Bài giảng Ngữ Văn 6 - Tuần 23, Tiết 89+90: Tập làm văn Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Đoạn 2: (SGK/27)

 Tả quang cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau.

- Sông ngòi, kênh rạch: bủa giăng chi chít như mạng nhện.

- Trời, nước, cây lá: toàn một sắc xanh

- Tiếng của những khu rừng, sóng biển: rì rào không ngớt.

- Nước: ầm ầm đổ ra biển

- Cá nước: bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch

- Con sông: rộng hơn ngàn thước

- Rừng đước: dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

 

ppt9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn 6 - Tuần 23, Tiết 89+90: Tập làm văn Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 6 
Tập làm văn 
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 
Tập làm văn: 
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 
1/ Tìm hiểu các đoạn văn: 
Đoạn 1 : (SGK/27) 
- Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. 
- Cánh ngắn củn như người cởi trần mặc áo gi – lê. 
- Đôi càng bè bè , trông đến xấu. 
- Râu ria cụt có một mẩu. 
- Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ . 
Đọc đoạn văn 1, SGK/27 và cho biết: 
- Đặc điểm nổi bật của Dế Choắt là gì? 
- Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? 
 
Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt. 
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết sự so sánh đó có gì độc đáo? 
Đâu là cụm từ tác giả nhận xét về đặc điểm của Dế Choắt? 
 
Đoạn 2 : (SGK/27) 
 Tả quang cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau. 
- Sông ngòi, kênh rạch: bủa giăng chi chít như mạng nhện. 
- Trời, nước, cây lá: toàn một sắc xanh 
- Tiếng của những khu rừng, sóng biển: rì rào không ngớt. 
- Nước: ầm ầm đổ ra biển 
- Cá nước: bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch 
- Con sông: rộng hơn ngàn thước 
- Rừng đước: dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận 
Đặc điểm nổi bật của đoạn văn 2? 
Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện đặc điểm đó. 
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết sự so sánh đó có gì độc đáo? 
Đoạn 3 : (SGK/27, 28) 
 Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân 
- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. 
- Hàng ngàn bông hoa: hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi 
- Hàng ngàn búp nõn: hàng ngàn ánh nến trong xanh 
- Tất cả: lóng lánh, lung linh 
- Chào mào, sáo sậu, sáo đen. đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống 
- Trò chuyện, trêu ghẹo, tranh cãi. ồn ào mà vui. 
 
 Đặc điểm nổi bật của đoạn văn 3 là gì? 
 Hãy tìm những hình ảnh và từ ngữ thể hiện đặc điểm đó. 
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thể hiện sức sống của cây gạo vào mùa xuân. 
So sánh 
Nhân hóa 
Liệt kê 
Câu cuối cùng “ Ngày hội mùa xuân đấy!” có chức năng gì? 
Nhận xét, đánh giá. 
Vì sao các tác giả có thể viết được những đoạn văn miêu tả hay đến như vậy? 
- Quan sát: phối hợp các giác quan 
- Liên tưởng, tưởng tượng : phong phú 
- So sánh : hợp lí 
- Nhận xét: chính xác bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, 
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước () đổ ra biển ngày đêm (), cá nước bơi hàng đàn đen trũi () giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (). 
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác , cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 
Đọc đoạn văn sau và cho biết so với đoạn nguyên văn ở SGK/27, đoạn này đã bị lược bớt những chữ gì? Những chữ đó đã ảnh hưởng tới đoạn văn miêu tả này như thế nào? 
	Những chỗ bị bị lược đi đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng. Lược bỏ đi đoạn văn sẽ mất đi sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng trong người đọc. 
Qua tìm hiểu 3 đoạn văn trên, em hiểu muốn miêu tả được chúng ta phải làm gì? 
2/ Ghi nhớ : (SGK/28) 
3/ Luyện tập : 
 
Bài tập 1: ( SGK/28) 
gương bầu dục 
cong cong 
lấp ló 
xám xịt 
xanh um. 
Cho các từ, ngữ: gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc. Hãy lựa chọn 5 từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau. 
 Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc ( 1 ) lớn, sáng long lanh. 
 Cầu Thê Húc màu son, ( 2 ) như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền ( 3 ) bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu ( 4 ), xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc ( 5 ) 
Bài tập 4: ( SGK/29) 
Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì? 
Mặt trời 
Bầu trời 
Những hàng cây 
Núi (đồi) 
Những ngôi nhà 
VD: 
- Mặt trời như quả cầu lửa. 
- Bầu trời như tấm thảm nhung xanh khổng lồ. 
- Những hàng cây nghiêm trang như những chiến sĩ kiên cường đối mặt với nắng gió bảo vệ môi trường. 
CỦNG CỐ 
MIÊU TẢ 
QUAN SÁT 
TƯỞNG TƯỢNG 
SO SÁNH 
NHẬN XÉT 
LÀM NỔI BẬT LÊN NHỮNG 
ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA SỰ VẬT 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Ghi đầy đủ nội dung bài học vào vở 
 Học thuộc ghi nhớ SGK/28 
Hoàn thành bài tập 4, SGK/29; làm bài tập 5, SGK/29 
Chuẩn bị bài mới: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 
29 
Chúc các em học tốt 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tuan_23_tiet_8990_tap_lam_van_quan_sat_t.ppt
Giáo án liên quan