệ thuật:
- Nhân hóa => làm cho sự vật trở lên gần gũi với con người, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- So sánh: => tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ẩn dụ khoa trương.
2. Nội dung:
Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
Cảnh vật thiên nhiên đã hiện lên sinh động cụ thể, đa dạng, phong phú và chính xác trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.
Hình ảnh con người nông dân thật giản dị nhưng cũng thật lớn lao kì vĩ khi đứng trước thiên nhiên.
III. Luyện tập:
Bài 1: 
- Rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lóc, khanh khách, ù ù, lộp bộp....
Bài 2:
- Cây cối: Cây mía, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa...
Loài vật: Con mối, con gà, con kiến, con cóc, con chó.
Bài 3:
Trời ddang sáng bỗng mây đen kéo đến kín trời, gió thổi mạnh bụi bay mù mịt, sấm chớp lằng nhằng cây cối ngả nghiêng.
 4. Củng cố.
 - GV: Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học ? Em học tập được gì sau khi học xong văn bản này ? HS đọc lại ghi nhớ SGK
 5. Dặn dò: - Đọc phần đọc them; Học thuộc bài thơ;
 - Soạn bài Hoán dụ theo câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 20/2/2015
Tiết 101. 
HOÁN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
Lưu ý: Học sinh đã học về nhân hoá ở Tiểu học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Tác dụng của phép hoán dụ.
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.
C. Chuẩn bị :
 - GV : Soạn bài chu đáo.
 - HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK, ôn lại ẩn dụ và nhân hóa.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : ? Ẩn dụ là gì ? cho một ví dụ ?
 ? Nêu các kiểu ẩn dụ và cho một ví dụ bất kỳ và phân tích.
 3. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Chúng ta đã biết được thế nào là ẩn dụ và tác dụng của nó, vậy thế nào là hoán dụ nó có tác dụng gì trong khi viết và nói. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 * Hoạt động 2 : 
GV: cho HS đọc ví dụ SGK
? Những từ ngữ in đậm chỉ ai ?
? Giữa áo nâu , áo xanh, nông thôn thành thị với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?
? Cách dùng từ ngữ đó có tác dụng gì trong câu thơ ?
? Vậy em hiểu hoán dụ là gì ? cho ví dụ khác ?
*Hoạt động 3: 
GV cho ví dụ lên bảng HS tìm hiểu
So sánh đặc điểm và tác dụng của hai cách diễn đạt sau và cho biết cách diễn đạt nào gợi hình gợi cảm hơn? vì sao?
Sử dụng ẩn dụ có tác dụng gì?
? Qua phân tích tìm hiểu các ví dụ ở mục 1và 2, hãy tìm xem có bao nhiêu kiểu hoán dụ ?
*Hoạt động 4 : 
GV: cho HS thảo luận nhóm
? Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu thơ, câu văn ở SGK và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì ?
? Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ? 
I. Hoán dụ là gì ?
 1. Ví dụ : SGK
 2.Tìm hiểu:
- Áo nâu : chỉ những người nông dân
- Áo xanh : chỉ những người công nhân
- Nông thôn, thành thị: chỉ người ở nông thôn , thành phố.
- Quan hệ đặc điểm tính chất với sự vật có đặc điểm giống nhau.
- Cách gọi (2) dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn , thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
→ Ngắn gọn , tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
 3. Ghi nhớ SGK/
II. Tác dụng của hoán dụ.
1.Ví dụ :
VD A1: Sức lao động của con người làm ra tất cả. 
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 A2: Bàn tay ta làm ra tất cả. 
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
2. Nhận xét: 
 A1: diễn đạt bình thường
 A2: Có sử dụng phép hoán dụ => tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
III. Luyện tập .
* BT1: SGK - 84
a. Làng xóm - chỉ người nông dân → quan hệ vật chứa đựng với vật bị chứa đựng
- Mười năm - thời gian trước mắt; Trăm năm - thời gian lâu dài → Cái cụ thể với cái trừu tượng.
c. Áo chàm - Chỉ người Việt Bắc → vật dùng để chỉ người dùng.
d. Trái đất - nhân loại → vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
* BT2 : - Giống : gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. - Khác
 Ẩn dụ
- Dựa vào quan hệ tương đồng.Cụ thể:
+ Hình thức
+ Cách thức thực hiện
+ Phẩm chất
+ Cảm giác
 Hoán dụ
- Dựa vào quan hệ cận kề. Cụ thể:
+ Bộ phận - toàn thể
+ Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
+ Dấu hiệu sự vật - sự vật
+ Cụ thể - trừu tượng.
4. Củng cố.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Thế nào gọi là hoán dụ ? cho ví dụ ? Có mấy kiểu hoán dụ ?
 - HS đọc lại ghi nhớ SGK
 5. Dặn dò:
- Nắm dược nội dung bài học
- Soạn bài “ Tập làm thơ 4 chữ” 
- Soạn: CôTô
Ngày soạn: 20/2/2015
Tiết 102. 
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
 2. Kỹ năng:
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
C. Chuẩn bị :
 - GV : Soạn bài chu đáo.
 - HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm? Ngoài bài này ra em còn thuộc bài thơ nào bốn chữ nữa không?
 3. Bài mới.
 * Hoạt động 1: 
Chúng ta đã biết được thể thơ bốn chữ hôm nay chúng tập làm thơ bốn chữ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2 : 
GV : Nêu một vài đặc điểm của thể thơ 4 chữ như số dòng, cách gieo vần để cho HS nắm đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
GV: lấy ví dụ sau đó cho HS lấy ví dụ ở các câu thơ câu văn có gieo vần tương tự.
? Lấy ví dụ tương tự ở các câu thơ câu văn có gieo vần cách , gieo vần hỗn hợp.
* Hoạt động 3: Tập làm thơ 4 chữ tại lớp.
GV: cho HS tập làm tại lớp . Sau đó trình bày trước lớp , lớp nhận xét, bổ sung.
GV cho điểm nhữnh bài hay.
I. Một vài đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi khổ bốn dòng, mỗi dòng bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể và tả.
- Thường có cả vần chân và vần lưng xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao 
* Vần lưng : Là loại vần đựơc gieo vào giữa dòng thơ.
Ví dụ : Mây lưng chừng hàng
 Về ngang lưng núi
* Vần chân : Là vần được gieo vào cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
Ví dụ : Mây lưng chừng hàng
 Về ngang lưng núi
 Ngàn cây nghiêm trang
 Mơ màng theo bụi.
* Gieo vần liền : khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
Ví dụ : Nghé hành nghé hẹ
 Nghé chẳng theo mẹ
* Gieo vần cách : Các vần tách ra không liền nhau ( thường tách ra một dòng thơ).
Ví dụ : Cháu đi đường cháu
 Chú lên đường ra
 Đến nay tháng sáu
 Chợt nghe tin nhà
* Gieo vần hỗn hợp : Gieo vần không theo trật tự nào.
Ví dụ : Ngày Huế đổ máu 
 Chú Hà Nội về
 Tình cờ chú cháu
 Giặp nhau Hàng Bè 
 Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh 
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
II. Tập làm thơ bốn chữ tại lớp.
- Trình bày bài thơ mình đã làm
- Chỉ ra nội dung , đặc điểm ( vần, nhịp) của bài thơ mình đã làm.
- Lớp nhận xét những ưu điểm ,nhược điểm.
- Cá nhân tự sửa bài làm của mình.
4. Củng cố.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 GV nhận xét tiết học 
 ? Nêu một vài đặc của thể thơ 4 chữ
 5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài viết văn tả người để tiết sau viết bài tại lớp.
 - Tập làm một bài thơ 4 chữ ca ngợi về lớp mình .
Ngày soạn: 27/2/2015
Tiết 103. 
CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
C. Chuẩn bị : 
 - GV : Đọc văn bản , soạn bài chu đáo.
 - HS : Đọc nhiều lần văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình hoạt động .
I. Ổn định: 
II. Bài cũ : ? Nêu hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ.
 ? Đọc thuộc đoạn thơ nói về Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh ? Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ đó gây cho em ấn tượng gì?
 III. Bài mới .
 * Hoạt động 1 : 
 Chúng ta đã làm quen với hai bài thơ( thể thơ 4 chữ và thể thơ 5 chữ) . Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một thể loại mới : thể ký của Nguyễn Tuân qua văn bản Cô Tô mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2: 
 ? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Cô Tô ?
HS: Trả lời SGK
GV: chốt lại ý chính.
- Đọc cần chú ý nhấn giọng ở các ĐT, TT miêu tả, các so sánh , ẩn dụ, hoán dụ.
HS: đọc - nhận xét .
- Chú thích : đọc chú thích SGK nhưng các chú ý các chú thích sau:
? Tìm bố cục của văn bản ? nội dung của từng đoạn ?
- Từ đầu → theo mùa sóng ở đây: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.
- Tiếp đó → trong đất liền: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
- Còn lại: Cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tô.
* Hoạt động 3: 
? Cảnh Cô Tô sau cơn bãođược hiện lên dưới ngòi bút của tác giả bằng những chi tiết nào ?
?Ở đây có gì đặc sắc về cách dùng từ? Gợi nên một khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông ? “ Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
? Em có nhận xét gì về vị trí quan sát của TG?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Giới thiệu tác giả , tác phẩm.
 a. Tác giả : 
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) - Hà Nội
- Là nhà văn nỗi tiếng, sở trường về thể tùy bút và ký, phong cách độc đáo, tài hoa, ngôn ngữ giàu có điêu luyện.
 b. Tác phẩm:
- VB là phần cuối của bài ký Cô Tô 
- Tác phẩm ghi lại những ấn tưọng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 a. Đọc:
 b. Chú thích : SGK
* Chú ý chú thích : Ngấn bể, đường bệ , hải sâm.
 3. Bố cục: 3 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
- Trong trẻo, sáng sủa
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
- Cát vàng giòn hơn
- Cá nặng lưới
* Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm → Một bức tranh trong sáng, phóng khoáng lộng lẫy
→ Tác giả cảm thấy Cô Tô gần gũi như quê hương của chính mình.
Đứng trên điểm cao nhìn xuống, TG cho người đọc hình dung khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sang của vùng đảo Cô Tô/
IV. Củng cố.
 GV: khái quát lại toàn bộ nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho HS.
 ? Qua phân tích tìm hiểu em thấy cảnh Cô Tô sau cơn bão như thế nào ?
 V. Dặn dò:
- Học bài nắm nội dung bài học
 - Chuẩn bị tiếp tiết 2 theo câu hỏi SGK
Ngày soạn: 27/2/2015
Tiết 104. 
CÔ TÔ (Tiếp theo)
 (Nguyễn Tuân)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
C. Chuẩn bị : 
 - GV : Đọc văn bản , soạn bài chu đáo.
 - HS : Đọc nhiều lần văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình hoạt động .
I. Ổn định: 
II. Bài cũ : Qua phân tích tìm hiểu , em thấy cảnh Cô Tô sau cơn bão như thế nào ?
 III. Bài mới .
 * Hoạt động 1 : 
 Ở tiết một chúng ta đã thấy được cảnh đẹp của Cô Tô sau cơn bão . Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô và con người ở nơi đây như thế nào.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2: 
GV : Cho SH thảo luận
? Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
được tác giả miêu tả theo một trình tự nào? Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó? 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên ? Thể hiện tài năng gì của tác giả ?
? Với nghệ thuật đó cho thấy cảnh ở đây như thế nào ?
? Để miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô nhà văn đã chọn cái gì để miêu tả? Vì sao ?
? Trong mắt của tác giả sự sống sinh hoạt của người dân quanh cái giếng nước diễn ra như thế nào ?
? Tác giả có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt này ?
? Hình ảnh hai vợ chồng Châu Hòa Mãn được miêu tả ở đây gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đây ?
* Hoạt động 3 : 
? Cảm nhận vẽ đẹp độc đáo trong văn miêu tả Cô Tô của Nguyễn Tuân ?
? Qua văn bản giúp em hiểu gì về thiên nhiên, đất nước Việt Nam ?
HS đọc ghi nhớ SGK. 
* Hoạt động 3 : 
GV: cho SH viết đoạn văn ngắn tả cảnh mặt trời mọc.
II. Tìm hiểu văn bản. ( tiếp)
 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển 
đảo Cô Tô.
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Trong lúc mặt trời mọc : Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào đường bệ đặt trên một mâm bạc y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ từ trong bình minh.
- Sau khi mặt trời mọc : Vài chiếc nhạn chao đi chao lại
* So sánh độc đáo mới lạ, thể hiện tài quan sát, tưởng tượng, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của nhà văn → Tạo nên một bức tranh cực kỳ rực rỡ lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.
 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tô.
- Cái giếng nước ngọt ở giữa đảo 
→ Sự sống sau một ngày lao động quần tụ quanh giếng nước là nơi sự sống diễn ra tấp nập bình dị.
- Rất đông người : gánh , múc , tắm.
- Anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước cho thuyền, chị vợ dịu dàng địu con
- “ Vui như một cái bến”→ Sự tấp nập đông vui thân tình.
→ Một cuộc sống êm ấm hạnh phúc trong sự giản dị thanh bình và niềm vui của người lao động.
III. Tổng kết.
1. Nội dung : Vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và con người trên biển đảo Cô Tô.
2. Nghệ thuật : Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm, so sánh bất ngờ, giàu trí tưởng tượng, lời văn giàu cảm xúc.
→ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
* Ghi nhớ : SGK.
IV. Luyên tập .
 Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh mặt trời mọc ở quê em.
IV. Củng cố .
 GV: khái quát lại toàn bộ nội dung b

File đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_Van_6_hoc_ky_2_20150725_030058.doc
Giáo án liên quan